SO2 + O2 → SO3 được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp thắc măc SO2 cộng gì ra SO3. Đây cũng chính là phương trình điều chế lưu huỳnh trioxit trong công nghiệp từ khí SO2 và O2 phản ứng hóa học tạo thành SO3. Mời các bạn tham khảo chi tiết tài liệu dưới đây.
1. Phương trình phản ứng SO2ra SO3
2SO2 + O2 2SO3
2. Điều kiện để phản ứng SO2 ra SO3
Oxi hóa SO2 bằng khí oxi hoặc không khí dư ở nhiệt độ 450 – 500oC, chất xúc tác vanađi (V) oxit V2O5:
3. Tính chất hóa học của SO2
Là chất khí không màu, nặng hơn không khí, mùi hắc, độc, tan và tác dụng được với nước.
* SO2 là oxit axit
3.1 Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với nước
SO2+ H2O ⇋ H2SO3
3.2. Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với dung dịch bazơ
(có thể tạo thành 2 loại muối sunfit và hiđrosunfit)
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
3.3. Lưu huỳnh đioxit Tác dụng với oxit bazơ → muối
SO2 + CaO → CaSO3
* SO2vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa (do S trong SO2 có mức oxi hóa trung gian +4)
3.4. Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
3.5. Lưu huỳnh đioxit là chất khử
2SO2 + O2 ⇋ 2SO3 (V2O5, 4500C)
Cl2 + SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
SO2 + Br2+ 2H2O → H2SO4 + 2HBr
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Lưu huỳnh có các số oxi hóa nào dưới đây?
A. -2; 0; -4; +4
B. 0; +4; -1; +6
C. 0; -1; -2; +6
D. -2; 0; +4; +6
Câu 2: Trong các phản ứng dưới đây, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là
S + O2 SO2
S + 3F2 SF6
S + Hg → HgS
S + 6HNO3 (đặc) H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 3. Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được sử dụng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại chính là:
A. vôi sống.
B. cát.
C. muối ăn.
D. lưu huỳnh.
Hg + S → HgS ↓
Do đó khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là lưu huỳnh.
Câu 4. Ứng dụng chính của lưu huỳnh là:
A. Chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm
B. Sản xuất axit H2SO4
C. Lưu hóa cao su
D. Chế tạo diêm, thuốc trừ sâu, diệt nấm
Câu 5. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của lưu huỳnh
A. chất rắn màu vàng, giòn
B. không tan trong nước
C. có tnc thấp hơn ts của nước
D. tan nhiều trong benzen, ancol etylic
Câu 6. Dãy các chất nào sau đây tan trong nước?
A. Al2O3, CaO, P2O5, CuO, CO2
B. CuO, CaO, P2O5, CO, CO2
C. Na2O, CaO, P2O5, SO3, SO2
D. Fe2O3, BaO, SO2, SO3, CO2
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
SO3 + H2O → H2SO4
SO2 + H2O → H2SO3
Câu 7. Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat có màu xanh. Hiện tượng xảy ra là:
A. Chỉ có màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
B. Chỉ một phần đinh sắt bị hoà tan.
C. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không bị hoà tan.
D. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan , kim loại đồng bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng ( tạo nên FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu bị nhạt dần
Câu 8. Khí CO thường được dùng làm chất đốt trong công nghiệp. Một loại khí CO có lẫn tạp chất CO2, SO2. Hoá chất rẻ tiền nào sau đây có thể loại bỏ những tạp chất trên ra khỏi CO?
A. H2O cất.
B. dung dịch HCl.
C. dung dịch Ca(OH)2
D. dung dịch xút.
CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3 ↓ + H2O
SO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaSO3 ↓ + H2O
Câu 9. Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Dung dịch bị vẩn đục màu vàng.
B. Tạo thành chất rắn màu đỏ.
C. Không có hiện tượng gì.
D. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.
Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn
Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S). SO2 đã oxi hóa H2S thành S
Khi sục SO2vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng:
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
Câu 10. Dẫn khí SO2 vào dung dịch KMnO4 có hiện tượng gì xảy ra
A. Dung dịch bị mất màu
B. Dung dịch bị mất màu tím của thuốc tím KMnO4
C. Xuất hiện kết tủa màu trắng
D. Mất màu dung dịch da cam ban đầu
5SO2 + 2KMNO4 + 2H2O → 2MnSO4+ K2SO4 + 2H2SO4
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Lưu huỳnh là một phi kim mạnh, có tính oxi hóa mạnh điển hình
B. Khi tham gia phản ứng, lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa hoặc tính khử
C. Điều kiện thường, lưu huỳnh là chất rắn, màu vàng, không tan trong nước
D. Điều kiện thường, lưu huỳnh tồn tại dạng phân tử tám nguyên tử S8
Câu 12. Một mẫu khí thải có chứa các khí H2S, NO2, SO2, CO2 được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?
A. H2S.
B. NO2.
C. SO2.
D. CO2.
Câu 13. Nhỏ HCl vào ống nghiệm chứa Na2S thu được hiện tượng là
A. Có khí không màu, mùi trứng thối thoát ra.
B. Có khí màu nâu đỏ thoát ra.
C. Có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra.
D. Không có hiện tượng gì.
H2S: khí không màu, mùi trứng thối.
Câu 14. Khí CO2 có lẫn SO2. Trong các hóa chất sau:
(1) dung dịch NaOH;
(2) dung dịch Br2;
(3) dung dịch KMnO4;
(4) dung dịch Na2SO3;
(5) nước vôi trong;
(6) khí O2.
Có bao nhiêu hóa chất có thể sử dụng để loại bỏ khí SO2 ra khỏi CO2.
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
(2) dung dịch Br2;
(3) dung dịch KMnO4;
(4) dung dịch Na2SO3
Câu 15. Trong các câu sau đây, câu nào sai?
A. Khi sục SO2 vào dung dịch NaOH theo tỉ lệ 1< nNaOH/nSO2< 2 thu được hỗn hợp 2 muối Na2SO3và NaHSO3.
B. Sục SO2 vào dung dịch K2CO3 tạo khí CO2.
C. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. SO2 làm mất màu dung dịch brom.
Câu 16. Khí CO2 có lẫn SO2. Trong các hóa chất sau:
(1) dung dịch NaOH;
(2) dung dịch Br2;
(3) dung dịch KMnO4;
(4) dung dịch Na2SO3;
(5) nước vôi trong;
(6) khí O2.
Có bao nhiêu hóa chất có thể sử dụng để loại bỏ khí SO2 ra khỏi CO2.
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
(2) dung dịch Br2;
Có khí SO2làm mất màu dung dịch Brom
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
(3) dung dịch KMnO4;
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4
(4) dung dịch Na2SO3
Na2SO3 + 2CO2 + H2O → 2NaHCO3 + SO2
Câu 17. Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây:
A. cồn.
B. muối ăn.
C. xút.
D. giấm ăn.
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
Câu 18. SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2
A. S có mức oxi hóa trung gian.
B. S có mức oxi hóa cao nhất.
C. S có mức oxi hóa thấp nhất.
D. S còn có một đôi electron tự do.