Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn Math tìm hiểu một số mẫu sơ đồ tư duy kế hoạch học tập đại học ngay trong bài viết này.
Đại học là con đường ngắn nhất dẫn bước đến thành công, nếu bạn biết cách xây dựng cho mình kế hoạch học tập chi tiết, cụ thể. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn Math tìm hiểu một số mẫu sơ đồ tư duy kế hoạch học tập đại học ngay trong bài viết này.
1. Sơ đồ tư duy kế hoạch học tập đại học trong 4 năm
Để 4 năm đại học trôi qua một cách có ý nghĩa và đạt hiệu quả như bạn mong đợi, bạn nên đặt ra cho mình những mục tiêu lớn nhất định trong vòng 4 năm tới ngay từ khi vừa bước vào đại học. Việc viết các mục tiêu thành một sơ đồ tư duy 4 năm đại học cũng là cách để nhắc nhở bản thân luôn ghi nhớ đồng thời có động lực cố gắng hướng đến kế hoạch đó.
Bạn có thể đặt ra mục tiêu trong sơ đồ tư duy kế hoạch học tập đại học như: đạt điểm chuyên cần tuyệt đối, đứng trong top 5 của lớp, giành học bổng đi du học, tốt nghiệp loại giỏi, thành thạo và thi các chứng chỉ tin học ngoại ngữ, nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay các mục tiêu về kỹ năng làm việc như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng mềm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo hoặc tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên…
Những hoạt động này là cơ hội giúp bạn hình thành phong cách làm việc, phong cách sống, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội lâu dài cũng như không ngừng tiếp thu, học hỏi nâng cao trình độ của bản thân.
Dưới đây là sơ đồ tư duy kế hoạch học tập ở đại học mà Neu-edutop.edu.vn Math muốn gửi đến bạn:
2. Từng bước thực hiện kế hoạch sơ đồ tư duy kế hoạch 4 năm đại học
Năm thứ nhất: Xây dựng quan hệ, học ngoại ngữ và các kỹ năng mềm
Năm đầu tiên thường là năm học có tính chất nhẹ nhàng nhất vì đang học các môn đại cương, chưa đụng vào những môn chuyên ngành. Vì vậy, sẽ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi để bạn có thể mở rộng các mối quan hệ, học thêm ngoại ngữ cũng như trao dồi kỹ năng mềm,…
Có rất nhiều gợi ý cho bạn tham khảo nếu muốn có năm học đại học đầu tiên thật thành công. Chẳng hạn như: tình nguyện mùa hè hay tham gia một câu lạc bộ trong trường, đăng ký học thêm lớp kỹ năng mềm và lớp tin học, đăng ký lớp tiếng Anh giao tiếp. Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm cơ hội giao lưu với các sinh viên thế giới qua các chương trình trao đổi văn hóa và hợp tác quốc tế.
Năm thứ hai: Tiếp tục nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năm mềm
Bước sang năm hai, bạn hãy cố gắng nâng cao thêm những kiến thức tiếng anh đã học từ năm nhất. Bên cạnh đó, ngoài khả năng giao tiếp, bạn có thể chinh phục các bằng ngoại ngữ như IELTS, TOEIC với một số điểm bạn đặt ra. Việc làm này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều, hỗ trợ cho việc tìm việc sau này.
Bên cạnh học ngoại ngữ, bạn cũng cần để ý đến những kỹ năng cần thiết như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm,… thông qua những khóa học, những buổi làm thêm hay buổi tham gia sinh hoạt câu lạc bộ trường.
Năm thứ ba: Tập trung, chú tâm vào môn chuyên ngành
Năm ba là thời điểm bắt đầu tập trung nhiều vào môn học chuyên nghành. Hãy chú tâm học tốt những môn này để áp dụng vào thực tế khi bạn đi làm. Nhờ những mối quan hệ trước đó bạn đã từng tạo dựng, thì lo gì không tìm được một nơi thực tập tốt để phát triển năng lực của mình đúng không?
Còn nếu bạn đang có ý định du học thì năm ba, năm tư chính là khoảng thời điểm tốt nhất để hoàn thành bộ hồ sơ giúp bạn đến gần với ước mơ hơn.
Năm thứ 4: Thách thức khó khăn, quyết định cuộc đời
Năm thứ tư chính là bước ngoặt của cuộc đời, là năm có khá nhiều thách thức. Nó sẽ là nắm quyết định quan trọng của cuộc đời bạn. Năm này chính là năm khá nặng nề và bận rộn với mọi thứ khi bạn vừa phải làm đồ án tốt nghiệp vừa kết thúc thực tập để ra trường. Và quan trọng hơn cả là mong muốn tìm được công việc phù hợp sau khi ra trường. Hãy nhớ hoàn thành các kế hoạch đã đề ra trước đó như thi chứng chỉ hay kết thúc khóa học điểm cao, săn học bổng,…. trước khi bạn ra trường.
3. Một số lưu ý bạn nên biết trong những năm tháng học đại học
-
Đại học là phải học chứ không phải để bung xõa, nghỉ ngơi.
-
Tham gia nhiều hoạt động tập thể để trau dồi thêm kiến thức, kiến tạo thêm quan hệ.
-
Nắm bắt nhanh chóng những cơ hội thử nghiệm để biết rõ năng lực mình.
-
Đặt ra mục tiêu cụ thể chi tiết và từng bước một thực hiện theo kế hoạch đó.
Nhìn chung, việc lập cho mình sơ đồ tư duy kế hoạch học tập và làm việc của mỗi người là khác nhau. Bởi lẽ ai cũng có những mục tiêu riêng, chuyên ngành riêng và định hướng riêng của mình. Những năm tháng bạn học Đại học, hãy cố gắng phấn đấu để làm cho nó thật ý nghĩa và trọn vẹn nhất có thể.
Trên đây là mẫu sơ đồ tư duy kế hoạch học tập đại học để bạn tham khảo. Hy vọng thông qua những sơ đồ tư duy của Neu-edutop.edu.vn Math sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong việc tìm kiếm và chọn lựa phương pháp học tập phù hợp.