Bạn đang xem bài viết Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người? Thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sổ đỏ được biết đến là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được mọi người gọi dựa theo màu sắc. Vậy số lượng người đứng tên trên sổ đỏ là bao nhiêu và thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ thì như thế nào? Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người?
Theo khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận được quy định như sau:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.
Căn cứ theo quy định thì tóm lại, số lượng người đứng tên trên Giấy chứng nhận là không có giới hạn nếu họ chung quyền.
Lưu ý: Bạn cần phải tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật về việc cấp sổ đỏ để tránh những trường hợp tranh chấp xảy ra cũng như bảo vệ quyền lợi cho chính mình.
Tham khảo thêm: Thủ tục làm sổ đỏ lần đầu mới nhất năm 2022: Trình tự, lệ phí
Các trường hợp sổ đỏ đứng tên 02 người
Trường hợp 1: 2 người là vợ chồng hợp pháp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 12 Nghị định 126/2014/NĐ-CP thì vợ chồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp đổi sổ đỏ nếu muốn thay đổi người đứng tên Sổ đỏ từ 1 người thành 2 người.
Trường hợp 2: Không phải là vợ chồng nhưng 2 người cùng bỏ tiền để mua 1 mảnh đất hoặc cùng được thừa kế, cho tặng,…
Lưu ý:
– Nếu 2 người có nhu cầu cấp riêng sổ đỏ thì mỗi người được cấp 01 sổ đỏ đứng tên mình.
– Nếu 2 người có nhu cầu cấp sổ đỏ chung thì sẽ được cấp 01 giấy chứng nhận và giao cho người đại diện.
Ở đây, quyền hạn của 2 người sẽ như nhau và mọi quyết định nhà đất, tài sản trên đất đều phải có sự đồng ý của cả 2 bên.
Thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ
Về phía người nộp hồ sơ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cả 2 người cần phải chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật:
– Đối với vợ chồng:
+ Sổ hộ khẩu (hoặc Giấy đăng ký kết hôn).
+ Giấy tờ mua bán nhà đất hợp pháp của 2 vợ chồng trong giai đoạn hôn nhân.
+ Giấy tờ tặng cho hoặc thừa kế chung (nếu có).
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
– Đối với 2 người không phải vợ chồng:
+ Giấy tờ cá nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
+ Các giấy tờ chứng minh: Hợp đồng mua bán nhà đất, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế nhà đất chung.
+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn phải nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc bộ phận 1 cửa.
Khi nộp, nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì bạn sẽ được cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ thông báo và hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời hạn tối đa 03 ngày.
Về phía văn phòng đăng ký đất đai
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải ghi đầy đủ các thông tin vào sổ tiếp nhận và đưa phiếu cho người nộp hồ sơ.
Bước 2: Lập hồ sơ để trình cho cơ quan có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận.
Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Sau khi có kết quả, cơ quan có thẩm quyền sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hãy tham khảo thật kỹ những điều trên để không xảy ra sai sót trong quá trình làm thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ nhé! Theo dõi Neu-edutop.edu.vn để biết thêm nhiều điều bổ ích khác.
Xem thêm:
>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu
>> Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viên cần biết?
>> Thủ tục hải quan và quy trình thủ tục hải quan hàng hóa nhập khẩu chi tiết nhất
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sổ đỏ đứng tên tối đa bao nhiêu người? Thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.