Cuộc thi đua ôtô mô hình (Racing Car) do Khoa cơ điện – điện tử, Đại học Lạc Hồng tổ chức ngày 25/3 dành cho sinh viên đam mê thiết kế, chế tạo ôtô, ứng dụng kiến thức vào thực tế. Sân đua được thiết kế trong khuôn viên cơ sở 2 trường số 10 Huỳnh Văn Nghệ, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Có 32 đội thi mỗi đội tối đa 10 thành viên, chia thành 8 bảng mỗi bảng 4 đội đấu vòng loại để chọn ra các cặp nhất, nhì thi đấu vòng trong và tranh chức vô địch. Đây là lần thứ ba diễn ra cuộc thi, lần đầu tổ chức năm 2020.
Theo TS Hoàng Ngọc Tân, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, đây là sân chơi giúp sinh viên rèn luyện khả năng thiết kế ôtô thông qua việc tạo mô hình thu nhỏ, tương tự như xe thật, qua đó nắm bắt xu thế thiết kế ngành ôtô.
Cuộc thi đua ôtô mô hình (Racing Car) do Khoa cơ điện – điện tử, Đại học Lạc Hồng tổ chức ngày 25/3 dành cho sinh viên đam mê thiết kế, chế tạo ôtô, ứng dụng kiến thức vào thực tế. Sân đua được thiết kế trong khuôn viên cơ sở 2 trường số 10 Huỳnh Văn Nghệ, TP Biên Hòa, Đồng Nai. Có 32 đội thi mỗi đội tối đa 10 thành viên, chia thành 8 bảng mỗi bảng 4 đội đấu vòng loại để chọn ra các cặp nhất, nhì thi đấu vòng trong và tranh chức vô địch. Đây là lần thứ ba diễn ra cuộc thi, lần đầu tổ chức năm 2020.
Theo TS Hoàng Ngọc Tân, Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, đây là sân chơi giúp sinh viên rèn luyện khả năng thiết kế ôtô thông qua việc tạo mô hình thu nhỏ, tương tự như xe thật, qua đó nắm bắt xu thế thiết kế ngành ôtô.
Sinh viên được cung cấp một động cơ xăng 2 thì, dung tích xi lanh từ 22 – 30 cm3 của máy cắt cỏ. Các bộ phận còn lại như khung sườn xe, hộp số, hệ truyền động, hệ thống điều khiển, giảm xóc, hệ thống lái… sinh viên phải tự thiết kế, yêu cầu tự chế tạo tối thiểu 50% trên toàn bộ xe.
Sinh viên được cung cấp một động cơ xăng 2 thì, dung tích xi lanh từ 22 – 30 cm3 của máy cắt cỏ. Các bộ phận còn lại như khung sườn xe, hộp số, hệ truyền động, hệ thống điều khiển, giảm xóc, hệ thống lái… sinh viên phải tự thiết kế, yêu cầu tự chế tạo tối thiểu 50% trên toàn bộ xe.
Mỗi lượt thi đấu sẽ có 4 xe tham gia đua, mỗi đội có 1 phút chuẩn bị hiệu chỉnh để xe sẵn sàng xuất phát. Mỗi xe đua có thời gian 5 phút để hoàn thành ba vòng quanh sân. Xe về đích sớm nhất trong thời gian này sẽ thắng cuộc.
Mỗi lượt thi đấu sẽ có 4 xe tham gia đua, mỗi đội có 1 phút chuẩn bị hiệu chỉnh để xe sẵn sàng xuất phát. Mỗi xe đua có thời gian 5 phút để hoàn thành ba vòng quanh sân. Xe về đích sớm nhất trong thời gian này sẽ thắng cuộc.
Đường đua có chiều dài 140 m, gồm nhiều chướng ngại vật là các con dốc, khu vực đường gồ ghề và nhiều khúc cua để tăng độ khó khi điều khiển xe chạy.
Đường đua có chiều dài 140 m, gồm nhiều chướng ngại vật là các con dốc, khu vực đường gồ ghề và nhiều khúc cua để tăng độ khó khi điều khiển xe chạy.
Khu vực cỏ nhân tạo được bố trí các lốp xe làm chướng ngại vật để ôtô mô hình vượt qua.
Theo Đỗ Quang Hưng, sinh viên năm cuối khoa cơ điện – điện tử, Đại học Lạc Hồng, quá trình thiết kế xe, bộ phận khó nhất là hệ thống đánh lái phải được căn chỉnh thật thẳng để đảm bảo quá trình lái không bị lệch, giúp xe di chuyển ổn định. Ngoài ra sinh viên phải tối ưu hóa thiết kế đảm bảo trọng lượng xe khoảng 5 kg, kiểu dáng khí động học để xe dễ dàng vượt qua các vật cản, khúc cua.
Khu vực cỏ nhân tạo được bố trí các lốp xe làm chướng ngại vật để ôtô mô hình vượt qua.
Theo Đỗ Quang Hưng, sinh viên năm cuối khoa cơ điện – điện tử, Đại học Lạc Hồng, quá trình thiết kế xe, bộ phận khó nhất là hệ thống đánh lái phải được căn chỉnh thật thẳng để đảm bảo quá trình lái không bị lệch, giúp xe di chuyển ổn định. Ngoài ra sinh viên phải tối ưu hóa thiết kế đảm bảo trọng lượng xe khoảng 5 kg, kiểu dáng khí động học để xe dễ dàng vượt qua các vật cản, khúc cua.
Xe được điều khiển từ xa thông qua sóng RF. Mỗi đội phân công một thành viên phụ trách điều khiển xe. Theo sinh viên Nguyễn Tấn Thảo, việc điều khiển xe cần thời gian tập luyện nhiều để làm quen và thuần thục các kỹ năng, giúp xe chạy không va đụng với xe khác hay đâm vào các thanh giới hạn trên đường đua.
Xe được điều khiển từ xa thông qua sóng RF. Mỗi đội phân công một thành viên phụ trách điều khiển xe. Theo sinh viên Nguyễn Tấn Thảo, việc điều khiển xe cần thời gian tập luyện nhiều để làm quen và thuần thục các kỹ năng, giúp xe chạy không va đụng với xe khác hay đâm vào các thanh giới hạn trên đường đua.
Một ôtô mô hình gặp sự cố trong quá trình đua khiến một sinh viên trong nhóm ra hiệu ngưng đến thành viên đang điều khiển từ xa. Trên đường đua các nhóm có trách nhiệm phân công thành viên đứng ở các vị trí để hỗ trợ đưa xe trở lại vị trí đường đua khi đâm phải thanh giới hạn hay gặp sự cố.
Một ôtô mô hình gặp sự cố trong quá trình đua khiến một sinh viên trong nhóm ra hiệu ngưng đến thành viên đang điều khiển từ xa. Trên đường đua các nhóm có trách nhiệm phân công thành viên đứng ở các vị trí để hỗ trợ đưa xe trở lại vị trí đường đua khi đâm phải thanh giới hạn hay gặp sự cố.
Sau mỗi lượt đi, đội thắng sẽ lọt vào vòng trong. Các thành viên tranh thủ siết lại ốc vít, căn chỉnh khu vực đầu xe, nơi thường xuyên xảy ra va chạm tác động lực mạnh khi chạy.
Sau mỗi lượt đi, đội thắng sẽ lọt vào vòng trong. Các thành viên tranh thủ siết lại ốc vít, căn chỉnh khu vực đầu xe, nơi thường xuyên xảy ra va chạm tác động lực mạnh khi chạy.
Các em nhỏ đi cùng phụ huynh tỏ ra hào hứng khi xem đua ôtô mô hình.
Các em nhỏ đi cùng phụ huynh tỏ ra hào hứng khi xem đua ôtô mô hình.
Kết thúc cuộc thi, đội LH – Immortal 2 giành chức vô địch khi bỏ xa khoảng cách các đối thủ và gần như không đụng phải thanh giới hạn nào trong quá trình đua. Đội vô địch nhận giải thưởng 5 triệu đồng, đội nhì 3 triệu đồng và 1 triệu đồng là phần thưởng đội giải ba.
Kết thúc cuộc thi, đội LH – Immortal 2 giành chức vô địch khi bỏ xa khoảng cách các đối thủ và gần như không đụng phải thanh giới hạn nào trong quá trình đua. Đội vô địch nhận giải thưởng 5 triệu đồng, đội nhì 3 triệu đồng và 1 triệu đồng là phần thưởng đội giải ba.
Sinh viên Đại học Lạc Hồng tranh tài đua ôtô mô hình. Video: Hà An
Hà An
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/sinh-vien-dua-oto-mo-hinh-tu-che-4585552.html