Soạn Sinh 11 bài 23: Thực hành Quan sát biến thái ở động vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK thuộc chương 3 Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 154 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học Thực hành Quan sát biến thái ở động vật. Đồng thời qua đó các em biết cách quan sát biến thái ở động vật. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 11 bài 23Thực hành Quan sát biến thái ở động vật Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Báo cáo Thực hành Quan sát biến thái ở động vật
1. Mục đích
Quan sát được quá trình biến thái ở bướm
Quán sát quá trình biến thái ở ếch
2. Kết quả và giải thích
– So sánh hình thái ở sâu bướm, nhộng và bướm trưởng thành.
Sâu bướm: hình thái dài, có nhiều chân, có một số loài có hoa văn, có lông
Nhộng: đóng trong kén treo trên cành cây
Bướm trưởng thành: có cánh, có thể bay, ít chân hơi, cánh hóa nhiều loại hoa văn
– So sánh hình thái nòng nọc và ếch trưởng thành.
Nòng nọc có cơ thể ngắn, hình bầu dục không có màng bên ngoài, có răng
Ếch có hai mắt lồi, chân khỏe có mang ngoài, có răng nhỏ
– Kết luận về kiểu biến thái của các sinh vật đã quan sát
Kiểu biến thái của các sinh vật đã quan sát là kiểu biến thái hoàn toàn, giai đoạn ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác với con trưởng thành.
3. Trả lời câu hỏi
a) Phát triển của bướm và ếch thuộc kiểu nào? Giải thích.
b) Các giai đoạn phát triển của bướm và ếch thể hiện khía cạnh tiến hoá thích nghi như thế nào?
Bài làm
a) Phát triển của bướm và ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn: ấu trùng có hình thái và cấu trúc rất khác với con trưởng thành. Sâu bướm và nòng nọc có hình thái và cấu tạo rất khác so với bướm và ếch trưởng thành.
Sâu bướm trải qua nhiều lần lột xác và biến đổi thành nhộng, sau đó thành bướm, nhộng là giai đoạn biến đổi gần như toàn bộ cơ thể, các mô, cơ quan cũ của sâu tiêu biến đi đồng thời các mô, cơ quan mới hình thành. Vì vậy, bướm chui ra từ kén có hình dạng và cấu tạo khác hẳn với sâu bướm
Vòng đời của ếch có thể tóm gọn lại như sau: Trứng ếch → Nòng nọc → Nòng nọc có chân → Ếch con → Ếch trưởng thành
b) Vào mùa xuân hè, khi thời tiết ấm áp, cây cối đâm chồi, nảy lộc, lá non mơn mởn cũng là lúc các loài sâu bướm phát triển rộ để tận dụng nguồn thức ăn này. Sang tiết thu đông sâu bướm lại kết kén, hoá nhộng để né tránh điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vừa để tập trung chất dinh dưỡng, chuẩn bị cho sự “cựa mình”, biến đổi thành bướm trưởng thành. Ở giai đoạn bướm trưởng thành, dạng sống này lại tìm đến thân cây hút nhựa hay các bông hoa để hút mật.
Vào đầu mùa hạ, ngay sau cơn mưa lớn là mùa ếch đẻ trứng. Chúng tận dụng sự ẩm thấp của môi trường. Đến mùa đông, nòng nọc đã phát triển thành ếch trưởng thành để chống chọi lại với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Như vậy trong quá trình tiến hoá, vòng đời của bướm và ếch đã thuận hoá với quy luật chuyển mùa của tự nhiên. Điều này giúp chúng tận dụng được nguồn sống, giảm thiểu rủi ro, nhờ đó mà ngày càng thích nghi với những thay đổi thường xuyên của điều kiện ngoại cảnh.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sinh học 11 Bài 23: Thực hành Quan sát biến thái ở động vật Giải Sinh 11 Kết nối tri thức trang 154 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.