Bạn đang xem bài viết Sau khi sinh mẹ bỉm có ăn mận Hà Nội được không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Mận Hà Nội có vị chua chua, giòn ngọt được nhiều người chọn làm loại trái cây yêu thích những ngày hè đến. Tuy nhiên, hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu xem mận Hà Nội có thực sự tốt cho phụ nữ sau sinh không nhé!
Phụ nữ sau sinh có nên ăn mận Hà Nội không?
Mận Hà Nội có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, nên mẹ sau sinh hoàn toàn có thể sử dụng được. Tuy nhiên nếu ăn không đúng, hoặc ăn quá nhiều có thể gặp các rắc rối như bị nóng trong, hại dạ dày, ê bốt răng,…
Cùng liệt kê qua một số lợi ích không ngờ mà mận Hà Nội mang lại:
- Mận rất giàu vitamin A giúp sáng mắt, làm đều màu da. Các khoáng chất này giúp tóc mẹ chắc khỏe và giảm gãy rụng tóc sau sinh.
- Một quả mận chứa khoảng 113 gam kali, giúp kiểm soát huyết áp theo hai cách. Nhờ giúp cơ thể đào thải natri ra ngoài khi đi tiểu, giảm áp lực lên thành mạch máu, giảm khả năng bị đột quỵ.
- Mận rất tốt cho hệ tim mạch vì chứa nhiều kali cùng với các chất khác có tác dụng ổn định lượng đường trong máu và giúp mẹ bầu loại bỏ cholesterol LDL.
- Mận rất giàu anthocyanins và có khả năng loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết.
- Mận có chứa isatin và sorbitol, có lợi cho hệ tiêu hóa, có thể hạn chế các bệnh về đường ruột.
- Các bà mẹ sau sinh thường có xu hướng ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, tinh bột và chất béo. Mận Hà Nội có thể giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone adiponectin trong cơ thể, giúp điều chỉnh lượng đường huyết ở mẹ.
Những lưu ý khi dùng mận Hà Nội
Mận Hà Nội cũng như nhiều loại thực phẩm khác, phải chú ý liều lượng sau để không ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Mận có tính axit cao nên bạn chỉ được ăn mận sau thời gian ở cữ, vì không tốt cho hệ tiêu hóa (khoảng 42 đầu sau sinh).
- Mỗi ngày không nên ăn quá 4 – 5 quả vì nó sẽ gây nóng trong cơ thể.
- Nếu mẹ có cơ địa bị đau dạ dày thì tuyệt đối tránh xa mận.
- Không được ăn mận khi bụng đói, lâu ngày sẽ làm dạ dày bị tổn hại.
- Mùa mận thường rơi vào tháng 4 – 7, không nên ăn mận trái vụ mùa vì nó chứa nhiều chất bảo quản, dễ dẫn đến ngộ độc.
Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc mẹ bỉm sữa đang cho con bú có nên ăn mận Hà Nội không, mong đã phần đã giúp bạn hiểu hơn. Chúc bạn và con yêu luôn có sức khỏe dồi dào, vui trong cuộc sống nhé!
Nguồn: Marry Baby
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sau khi sinh mẹ bỉm có ăn mận Hà Nội được không? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.