Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5 giúp thầy cô tham khảo, khéo léo sử dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học môn Tiếng Việt giúp người học làm chủ kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Sơ đồ tư duy giúp giáo viên và học sinh trong việc trình bày các ý tưởng, tóm tắt, hệ thống hóa các kiến thức một cách mạch lạc, lôgic, nhằm phát huy khả năng sáng tạo và năng lực tự học của các em. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm SKKN: Biện pháp đưa giáo dục STEM vào dạy học nhằm nâng cao năng lực cốt lõi môn Khoa học 5 để có thêm nhiều kinh nghiệm.
SKKN: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở bậc Tiểu học luôn được các nhà giáo dục quan tâm. Xét một cách tổng thể thì mọi phương pháp, mọi hình thức tổ chức dạy – học đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải tiếp thu kiến thức một cách thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập .
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số,…. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não – não trái mà chưa sử dụng não phải, nơi giúp ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian,…và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của cả vấn đề.
Trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 nói riêng và môn Tiếng Việt bậc Tiểu học nói chung, việc “Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy – học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5” là vấn đề mà tôi thấy chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu và có những phương pháp sử dụng cụ thể. Chính vì thế mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cũng như nhiều đồng nghiệp, chưa mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng. Bởi vậy, năm học 20…-20…, qua thực tế giảng dạy tại lớp 5B, tôi nhận thấy sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục. Sử dụng sơ đồ tư duy trong giờ học Tiếng Việt mang lại hiệu quả giáo dục đáng kể như: giúp học sinh tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh, góp phần thiết thực vào việc hình thành khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học cũng như rèn luyện kĩ năng cơ bản của từng tiết học. Hơn nữa, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt còn giúp học sinh hệ thống được mạch kiến thức đã học. Nếu giáo viên lựa chọn được sơ đồ tư duy phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học, tổ chức đúng cách và đúng hướng sẽ giúp cho các em hiểu bài nhanh, nhớ lâu, nhớ kĩ đồng thời phát triển trí thông minh, óc sáng tạo cho các em.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Sử dụng Sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy – học Tiếng Việt cho học sinh lớp 5B, trường Tiểu học…..” để làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân trong năm học 20…-20….
2. Mục đích nghiên cứu:
– Nghiên cứu sơ đồ tư duy để vận dụng trong phương pháp dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
– Nghiên cứu sơ đồ tư duy để phát huy tính tích cực và nâng cao hiệu quả giờ dạy Tiếng Việt.
3. Đối tượng nghiên cứu:
– Sơ đồ tư duy trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5.
– Học sinh lớp 5B, trường Tiểu học ….. học tập môn Tiếng Việt.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu
– Phương pháp nêu vấn đề
– Phương pháp phân tích tổng hợp.
– Phương pháp thực hành, vận dụng.
– Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
– Phương pháp thống kê, đối chứng số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lí luận:
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm “Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài; bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Với mục tiêu trên thì trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng, giúp trẻ chiếm lĩnh tri thức mới, hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt trong học tập và giao tiếp. Ngay từ bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt đặc biệt chiếm ưu thế trong việc hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Việc dạy tiếng Việt ở Tiểu học sẽ tạo cho học sinh có năng lực sử dụng tiếng Việt, có phương tiện giao tiếp để phát triển toàn diện.
Hiện nay, với xu thế đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, việc lựa chọn các biện pháp dạy giải nghĩa từ cho học sinh Tiểu học nhằm giúp học sinh nắm được nội dung bài học một cách chủ động và sâu sắc hơn, hứng thú hơn là việc làm cùng cần thiết đối với người giáo viên. Thực tế cho thấy, nếu giáo viên biết vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập thì học sinh dễ dàng nắm được kiến thức bài học một cách vững chắc.
Do đó, việc sử dụng Sơ đồ tư duy rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh, ứng dụng sơ đồ tư duy vào trong dạy học là một trong những biện pháp góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy của giáo viên.
2. Thực trạng của vấn đề:
2.1. Thực trạng khi dạy và học Tiếng Việt của học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học …..
* Đối với giáo viên:
Việc dạy môn Tiếng Việt cho sinh Tiểu học hầu hết giáo viên đều sử dụng những phương pháp d¹y truyền thống như: dùng trực quan, dùng ngữ cảnh, giảng giải, vấn đáp …. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả của việc giảng dạy TiÕng Việt cho học sinh vẫn chưa cao. Khi dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học, giáo viên vẫn là người hoạt động chủ yếu, học sinh vẫn chưa phát huy được tính tích cực, chủ động. Vì thế, việc học Tiếng Việt chưa phải là m«n häc høng thú đối với học sinh, giờ học trở nên khô khan, nặng nề.
Một số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy m«n TiÕng ViÖt nhưng do kiến thức về từ vựng chưa sâu và sử dụng các biện pháp dạy chưa phù hợp nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Việc dạy ở tiểu học đánh giá HS theo thông tư 22 năm nay là năm thứ hai, giáo viên cũng đã chủ động nắm bắt được nội dung và phương pháp dạy học mới. Trong các hoạt động học tập của học sinh tiết dạy học trên lớp giáo viên cũng đã chú ý lấy học sinh làm trung tâm, tích cực. Tuy nhiên khi thiết kế bài dạy cũng như khi giảng dạy trên lớp nhiều khi giáo viên chưa chủ động thiết kế và dạy theo đối tượng học sinh của mình mà phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn. Hoặc nếu có chú ý thì giáo viên cũng mới chỉ tập trung vào việc hình thành kiến thức mới cho học sinh mà vô tình chưa quan tâm đến việc thường xuyên nhận xét, đánh giá khích lệ HS để dễ dàng khai thác và phát triển các bài tập nhằm bồi dưỡng phát huy tính tích cực, sáng tạo cho các em.
Nhiều khi giáo viên chưa thực sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác và vận dụng để có sự cải tiến, sáng tạo trong cách dạy, hướng dẫn bài tập một cách thụ động nên các em học sinh có khả năng học tốt môn Tiếng Việt sẽ không thể hiện được năng lực tư duy sáng tạo của mình.
Trong quá trình tìm hiểu, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm của đồng nghiệp cũng như nghiên cứu nội dung chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học ….., tôi nhận thấy những điều nói trên là sát thực.
* Đối với học sinh:
Đối với trường Tiểu học ….. nói chung và lớp 5B của tôi nói riêng số học sinh tự giác, tích cực học tập chưa nhiều. Mặc dù chương trình mới chú trọng tới việc “ cá thể hoá hoạt động học tập của học sinh” để bản thân mỗi học sinh sẽ nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề. Song do lứa tuổi các em còn bé nên sự tư duy, sáng tạo còn hạn chế.
Nhiều học sinh lớp tôi chưa biết cách học, cách ghi kiến thức vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được ý nổi bật trong tài liệu đó hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức có liên quan với nhau.
Sử dụng sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả. Đây là một kĩ năng không kém phần quan trọng bởi học sinh lớp 5 chuẩn bị bước sang một bậc học cao hơn – Bậc THCS.
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng sơ đồ tư duy nhằm phát huy tính tích cực trong dạy học Tiếng Việt lớp 5 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.