Neu-edutop.edu.vn xin giới thiệu đến các bạn tài liệu mẫu Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trường Mầm non để quý thầy cô cùng tham khảo.
Đây là sáng kiến kinh nghiệm bậc Mầm non hay dành cho các thầy cô cùng tham khảo. Tài liệu cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin, giúp giáo viên Mầm non biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử một cách thành thạo, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trường Mầm non
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho tổ quốc ,vì vậy có thể nói giáo dục mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người.
Hầu hết ở các trường mầm non hiện nay đều được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị hoạt động như: đàn Organ, Tivi, đầu Video, có các phòng học chức năng với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Một số trường còn trang bị thêm máy quay phim, chụp ảnh tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên nhân dân trong thời đại CNTT ngày nay.
Giáo án điện tử là hình thức giảng dạy được biên soạn trên phần mềm Microsoft PowerPoint với sự hỗ trợ của một số phần mềm chuyên dụng khác cũng như máy ảnh kỹ thuật số, scanner, projector. Đó là cách nhìn giáo án điện tử về mặt kỹ thuật. còn về mặt sư phạm, giáo án điện tử là gì? Về phương diện này, thật khó thể đưa ra một định nghĩa cụ thể. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện giáo án điện tử, tôi nhận thấy giáo án điện tử được quan niệm như là một phương tiện dạy học trong đó giáo viên khai thác tiện ích của công nghệ thông tin để thiết kế các hoạt động học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng; phát triển tư duy, nhận thức mà còn phát triển cả cảm xúc và tâm hồn; kỹ năng xử lý thông tin và kỹ năng giao tiếp. Giáo án điện tử tuyệt nhiên không chỉ là bài trình bày nội dung hoạt động trên một số slide PowerPoint.
Tuy nhiên thực tế hiện nay ở 1 số trường mầm non cho thấy, mặc dù các trường đã được trang bị tốt về cơ sở vật chất nhưng số giáo viên biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử chưa nhiều, hoặc sử dụng chưa linh hoạt, chưa phù hợp. Các giáo án điện tử còn mang đậm tính chất sao chép trên mạng. Hay 1 số giáo viên do tư tưởng ngại chuẩn bị đồ dùng dạy học hoặc do không ý thức được khi nào, độ tuổi nào, đề tài nào thì dùng giáo án điện tử nên quá lạm dụng vào PowerPoint. Do đó, trẻ chưa hứng thú khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, khả năng tiếp thú của trẻ chưa cao, trẻ dễ bị phân tâm khi hoạt động với các Slide.
Từ những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm trong việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong trường mầm non” với hy vọng tìm ra 1 số hình thức thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm non đạt kết quả cao.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Giáo án điện tử đã mở ra những hướng đi mới cho giáo dục nói chung và ngành học mầm non nói riêng trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như Bộ Office, Lesson Editor/ Violet, Active Primary, Flash, Photoshop, Converter. Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video…vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với việc thiết kế giáo án điện tử giáo viên có thể khai thác triệt để các nguồn tài liệu, tư liệu, hình ảnh,… cả trên mạng Internet và cả trên thực tế cuộc sống hàng ngày để đưa vào dạy trẻ. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa đảm bảo được nội dung giáo dục: “lấy trẻ làm trung tâm”.
Việc thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong quá trình giảng dạy ở trường mầm non hoàn toàn có ích và mang lại không ít nhưng hiệu quả thiết thực trong quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ. Trẻ hứng thú hơn trong quá trình hoạt động, Sử dụng hợp lý và linh hoạt giáo án điện tử giúp trẻ không chỉ tiếp thu được kiến thức tối đa mà còn hình thành được kỹ năng sống cho trẻ. Là tiền đề để trẻ được tiếp cận, sử dụng với công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Một giáo án tích hợp công nghệ thông tin (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như PowerPoint , flash, …). có thể cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về bài học.
VD: Trẻ có thể xem 1 đoạn phim về cảnh trời mưa, hay cảnh về cuộc sống của các con thú trong rừng, hay hình ảnh một bông hoa đang nở, 1 cây xanh đang lớn lên, 1 con vật đang đẻ trứng…(điều này một giáo án thông thường không thể có)
Tuy nhiên, việc thiết kế một giáo án điện tử cũng đòi hỏi sự hiểu biết nhất định không chỉ về giáo án điện tử mà còn về kiến thức chuyên môn của chương trình chăm sóc giáo dục mầm non Đòi hỏi lòng đam mê về giáo dục mầm non, về giáo điện tử, cũng như những kỹ năng nhất định về tin học . Và sử dụng hiệu quả, hợp lý nhất để mang lại hiệu quả tối ưu cho các hoạt động ở trường mầm non.
II. Thực trạng của việc thiết kế và sử dụng GAĐT ở trường mầm non:
1. Thuận lợi:
– Bản thân là giáo viên mầm non, có trình độ chuẩn về chuyên môn, yêu nghề mến trẻ. Thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề do phòng và sở giáo dục tổ chức. Có kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính, thường xuyên cập nhật kiến thức tin học cho bản thân và thích khám phá công nghệ thông tin.
– Ban giám hiệu luôn quan tâm tới công tác chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
– Cơ sở vật chất của nhà trường đã đảm bảo phục vụ cho các hoạt động giáo dục nói chung và các hoạt động có sử dụng giáo án điện tử nói riêng.
– Phần lớn giáo viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc áp dụng giáo án điện tử vào các hoạt động giáo dục mầm non.
– Trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động khi được thiết kế bằng GAĐT.
2. Khó khăn:
– Do Phụ huynh học sinh chủ yếu là làm nông, nên gia đình không có thời gian để rèn trẻ, trẻ ít được tiếp cận với máy tính.
– Số giáo viên biết thiết kế giáo án điện tử chưa nhiều.
– Một số giáo viên biết thiết kế nhưng sử dụng chưa thành thạo dẫn tới trẻ chưa hứng thú vào các hoạt động, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ khi tham gia vào các hoạt động có sử dụng giáo án điện tử chưa cao.
– Khảo sát chất lượng đầu năm cho thấy:
Bảng khảo sát lần 1 trên giáo viên:
Đối tượng | Số giáo viên | Nội dung khảo sát | Kết quả đạt được | |||
Đạt | Chưa đạt | |||||
Số lượng |
Tỉ lệ |
Số lượng |
Tỉ lệ |
|||
Giáo viên mầm non. | 18 | Khả năng thiết kế giáo án điện tử | 2 | 11.1 | 16 | 88.9 |
Khả năng sử dụng giáo án điện tử | 4 | 22.2 | 14 | 77.8 | ||
Kết quả chung | 3 | 16.7 | 15 | 83.3 |
Bảng khảo sát lần 1 trên trẻ:
Đối tượng |
Số trẻ |
Nội dung khảo sát |
Kết quả đạt được |
||||
Đạt |
Chưa đạt |
||||||
Số lượng |
Tỉ lệ |
Số lượng |
Tỉ lệ |
||||
Trẻ 5-6 tuổi. |
30 |
Mức độ hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt động có sử dụng GADT |
12 |
40 |
18 |
60 |
|
Khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ khi tham gia vào các hoạt động có sử dụng giáo án điện tử |
14 |
46.7 |
16 |
53.3 |
|||
Kết quả chung |
13 |
43.3 |
17 |
56.7 |
Thực trạng trên cho thấy đa số giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo án điện tử trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ở trường mầm non nhưng số giáo viên biết thiết kế và sử dụng giáo án điện tử còn hạn chế, giáo viên chưa biết cách khai thác từ kho tài nguyên.Từ đó dẫn đến tình trạng trẻ không hứng thú trong các hoạt động, mức độ đạt được của trẻ khi tham gia các hoạt động không cao. Khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ thấp….
Đây là những hạn chế trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non ………………… nói riêng cần sớm được khắc phục nhằm góp phần nâng chất lượng hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường Mầm non.
III. Một số biện pháp thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trong trường mầm non:
1. Một số biện pháp thiết kế giáo án điện tử trong trường mầm non.
a) Tìm nguồn tài liệu (hình ảnh, âm thanh, video…) để khi đưa vào các slide:
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn . Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với Giáo án điện tử, giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những đoạn video sinh động hấp dẫn để trẻ có hiểu biết cụ thể về các hiện tượng tự nhiên, về thế giới xung quanh muôn màu …. Những bản nhạc du dương, vui nhộn, hay những câu chuyện kể ly kỳ và hấp dẫn….
– Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên quan đến nội dung hoạt động; có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video…) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.
– Khi lựa chọn các hình trên mạng các bạn lưu ý 1 điều rằng nên lựa chọn tìm kiếm hình ảnh có size lớn khoảng từ 300 x 400 trở lên để lúc thể hiện lên Slide khi cần kéo phóng to hình ảnh vẫn giữ độ sắc nét cho trẻ dễ nhìn.
– Đối với những hình ảnh bạn không thể tìm được trên mạng mà trong thực tế xung quanh có: Ví dụ: Cảnh ngôi trưởng bé đang học, khi đó bạn có thể dùng máy tính xách tay hay điện thoại di động chụp sau đó cài vào các slide .
– Ngoài ra, tư liệu trên mạng internet rất phong phú, vì vậy giáo viên phải thật sự có ý thức học hỏi, khai thác và sử dụng có chọn lọc những tư liệu quý trên internet. Đừng quá tham lam tư liệu, có bao nhiêu cũng đưa vào bài giảng, làm cho bài giảng rất dễ bị loãng. Ví dụ, khi đã có đoạn phim hoặc hình ảnh quý… thì việc lựa chọn, xử lý, sử dụng sao cho hiệu quả là phải có sự chọn lọc.
b, Xử lý tài liệu (hình ảnh, âm thanh, video…) trước khi đưa vào các slide .
b1: Xử lý hình ảnh
– Bạn xử lý thế nào khi gặp được hình ảnh đẹp trên mạng, máy tính mà hình ảnh đó không cho copy?
Tôi cũng đã từng gặp trường hợp đi tìm hình ảnh trên mạng nhưng đến khi copy, tải về thì gặp phải sự cố vì hình ảnh đó không cho phép tải cũng như sao chép.
Tôi đã tìm tới khám phá và đã khắc phục được tình trạng trên như sau:
Khi đó tôi chụp lại nguyên màn hình máy tính bằng chính máy tính đang dùng hoặc chỉ chụp mình phần mà mình muốn.
…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm thiết kế và sử dụng giáo án điện tử trường Mầm non Mẫu sáng kiến kinh nghiệm trường Mầm non của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.