Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đưa giáo dục STEM vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi trong môn Khoa học cho học sinh lớp 5 giúp thầy cô tham khảo, khéo léo sử dụng giáo dục STEM trong dạy học Khoa học giúp người học làm chủ kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Giáo dục STEM mục đích chính là giúp học sinh phát triển tư duy lý thuyết và kỹ năng thực tiễn. Vậy mời thầy cô tham khảo thêm SKKN: Vận dụng giáo dục STEM vào dạy học Công nghệ lớp 3, biện pháp thực hiện giáo dục STEM có hiệu quả trong dạy học môn Khoa học 4 để có thêm nhiều kinh nghiệm.
SKKN: Một số biện pháp đưa giáo dục STEM vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi trong môn Khoa học cho học sinh lớp 5
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Xu hướng chung của giáo dục hiện đại là Giáo dục STEM, một phương pháp tiếp cận giảng dạy tập trung vào Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học. Xu hướng này đang được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển năng lực cho học sinh.
Thế giới đang thay đổi nhanh chóng bởi sự phát triển của khoa học và công nghệ. Giáo dục STEM giúp học sinh trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thích nghi và phát triển trong thế giới công nghệ cao, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện, sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề. Đây là những năng lực quan trọng giúp học sinh thành công trong học tập và trong cuộc sống. Giáo dục STEM giúp học sinh thích thú với khoa học và công nghệ. Qua đó, học sinh có thể khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân trong lĩnh vực STEM. Giáo dục STEM là xu hướng tất yếu của giáo dục hiện đại. Việc áp dụng hiệu quả Giáo dục STEM sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển năng lực cho học sinh, giúp các em thành công trong học tập và trong cuộc sống. Môn Khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giáo dục học sinh, cung cấp cho các em kiến thức cơ bản về các lĩnh vực khoa học như vật lý, hóa học, sinh học, địa chất,… Nhờ đó, học sinh có thể giải thích được các hiện tượng tự nhiên xung quanh, từ đó hình thành tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề một cách khoa học.
Hơn nữa, môn Khoa học còn khơi gợi niềm đam mê khám phá thế giới tự nhiên trong học sinh. Qua các thí nghiệm, hoạt động thực hành và tìm hiểu, học sinh sẽ có hứng thú tìm tòi, nghiên cứu khoa học, từ đó phát triển những tài năng khoa học tiềm năng cho đất nước.
Mặc dù sở hữu vô vàn ưu điểm nổi trội trong việc phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giáo dục STEM vẫn chưa được thực sự coi trọng trong các trường tiểu học hiện nay. Có rất nhiều lí do dẫn đến thực trạng này nhưng một phần là do giảng dạy
STEM đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng và khả năng truyền đạt sáng tạo. Tuy nhiên, số lượng giáo viên STEM có trình độ chuyên môn cao hiện nay còn hạn chế. Mặt khác, chương trình học hiện tại ở các trường tiểu học tập trung vào các môn học truyền thống như Toán, Văn, Tiếng Anh, khiến học sinh không có nhiều thời gian cho các hoạt động STEM.
Xuất phát từ các lí do trên, tôi lựa chọn sáng kiến “ Một số biện pháp đưa giáo dục Stem vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi trong môn khoa học cho học sinh lớp 5” để nghiên cứu và thực hiện trong năm học…… tại trường Tiểu học……
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến.
1.1. Thuận lợi.
– Về cơ sở vật chất: Nhà trường có đầy đủ các phòng học với 1 phòng/1 lớp đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ngày. Khuôn viên trường rộng rãi đầy đủ vườn trường với diện tích cây xanh che phủ hơn 50%; có sân chơi, sân tập thoáng mát đảm bảo diện tích thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động STEM. Nhà trường có mạng lưới phủ sóng wifi toàn trường và có phòng máy tính hiện đại giúp học sinh truy cập, thu thập thông tin trong các hoạt động STEM.
– Về giáo viên: Giáo viên khối lớp 5 trong năm học 2023 – 2024 đều có tuổi đời rất trẻ và đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, năng động, nhiệt tình trong công việc.
1.2. Khó khăn.
– Về học sinh: Trong năm học 2023 – 2024, khối lớp 5 có 163 học sinh biên chế vào 4 lớp, tính trung bình trên 40 học sinh/lớp. Sĩ số học sinh khá đông nên gặp khó khăn trong các hoạt động STEM.
– Về giáo viên: Trong năm học 2023 – 2024, giáo viên dạy lớp 5 đều trẻ tuy nhiệt huyết nhưng còn phần nào ít kinh nghiệm trong tổ chức các hoạt động giáo dục STEM.
– Về phụ huynh học sinh: Quan niệm của phụ huynh về giáo dục STEM còn rất hạn chế.
– Về chương trình: Chương trình giáo dục hiện hành chưa chú trọng đầy đủ đến giáo dục STEM. Việc đánh giá học sinh chưa phù hợp với phương pháp giáo dục STEM.
– Về cơ sở vật chất: Nhà trường chưa có phòng Khoa học, chưa có trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm phù hợp với phương pháp giáo dục STEM. Kinh phí để mua vật liệu thực hành làm sản phẩm STEM không có.
Với những thuận lợi và khó khăn như đã trình bày ở trên, để đảm bảo tính khách quan tôi đã lựa chọn 2 lớp 5 ( lớp 5A1 là lớp thực nghiệm, lớp 5A2 là lớp đối chứng) để tiến hành khảo sát về chất lượng, năng lực cũng như hứng thú đối với môn Khoa học 5 và thu được kết quả như sau:
Bảng khảo sát chất lượng môn Khoa học
Lớp |
Sĩsố |
Hoànthànhtốt |
Hoànthành |
Chưahoànthành |
|||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
5A1 |
43 |
6 |
13,95 |
32 |
74,42 |
5 |
11,63 |
5A2 |
41 |
6 |
14,63 |
31 |
75,61 |
4 |
9,76 |
Bảngkhảosát nănglựcmônKhoa học
Nănglực |
Lớp5A1 |
Lớp5A2 |
||
Sốlượng |
% |
Sốlượng |
% |
|
Tựphụcvụ,tự quản |
43 |
100 |
41 |
100 |
Hoàn thành tốt |
30 |
69,77 |
31 |
75,61 |
Hoàn thành |
13 |
30,23 |
10 |
24,39 |
Chưa hoàn thành |
0 |
0 |
0 |
0 |
Hợptác |
43 |
100 |
41 |
100 |
Hoàn thành tốt |
20 |
46,51 |
20 |
48,78 |
Hoàn thành |
23 |
53,49 |
21 |
51,22 |
Chưa hoàn thành |
0 |
0 |
0 |
0 |
Tựhọcvàgiảiquyếtvấn đề |
43 |
100 |
41 |
100 |
Hoàn thành tốt |
10 |
23,26 |
10 |
24,39 |
Hoàn thành |
28 |
65,11 |
27 |
65,85 |
Chưa hoàn thành |
5 |
11,63 |
4 |
9,76 |
BảngkhảosátmứcđộhứngthúmônKhoahọc
Lớp |
Sĩsố |
Rấthứng thú |
Hứngthú |
Bìnhthường |
Khônghứngthú |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
5A1 |
43 |
6 |
13,95 |
10 |
23,26 |
22 |
51,16 |
5 |
11,63 |
5A2 |
41 |
6 |
14,63 |
11 |
24,39 |
20 |
48,78 |
4 |
9,76 |
Qua 3 bảng kết quả khảo sát cho thấy cả 2 lớp 5A1 và 5A2 có sĩ số gần tương đương nhau và cả 2 lớp đều có chất lượng, năng lực và mức độ hứng thú đối với môn Khoa học tương đương nhau.
…
>> Tải file để tham khảo toàn bộ tài liệu!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp đưa giáo dục STEM vào dạy học nhằm nâng cao các năng lực cốt lõi trong môn Khoa học cho học sinh lớp 5 Sáng kiến kinh nghiệm lớp 5 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.