Mỗi khi da chúng ta bi đen sạm, tàn nhang thì nguyên nhân chính gây ra tình trạng là tăng sắc tố melanin. Vậy melanin là gì và nó có tác dụng như thế nào đối với làn da. Hãy cùng tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé.
Melanin là gì?
Melanin là sắc tố quyết định màu da của mỗi người, được tạo ra từ những tế bào da gọi là melanocytes (tế bào biều bì tạo hắc tố), nằm phân bố ở lớp đáy của thượng bì. Melanocytes có chứa enzyme Tyrosinase.
Melanin được hình thành do tác động của men Tyrosinase và còn bởi các tác nhân từ môi trường chủ yếu là do tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Ngoài ra sự tạo thành melanin còn chịu ảnh hưởng bởi nội tiết tố và thần kinh.
Sắc tố Melanin tồn tại dưới 2 dạng chính: Eumelanin nâu đậm đến đen và Pheomelanin nâu đỏ. Những phân tử này tồn tại với tỉ lệ khác nhau tạo ra nhiều chủng loại da khác nhau ở cơ thể người.
Eumelanin tồn tại nhiều nhất ở những người có làn da tối màu. Eumelanin mang đến sắc tố nâu và đen cho làn da, mái tóc và đôi mắt. Bởi thế, khi về già con người có dấu hiệu tóc bạc do hàm lượng Melanin lúc này được sản xuất ít dần đi. Tóc sẽ dần mất đi màu đen nguyên thuỷ của nó.
Melanin có ở đâu?
Melanin được tìm thấy ở tóc, da, sắc tố lòng đen của mắt,….
Lúc trẻ thì cơ thể con người sản xuất ra đủ chất melanin để tạo màu cho tóc, da,… nhưng càng lớn thì lượng melanin sản xuất dần ít đi vì thế sẽ có tình trạng da xỉn màu, màu tóc trở nên bạc hơn.
Các bệnh lý gây ra bởi Melanin
Bệnh bạch tạng
Bạch tạng (albinism) là bệnh giảm sắc tố di truyền, liên quan đến sự rối loạn về hoạt động gây suy giảm sản xuất hoặc mất hoàn toàn việc sản sinh sắc tố melanin trong cơ thể. Làm giảm sắc tố đồng đều ở da, tóc và võng mạc.
Biểu hiện chung của người bị bệnh bạch tạng có làn da trắng, tóc trắng sáng và có thể có vấn đề về thị lực, đặc biệt màu mắt còn có thể thay đổi theo tuổi tác và có màu sắc từ xanh nhạt đến nâu. Có nhiều phân loại khác nhau từ mức độ nghiêm trọng đến nhẹ, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn.
Nám da
Hiện tượng những mảng màu tối, các đốm, đen hoặc xám nâu xuất hiện trên mặt là biểu hiện của nám da. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nám da đó là do: Rối loạn hormone trong cơ thể, di truyền, tác động của ánh sáng mặt trời, thuốc tránh thai, hoặc do chế độ chăm sóc da không đúng cách,…Những phương pháp điều trị nám da là sử dụng kem chống nắng, điều trị bằng laser, lột da bằng hóa chất tuy nhiên chỉ có thể làm mờ chứ không thể chữa trị hoàn toàn.
Bệnh bạch biến
Bệnh bạch biến xảy ra khi mất tế bào melanocytes, hiện tượng xuất hiện những mảng da có màu trắng mịn. Để điều trị loại bệnh này có thể áp dụng các phương pháp: Sử dụng thuốc nhuộm, liệu pháp chiếu tia UV, thuốc nhạy sáng (light-sensitive), kem corticosteroid và phẫu thuật. Đây là loại bệnh lành tính, không lây và hiện tại chưa có cách chữa trị khỏi hoàn toàn
Mất sắc tố sau khi da bị tổn thương
Đối với vùng da bị tổn thương do bị bỏng, phồng rộp hoặc bị nhiễm trùng, lúc này cơ thể không thể sản sinh ra lượng melanin ở khu vực bị tổn thương nữa, dẫn đến tình trạng mất sắc tố da, làm cho vùng da không đều màu. Tuy nó không ảnh hưởng gì đến cơ thể, nhưng lại gây mất thẩm mỹ, bạn có thể che khu vực này bằng cách trang điểm nếu muốn.
Bệnh Parkinson
Đối với người mắc bệnh Parkinson – một trong những bệnh về thần kinh, lượng neuromelanin có trong não của người bệnh bị giảm xuống do các tế bào não ở khu vực chất đen (substantia nigra) bị chết. Biểu hiện của bệnh là không thể kiểm soát được vận động của cơ bắp dẫn đến tình trạng đi lại khó khăn, cử động chân chạp, chân tay bị run cứng. Thông thường, khi chúng ta già đi thì lượng neuromelanin trong não tăng lên.
Mất thính lực
Melanin đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thính giác. Một số nghiên cứu cho rằng người có quá ít melanin có thể sẽ bị mất thính giác hoặc điếc.
Cấu trúc của Melanin
Màu da, màu tóc và màu mắt ở con người do các sắc tố Melanin (đen), Carotene (vàng), Oxyhemoglobin ( đỏ ) và Hemoglobin khử ( xanh ) hòa trộn tạo nên.
Hắc tố Melanin là những hạt không đều, sinh ra từ các tế bào đáy của lớp thượng bì (biểu bì) trong cấu trúc da.
Chúng chịu trách nhiệm cho màu của da, tóc và mắt, và trách nhiệm này phụ thuộc vào lưu lượng máu của mỗi cơ thể. Mặc dù có nhiều yếu tố khác quyết định màu da của bạn, nhưng melanin lại là nguyên nhân chủ yếu.
Melanin cũng như “con dao hai lưỡi”. Chúng vừa bảo vệ cho làn da tự nhiên, vừa là thủ phạm phá hoại khiến da trở nên sạm nám.
Vai trò chính của Melanin
Vai trò của Melanin cũng vô cùng quan trọng đối với làn da. Melanin giúp chống lại tác động nhiệt từ bên ngoài: lửa và nắng. Melanin giúp cân bằng nhiệt độ cho cơ thể và giúp kháng khuẩn. Sự có mặt của Melanin giúp cơ thể chống bức xạ tia cực tím. Từ đó, chúng giúp chống oxy hóa làn da. Tuy nhiên, hàm lượng Melanin sản sinh quá nhiều có thể sản sinh nám.
Quan trọng hơn, con người không thể quyết đinh hàm lượng Melanin. Ba yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng Melanin bao gồm: yếu tố di truyền, vitamin D và mức độ tiếp xúc với tia cực tím. Khoa học chứng minh nếu cơ thể thiếu Melanin trong một thời gian dài có thể gây tử vong. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu hụt Vitamin D.
Melanin phụ thuộc vào lượng sắc tố melanin trong da do các quá trình sản xuất của các tế bào melanocytes (tế bào biểu bì tạo hắc tố). Điều này dẫn đến da người có thể có màu đậm nhạt khác nhau và người ở những vùng khác nhau cũng sẽ có màu da khác nhau.
Các tế bào biểu bì sắc tố chiếm khoảng 7% số lượng tế bào da. Có 2 loại melanin chính:
- Pheomelanin (Vàng đến đỏ)
- Eumelanin (Nâu đậm đến đen)
Số lượng tế bào biểu bì tạo sắc tố ở người là bằng nhau. Màu da phụ thuộc vào hoạt động chứ không dựa vào số lượng các tế bào này. Ngoài ra, tỷ lệ người nhiễm bệnh bạch tạng – một chứng bệnh xảy ra ở người bị thiếu melanin bẩm sinh là 1/110.000.
Màu mắt cũng được quyết định bởi melanin và trẻ nhỏ phải mất đến khoảng 6 tháng để hoàn thiện màu da của mình.
Cơ chế hình thành hắc tố Melanin
Melanin được xem là nguyên nhân chính của sự hình thành các vết đốm sậm màu trên da. Khi lượng melanin tăng quá mức, mà một nguyên nhân chính làm tăng sản xuất melanin trong cơ thể là tiếp xúc quá lâu dưới ánh mặt trời và rồi khi không tiếp xúc vói tia cực tím nữa thì lượng melanin được sản sinh trở nên dư thừa dẫn đến nám da, đen da.
Cách để tăng melanin
Để có thể tăng sắc tố melanin cho làn da, việc sử dụng các chất dinh dưỡng có trong tự nhiên là một trong những cách đơn giản và dễ thực hiện nhất. Các nghiên cứu cho rằng các loại dinh dưỡng dưới đây có thể giúp cơ thể bạn sản xuất nhiều melanin hơn.
Bổ sung chất chống oxy hóa
Chất chống oxy hoá có tác dụng ngăn chặn quá trình lão hoá sớm cũng như các bệnh liên quan đến thoái hoá của cơ thể, ngoài ra chúng còn có khả năng tăng sinh sản xuất melanin. Áp dụng chế độ ăn nhiều những loại thực phẩm trái cây và rau củ quả, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và một số loại thịt (thịt gia cầm và cá,…) là một trong những cách bổ sung chất chống oxy hóa.
Bổ sung vitamin A
Vitamin A là một loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe làn da, nhờ chứa beta carotene và carotenoid (chất tạo ra màu đỏ, vàng và cam) đóng một vai trò trong việc sản xuất melanin và chống tia cực tím. Bạn có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều các loại rau, củ như: Cà rốt, khoai lang, rau bina và đậu Hà Lan, cá và thịt.
Tuy nhiên cần sử dụng vitamin A một cách hợp lý vì vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo nên nó có thể tích tụ trong cơ thể bạn. Viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo:
Bổ sung vitamin E
Bổ sung vitamin E là một trong những cách làm tăng sắc tốt melanin hữu hiệu vì bản thân vitamin E cũng là chất chống oxy hóa và có thể tăng mức độ melanin. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy việc sử dụng vitamin E sẽ giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng 2 cách: Uống thuốc có chứa thành phần vitamin E hoặc ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin E hơn như rau, ngũ cốc, các loại hạt và quả hạch.
Thảo mộc và thực vật
Trà xanh và nghệ, rất giàu flavonoid và polyphenol, có thể làm tăng hắc tố và có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV. Dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh các loại thảo mộc có tác dụng tăng sản xuất melanin, nhưng thực tế việc sử dụng các loại thảo mộc này thực sự hiệu quả cho làn da của bạn.
Như vậy mình đã giới thiệu đến bạn những thông tin cơ bản về melanin là gì rồi. Mong rằng với những thông tin này bạn sẽ hiểu hơn về melanin và biết được cách chăm sóc da của mình tốt hơn nhé.
Bạn sẽ quan tâm:
>>> Collagen là gì? Tác dụng của collagen với làn da và cơ thể như thế nào
>>> Gốc tự do là gì? Và chúng có tác hại thế nào đến làn da, sức khoẻ của bạn
>>> Paraben là gì? Tác hại của mỹ phẩm có chứa Paraben
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn