Bạn đang xem bài viết Sả và các công dụng tuyệt vời từ sả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sả là gia vị trong món ăn hằng ngày, là hương liệu tuyệt vời trong trị liệu và ngành nước hoa. Không những thế sả còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hãy cùng An Khang tìm hiểu về những lợi ích tuyệt vời này.
Sả là loại cây thân thuộc và nhiều công dụng với sức khỏe, nó thường được sử dụng làm gia vị và nó cũng là một vị thuốc thường được sử dụng trong dân gian. Vậy sả là gì và nó có tác dụng gì đối với sức khỏe, cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Giới thiệu về cây sả
Sả còn có tên gọi là sả chanh, tên khoa học là Cymbopogon citratus, là loại thực vật sinh sôi ở vùng nhiệt đới. Có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Hiện nay được trồng ở Châu Á, Phi, Úc, Bắc và Nam Mỹ.
Tại Việt Nam, sả có thể được tìm thấy khắp ba miền, từ ngoài chợ vào đến hệ thống các siêu thị, từ vườn nhà đến tủ lạnh mỗi gia đình đều có loại gia vị này, vì sự thân thuộc, gắn bó của nó đối với đời sống hằng ngày.
Sả là một loại cây bụi, lá cây có màu xanh lục, lá hẹp và dài giống lá lúa, lá cỏ tranh. Sả thường dùng trong nhiều món ăn và để chế biến tinh dầu. Tinh dầu sả được sử dụng trong liệu pháp hương thơm để làm trong lành không khí, giảm căng thẳng và nâng cao tinh thần.
Cây sả có hương thơm tươi mới đặc trưng, một số người cho rằng nó có mùi giống như mùi chanh và mùi tươi xanh như cành cây mới cắt.
Theo Đông y, sả có vị the và hơi cay, tính ấm. Lá cây sảchứa 0,4-0,8% tinh dầu ở dạng dễ bay hơi, thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh. Thành phần chủ yếu của củ sả là citral (65 – 85%), geraniol (40%).
Các công dụng của sả
Tác dụng chống viêm
Theo Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering, hai trong số các hợp chất chính trong sả, citral và geraniol, được cho là chịu trách nhiệm về lợi ích chống viêm của nó [1].
Sả có chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến với công dụng chống oxy hóa và chống viêm. Quercetin làm giảm viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và ngăn ngừa bệnh tim.
Những hợp chất này được cho là giúp ngăn chặn việc giải phóng một số dấu hiệu gây viêm trong cơ thể bạn.
Tác dụng chống oxy hóa
Theo một nghiên cứu được công bố, sả có chứa một số chất chống oxy hóa, có thể giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể bạn có thể gây bệnh. Các chất chống oxy hóa này gồm là axit chlorogenic, isoorientin và swertiajaponin. Những chất chống oxy hóa này có thể giúp ngăn ngừa rối loạn chức năng của các tế bào bên trong động mạch vành của bạn [2].
Bên cạnh đó, trong sả có chứa thành phần beta-carotene-1 là chất chống oxy hóa cũng có thể giúp cơ thể ngăn ngừa ung thư.
Đặc tính kháng khuẩn
Theo một nghiên cứu trong ống nghiệm năm 2012 được công bố bởi Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ tinh dầu sảcó khả năng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans – vi khuẩn gây sâu răng [3].
Tinh dầu sả chanh đã cho thấy tác dụng chống nấm và chống viêm khi bôi tại chỗ. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bôi dầu sả trên chuột nhiễm nấm và tình trạng da viêm ở chuột. Hơn nữa nghiên cứutinh dầu sả chanh và các ion bạc có thể hoạt động cùng nhau chống lại một số loại vi khuẩn và nấm trong ống nghiệm cho thấy hứa hẹn là một phương pháp điều trị hiệu quả cho các tình trạng da, nhưng vẫn cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa [4].
Có thể giúp thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh
Một nghiên cứu năm 2012 ở loài gặm nhấm cho thấy sả cũng có thể có hiệu quả chống lại bệnh viêm loét dạ dày [5].
Nghiên cứu cho thấy tinh dầu của lá sả có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày chống lại tác hại gây viêm loét dạ dày của aspirin và ethanol. Sử dụng aspirin thường xuyên là nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm loét dạ dày.
Tác dụng ợi tiểu
Thuốc lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn, loại bỏ chất lỏng và natri dư thừa trong cơ thể. Thuốc lợi tiểu thường được kê đơn nếu bạn bị suy tim, suy gan hoặc phù nề .
Một nghiên cứu năm 2001 đánh giá tác dụng của trà sả trên chuột cho thấy hoạt động lợi tiểu tương tự như trà xanh mà không gây tổn thương nội tạng hoặc các tác dụng phụ khác. Trong nghiên cứu này, trà sả được cho chuột uống trong khoảng thời gian sáu tuần [6].
Giảm huyết áp tâm thu
Trong một nghiên cứu quan sát năm 2012, 72 tình nguyện viên nam được cho uống trà sả hoặc trà xanh. Những người uống trà sả đã giảm huyết áp tâm thu vừa phải và huyết áp tâm trương tăng nhẹ. Họ cũng có nhịp tim thấp hơn đáng kể [7].
Mặc dù những phát hiện này rất thú vị nếu bạn bị huyết áp tâm thu cao, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn cảnh báo rằng những người đàn ông có vấn đề về tim nên sử dụng sả ở mức độ vừa phải. Điều này có thể giúp bạn tránh bị tụt nhịp tim hoặc tăng huyết áp tâm trương một cách nguy hiểm.
Điều chỉnh lượng cholesterol trong máu
Cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Một nghiên cứu đã xuất bản cho rằng rằng chiết xuất tinh dầu sả giúp giảm cholesterol ở động vật. Tuy nhiên việc giảm cholesterol phụ thuộc vào liều lượng sử dụng [8].
Vào năm 2011, nghiên cứu sâu hơn trên chuột đã xác nhận tính an toàn lâu dài của tinh dầu sả chanh lên đến 100mg mỗi ngày. Tuy nhiên cần nghiên cứu thêm về hoạt động giảm cholesterol của tinh dầu sả trên người [9].
Giúp làm giảm các triệu chứng của tiền kinh nguyệt (PMS)
Trà sả được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên chữa đau bụng kinh, đầy hơi và bốc hỏa. Không có bất kỳ nghiên cứu cụ thể nào về sả và các triệu chứng tiền kinh nguyệt, nhưng về lý thuyết, các đặc tính làm dịu dạ dày và chống viêm của nó có thể hữu ích với các triệu chứng khó chịu này.
Các cách sử dụng sả
Sả tươi có thể là gia vị trong các món ăn hằng ngày, giúp món ăn thêm thơm ngon đậm vị. Hãy thêm sả vào các món ăn để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Khi được pha thành trà, đây được coi là một phương pháp điều trị tăng cường miễn dịch cho nhiều loại bệnh bao gồm đau dạ dày, sốt và tiêu đờm. Bạn có thể làm trà sả bằng cách nấu sả với chanh hoặc gừng để gia tăng khả năng kháng khuẩn, đặc biệt tốt cho hệ hô hấp của bạn. Hiện nay có nhiều sản phẩm có chứa sả sấy khô, được đóng vào các túi lọc để tiện lợi hơn trong sử dụng.
Sả cũng được điều chế thành tinh dầu sả để dùng trong trị liệu, hương liệu.
Dân gian ta thường cho sả tươi vào nồi nước xông để giúp giải cảm, hạ sốt. Tuy nhiên phương pháp này không phải ai cũng có thể sử dụng.
Những lưu ý khi sử dụng sả
Sả là loại cây tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, khi dùng sả, người dùng không nên lạm dụng, sử dụng với liều lượng lớn.
– Trước khi sử dụng, người dùng cần rửa sả sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc tím để loại bỏ mầm mống sâu bệnh, vi trùng, thuốc trừ sâu,…
– Trước khi áp dụng các bài thuốc từ sả, người bệnh nên tham khảo ý kiến, xin lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
– Người bị cảm nhiệt, cảm nắng không nên dùng các bài thuốc từ sả để xông hoặc uống. Người bệnh có thể sẽ bị hao khí và tân dịch.
– Không nên uống tinh dầu sả hay ngửi trực tiếp: Nếu ngửi trực tiếp tinh dầu, bạn có thể gặp vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và gặp nguy hiểm đến tính mạng nếu nuốt phải thuốc chống côn trùng làm từ dầu sả.
– Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều sả: Khi mang thai không nên ăn sả hoặc các thực phẩm chứa sả, vì sả có tính kích thích tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai
Đối với tinh dầu luôn đậy kín nắp sau khi sử dụng, bảo quản nơi mát mẻ và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Không dùng trực tiếp lên vết thương hở. Không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 7 tuổi và người có da nhạy cảm. Hạn chế với phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Mong rằng qua bài viết bạn có thể tận dụng sả để tăng cường sức khỏe. Thế nhưng bạn không nên tự điều trị bất kỳ tình trạng nào bằng sả hoặc sử dụng nó thay cho các loại thuốc đã kê đơn mà không có sự chấp thuận từ bác sĩ.
Nguồn: Webmd, Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Sử dụng sả để trị cảm
>>>>> Lợi ích của tinh dầu sả
Nguồn tham khảo
-
Lemongrass
https://www.mskcc.org/cancer-care/integrative-medicine/herbs/lemongrass
-
Free Radical Scavengers and Antioxidants from Lemongrass (Cymbopogon citratus (DC.) Stapf.)
https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/jf0479766
-
Antimicrobial activity of commercially available essential oils against Streptococcus mutans
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22430697/
-
The in vitro antimicrobial activity of Cymbopogon essential oil (lemon grass) and its interaction with silver ions
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26055131/
-
Investigation of the Mechanisms Underlying the Gastroprotective Effect of Cymbopogon Citratus Essential Oil
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3326778/
-
Diuretic studies on lemon grass tea from Cymbopogon citratus (DC) Stapf in rat
https://www.researchgate.net/publication/289409554
-
Effect of Lemongrass and Green tea on blood pressure and heart rate
https://www.researchgate.net/publication/260230919
-
Scientific basis for the therapeutic use of Cymbopogon citratus, stapf (Lemon grass)
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3217679/
-
Cholesterol reduction and lack of genotoxic or toxic effects in mice after repeated 21-day oral intake of lemongrass (Cymbopogon citratus) essential oil
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0278691511002699
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sả và các công dụng tuyệt vời từ sả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.