Bạn đang xem bài viết Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Rối loạn cương dương ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của nam giới cũng như trong đời sống tình dục. Hãy cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu về nguyên nhân và cách khắc phục chứng rối loạn cương dương nhé!
Rối loạn cương dương là gì?
Rối loạn cương dương (Erectile dysfunction) là một tình trạng “bất lực”, khó cương cứng hoặc khó duy trì trạng thái cương cứng khi quan hệ tình dục ở nam giới.
Rối loạn cương dương dẫn đến tâm lý mắc cỡ, ngượng ngùng ở nam giới, đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm lý, tình cảm ở nữ giới có chồng hoặc bạn tình bị rối loạn cương dương. Nam giới thường có tâm lý ngần ngại khi trao đổi về tình trạng này cũng như tránh sinh hoạt tình dục và mặc cảm tội lỗi, tự ti.
Nguyên nhân gây rối loạn cương dương
Các nguyên nhân vật lý
Rối loạn cương dương có thể do các bệnh lý khác gây nên như:
- Bệnh tim
- Bệnh Parkinson
- Bệnh xơ cứng bì
- Bệnh Peyronie (cong dương vật)
- Béo phì
- Bệnh đái tháo đường
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Testosterone thấp
- Xơ vữa động mạch
- Hội chứng chuyển hóa
- Đang sử dụng một số loại thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị Parkinson, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc an thần, thuốc giãn cơ, thuốc NSAID, thuốc đối kháng thụ thể histamin H2, thuốc hormone, thuốc hóa trị, thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt và thuốc chống động kinh)
- Hút thuốc lá, nghiện rượu và các chất kích thích khác
- Rối loạn giấc ngủ
- Đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt hoặc tuyến tiền liệt mở rộng
- Từng trải qua chấn thương hoặc phẫu thuật ở vùng xương chậu hoặc tủy sống
Các nguyên nhân tâm lý
Não bộ đóng một vai trò quan trọng trong việc kích hoạt một loạt các sự kiện thể chất dẫn đến sự cương cứng, bắt đầu bằng cảm giác hưng phấn tình dục. Theo đó, có một số nguyên nhân tâm lý có thể cản trở quá trình này và thậm chí gây ra hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn cương dương, bao gồm:
- Trầm cảm, lo lắng hoặc các bệnh lý thần kinh khác
- Stress
- Các vấn đề về mối quan hệ do stress, ít giao tiếp hoặc các mối bận tâm khác
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn cương dương khá đa dạng
Triệu chứng của rối loạn cương dương
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của rối loạn cương dương là việc khó cương cứng và không thể duy trì sự cương cứng trong các hoạt động tình dục.
Một số triệu chứng khác như là:
- Xuất tinh sớm.
- Xuất tinh chậm.
- Không thể đạt được sự cực khoái khi xuất tinh (Anorgasmia).
Mối liên hệ giữa trầm cảm và rối loạn cương dương
Trầm cảm có thể đi kèm với rối loạn cương dương ở nam giới vì họ thường cảm thấy tức giận, thất vọng, buồn bã, không tự tin và thậm chí là kém “nam tính”.
Trầm cảm đi kèm với rối loạn cương dương có thể điều trị được. Điều đầu tiên và quan trọng nhất bạn cần phải thừa nhận rằng mình mắc rối loạn cương dương và hãy chia sẻ với bác sĩ một cách chân thật nhất về tình trạng của mình. Từ đó việc giải quyết các vấn đề trở nên dễ dàng hơn.
Biến chứng nguy hiểm
Suy giảm khả năng sinh sản: Khi mắc rối loạn cương dương thì hàm lượng testoterone trong máu sẽ giảm dẫn đến giảm ham muốn, dương vật khó cương cứng và chất lượng tinh trùng giảm đáng kể.
Ảnh hưởng lớn đến tâm lý: Tâm lý mắc cỡ, ngượng ngùng khi mắc rối loạn cương dưỡng khiến bạn có thể trở nên cô lập, thụ động và ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè, công việc, gia đình.
Ảnh hưởng đến bạn tình: Do ảnh hưởng lớn của rối loạn cương dương nên hoạt động tình dục sẽ bị giảm đi và điều này có thể ảnh hưởng đến nửa kia của bạn.
Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cả thể xác và tinh thần
Cách chẩn đoán bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và đề xuất phương pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh mãn tính hoặc bác sĩ nghi ngờ có thể liên quan đến một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, bạn có thể cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm như:
- Khám sức khỏe: Điều này có thể bao gồm kiểm tra cẩn thận dương vật, tinh hoàn và kiểm tra dây thần kinh để biết cảm giác.
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh tim, đái tháo đường, mức testosterone thấp và các tình trạng sức khỏe khác.
- Xét nghiệm nước tiểu: Tương tự như xét nghiệm máu, được sử dụng để tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh đái tháo đường và các bệnh lý tiềm ẩn khác.
- Siêu âm: Kiểm tra liệu có vấn đề về lưu lượng máu ở dương vật hay không. Thử nghiệm này đôi khi cũng được kết hợp với việc tiêm thuốc vào dương vật để kích thích lưu lượng máu và gây cương cứng.
- Khám tâm lý: Bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích sàng lọc trầm cảm và xác định các nguyên nhân tâm lý khác có thể gây ra rối loạn cương dương
Hãy đi khám nếu nghi ngờ mắc bệnh rối loạn cương dương
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Hãy đến khám bác sĩ nếu như bạn đang gặp phải các triệu chứng sau:
- Bạn lo lắng về khả năng cương cứng của mình hoặc bạn đang gặp các vấn đề về tình dục khác như xuất tinh sớm hoặc chậm xuất tinh.
- Bạn bị đái tháo đường, bệnh tim hoặc một bệnh lý đã biết khác có thể liên quan đến rối loạn cương dương.
Nơi khám chữa bệnh nam khoa
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM
- Hà Nội: Phòng khám nam khoa Thái Hà, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đại Học Y
Các phương pháp chữa bệnh
Các loại thuốc uống như tadalafil, viagra, vardenafil làm giãn cơ trơn dương vật, tăng lưu lượng máu đến dương vật và gây cương cứng. Tuy nhiên các loại thuốc trên cũng có các tác dụng không mong muốn như đau lưng, đau đầu, khó tiêu và phân đổi màu.
Thuốc tiêm được sử dụng là những thuốc có thành phần tương tự như hormone sinh dục nam, có tác dụng cương dương. Các loại thuốc này được tiêm vào đế hoặc thân dương vật khi các thuốc đường uống không hiệu quả.
Dùng thuốc đặt để đặt vào niệu đạo. Sau khi đặt, thuốc sẽ được hấp thu vào cơ thể và gây cương. Mặt khác, cả thuốc tiêm và thuốc đặt đều có nhược điểm là mất thời gian chuẩn bị và phải bảo quản thuốc.
Bơm chân không dương vật có tác dụng làm tăng lưu lượng máu tới dương vật và gây cương cứng. Phương pháp này bao gồm việc lắp một vòng khóa vào đế dương vật để giữ dương vật vẫn cương cứng sau khi rút bơm do làm chậm tốc độ máu thoát đi.
Cấy thiết bị hỗ trợ vào cơ thể bao gồm việc cấy một xilanh vào khoang dương vật, và được bơm căng nhờ chiếc bơm gắn trong bìu. Hoặc cũng có thể cấy một que có tính bán rắn, có thể uốn cong, nằm trong dương vật và có thể dùng tay để nắn thành trạng thái cương cứng hoặc mềm.
Phẫu thuật mạch là phương pháp ít khi được dùng trong điều trị rối loạn cương dương, nhưng nó cũng có thể được xem là phương án cuối cùng đối với một số người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế lượng chất béo bão hòa, ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể mang lại lợi ích cho nam giới bị rối loạn cương dương.
Giảm cholesterol: Cholesterol cao có thể làm cứng, thu hẹp hoặc chặn các động mạch (xơ vữa động mạch) dẫn đến dương vật. Chúng ta co thể giảm cholesterol thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và dùng thuốc.
Luyện tập thể dục đều đặn: Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc rối loạn cương dương và kiểm soát căng thẳng. Tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ những môn thể thao mà bạn dự định thực hiện xem có phù hợp với tình trạng của bạn hay không.
Tập thể dục thường xuyên sẽ quả cải thiện tình trạng rối loạn cương dương
- Gãy dương vật
- 13 Sự thật về dương vật có thể bạn chưa biết
- Liệt dương
Nhà Thuốc An Khang đã chia sẻ với bạn các thông tin cần biết về bệnh rối loạn cương dương. Nếu thấy hay và bổ ích, bạn hãy chia sẻ bài viết này đến những người mình quan tâm để cùng hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé.
Nguồn: Mayo Clinic, NHS, Cleveland Clinic, Healthline
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa 1 Chung Tuấn Khiêm
Bệnh viện Bình Dân
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Rối loạn cương dương: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.