Tuấn Anh, chủ xưởng cơ khí tại quận 12 (TP HCM), được biết đến là người thường xuyên chế tạo các loại đồ vật từ linh kiện ôtô, xe máy và các loại máy móc khác. Sản phẩm gần nhất của anh là robot Bumblebee, phỏng theo nhân vật chính trong bộ phim giả tưởng Transformers của đạo diễn Michael Bay.
Tuấn Anh, chủ xưởng cơ khí tại quận 12 (TP HCM), được biết đến là người thường xuyên chế tạo các loại đồ vật từ linh kiện ôtô, xe máy và các loại máy móc khác. Sản phẩm gần nhất của anh là robot Bumblebee, phỏng theo nhân vật chính trong bộ phim giả tưởng Transformers của đạo diễn Michael Bay.
Robot có chiều cao khoảng 2,3 m, và nặng 600 kg, được trang bị tính năng cử động các khớp tay, hông, đầu, phun lửa, phun khói.
Robot có chiều cao khoảng 2,3 m, và nặng 600 kg, được trang bị tính năng cử động các khớp tay, hông, đầu, phun lửa, phun khói.
Quá trình xây dựng robot bắt đầu bằng việc hàn kết nối các thanh thép gân trong xây dựng để làm phần “khung xương”, sau đó các chi tiết máy được gắn lên, tạo hình, bắn cát để hiệu chỉnh bề mặt, sơn, tạo hiệu ứng “bụi bặm” cho cơ thể và cuối cùng là vệ sinh.
Quá trình xây dựng robot bắt đầu bằng việc hàn kết nối các thanh thép gân trong xây dựng để làm phần “khung xương”, sau đó các chi tiết máy được gắn lên, tạo hình, bắn cát để hiệu chỉnh bề mặt, sơn, tạo hiệu ứng “bụi bặm” cho cơ thể và cuối cùng là vệ sinh.
Các chi tiết ốp bên ngoài được làm bằng nhôm, thép, có tạo hiệu ứng trầy xước như robot đã từng chinh chiến trên chiến trường. Các chi tiết này được gia công bằng máy CNC.
Các chi tiết ốp bên ngoài được làm bằng nhôm, thép, có tạo hiệu ứng trầy xước như robot đã từng chinh chiến trên chiến trường. Các chi tiết này được gia công bằng máy CNC.
Tuấn Anh cho biết thời gian thực hiện dự án là gần 3 tháng, với công đoạn lâu nhất là tạo hình, dáng đứng cho robot một cách sống động nhất, và chế tạo các khớp chuyển động.
Tuấn Anh cho biết thời gian thực hiện dự án là gần 3 tháng, với công đoạn lâu nhất là tạo hình, dáng đứng cho robot một cách sống động nhất, và chế tạo các khớp chuyển động.
Để khiến cho robot có thể chuyển động, Tuấn Anh sử dụng các xi-lanh thủy lực hoặc môtơ điện trên khớp nối, và ra lệnh cho xi-lanh/môtơ qua bộ điều khiển từ xa.
Để khiến cho robot có thể chuyển động, Tuấn Anh sử dụng các xi-lanh thủy lực hoặc môtơ điện trên khớp nối, và ra lệnh cho xi-lanh/môtơ qua bộ điều khiển từ xa.
Tính năng đặc biệt của robot là súng phun lửa và phun khói. Hệ thống phun lửa dùng ống dẫn, van điều tiết để chuyển hơi ga từ bình mini đến họng súng, sau đó kích điện để bắt lửa, phun về phía trước.
Tính năng đặc biệt của robot là súng phun lửa và phun khói. Hệ thống phun lửa dùng ống dẫn, van điều tiết để chuyển hơi ga từ bình mini đến họng súng, sau đó kích điện để bắt lửa, phun về phía trước.
Hệ thống phun khói tạo nên bởi dung dịch chuyên dụng, được tích hợp chung trên họng súng của hệ thống phun lửa. Khói này không độc hại với sức khỏe con người.
Hệ thống phun khói tạo nên bởi dung dịch chuyên dụng, được tích hợp chung trên họng súng của hệ thống phun lửa. Khói này không độc hại với sức khỏe con người.
“Đầu não” của robot được đặt tại chân đế. Tại đây là hệ thống mạch điều khiển, dẫn dẫn và bộ thu sóng RF (Radio Frequency) của điều khiển từ xa. Bộ điều khiển từ xa là loại thường được dùng cho xe, máy bay mô hình, nhưng đã được lập trình lại để sử dụng điều khiển các chức năng của robot.
“Đầu não” của robot được đặt tại chân đế. Tại đây là hệ thống mạch điều khiển, dẫn dẫn và bộ thu sóng RF (Radio Frequency) của điều khiển từ xa. Bộ điều khiển từ xa là loại thường được dùng cho xe, máy bay mô hình, nhưng đã được lập trình lại để sử dụng điều khiển các chức năng của robot.
Tuấn Anh cho rằng việc chọn lựa đúng linh kiện thích hợp để gắn vào robot là một việc khó khăn nhất, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và mắt nghệ thuật, để biết bộ phận nào của robot cần gắn chi tiết nào, nhằm cho ra sản phẩm đẹp mắt và hài hòa kể cả khi khi nhìn xa lẫn gần.
Tuấn Anh cho rằng việc chọn lựa đúng linh kiện thích hợp để gắn vào robot là một việc khó khăn nhất, đòi hỏi phải có kinh nghiệm và mắt nghệ thuật, để biết bộ phận nào của robot cần gắn chi tiết nào, nhằm cho ra sản phẩm đẹp mắt và hài hòa kể cả khi khi nhìn xa lẫn gần.
Theo chia sẻ, robot Bumblebee cần khoảng 1.500 chi tiết linh kiện để chế tạo, trong đó có những chi tiết từ xe máy, ôtô, máy giặt.
Theo chia sẻ, robot Bumblebee cần khoảng 1.500 chi tiết linh kiện để chế tạo, trong đó có những chi tiết từ xe máy, ôtô, máy giặt.
Robot Bumblebee đã được bán cho một khách hàng với giá khoảng 300 triệu đồng. Tuấn Anh cho biết hiện anh có một khách hàng khác đặt hàng mẫu robot kích thước lớn hơn, với chiều cao 4 m.
Robot Bumblebee đã được bán cho một khách hàng với giá khoảng 300 triệu đồng. Tuấn Anh cho biết hiện anh có một khách hàng khác đặt hàng mẫu robot kích thước lớn hơn, với chiều cao 4 m.
Các cử động và tính năng của robot Bumblebee. Video: Tuấn Việt
Tuấn Việt – Thành Nhạn – Tân Phan
Nguồn Bài Viết: https://vnexpress.net/robot-bumblebee-lam-tu-1-500-linh-kien-oto-xe-may-cua-tho-viet-4626420.html