Bạn đang xem bài viết Quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thủy tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Hiện nay có rất nhiều người đặt tên thương hiệu một cách sơ sài. Điều này không những gây mất thiện cảm đối với khách hàng mà trong phong thủy nó còn ảnh hưởng rất xấu tới công việc kinh doanh. Hãy để Neu-edutop.edu.vn chia sẻ cho bạn cách đặt tên thương hiệu chuẩn nhất nhé.
Quy luật đặt tên thương hiệu về mặt ngữ nghĩa
Ngữ nghĩa là yếu tố đầu tiên mà người ta thường nghĩ đến trước khi đặt tên cho thương hiệu. Những cái tên thường gợi cho khách hàng về các ý nghĩa như:
Sự may mắn: Tài Lộc, Lộc Phát, Tài Phát, Hưng Thịnh, Thành Đạt, Phát Đạt,…
Uy tín, tin cậy: Bảo Tín, Trung Tín, Đại Tín,…
Gợi lên khát vọng: Tiên Phong, Tiền Phong, Tiến Công,…
Quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thủy ngũ hành
Cách tính mệnh của chủ sở hữu theo ngũ hành
Lấy năm sinh âm lịch của người chủ sở hữu để tính ngũ hành: Mệnh = Can + Chi (Nếu kết quả lớn hơn 5 thì trừ đi 5 để ra Mệnh). Một số quy ước như:
Số của Thiên can: Giáp, Ất quy ước 1; Bính, Đinh quy ước 2; Mậu, Kỷ quy ước 3; Canh, Tân quy ước 4; Nhâm, Quý quy ước 5;
Số của Địa chi: Tuổi Tý, Sửu, Ngọ, Mùi quy ước 0; tuổi Dần, Mão, Thân, Dậu quy ước 1; tuổi Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi quy ước 2.
Giá trị mệnh Ngũ hành: Kim quy ước 1, Thủy quy ước 2, Hỏa quy ước 3, Thổ quy ước 4, Mộc quy ước 5.
Ví dụ: Bạn sinh năm 1973 (Quý Sửu), có Thiên can là Quý và Địa chi là Sửu. Vậy bạn sẽ thuộc mệnh Mộc vì: Mệnh = Can + Chi = 5 + 0 = 5 (Mộc).
Một số từ thuộc các mệnh có thể giúp bạn tham khảo
Một số từ thuộc các mệnh trong phong thủy giúp bạn tham khảo như:
– Thủy: Phú, Phượng, Hồng, Phúc, Bích,…
– Hỏa: Độ, Đường, Lạc, Kim, Điểm,…
– Mộc: Quý, Quan, Quảng, Cung, Khổng,…
– Kim: Thương, Sinh, Ty, Hạ, Quảng,…
– Thổ: Thạch, Bảo, Châu, Điền, Sơn,…
Các tên khi ghép lại với nhau cần tuân theo quy luật để mang đến sự may mắn nhất có thể:
– Thủy và Mộc (Thủy nuôi dưỡng cho Mộc lớn lên)
– Mộc và Hỏa (Mộc làm cho Hoả càng thêm vượng)
– Hỏa và Thổ (Hỏa làm cho Thổ thuần khiết hơn)
– Kim và Thủy (Kim khiến cho Thủy càng thêm dồi dào)
Cần tránh kết hợp các hành sau: Thủy và Hỏa, Hỏa và Kim, Kim và Mộc, Mộc và Thổ, Thổ và Thủy.
Tính chất Ngũ hành của từ
Những từ ngữ cũng có những tính chất Ngũ hành riêng của nó mà không phải ai cũng biết. Dựa vào những chữ cái bắt đầu của từ mà ta biết được từ đó thuộc hành gì:
– Hành Kim bắt đầu bằng: C, Q, R, S, X
– Hành Mộc bắt đầu bằng: G, K
– Hành Thuỷ bắt đầu bằng: Đ, B, P, H, M
– Hành Hoả bắt đầu bằng: D, L, T, V, N, J
– Hành Thổ bắt đầu bằng: A, Y, E, U, O, I
Quy luật đặt tên thương hiệu theo quan hệ âm dương
Cách xác định một từ có tính âm hay dương ta dựa vào dấu của chúng, bao gồm: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang.
– Những từ có vần bao gồm các dấu sắc, hỏi, ngã, nặng là những từ có tính dương.
– Những từ có dấu huyền hoặc không dấu là những từ thuộc tính âm.
– Các tổ hợp tên tốt: dương – âm; âm – âm – dương; âm – dương – dương.
– Cần tránh đặt tên theo tổ hợp: âm – dương – âm; dương – âm – dương.
Quy luật về số nét của từ trong tên thương hiệu
Số nét của từ cũng như số nét của tên thương hiệu phản ánh được sự thành bại trong công việc làm ăn. Nên đặt tên thương hiệu sau cho tổng các nét trong tên là các số: 3, 5, 6, 8, 11, 13, 15, 16, 17, 18, 21, 23, 24, 25, 29, 31, 32, 35, 37, 38, 48, 52, 63, 65, 67, 68, 73, 75, 77, 78, 80, 81, 83, 84, 87, 88, 89, 90, 91, 92, 97, 98, 99, 100.
Như vậy sẽ giúp cho chủ sở hữu có được nhiều sự may mắn cũng như thành công trong công việc kinh doanh của mình.
Những quy ước về số nét của từng chữ:
– Chữ có 1 nét: C, S, O
– Chữ có 2 nét: D, I, L, P, Q, Y, Ơ, X, T, U, V
– Chữ có 3 nét: A, B, H, K, R, Đ, G, Ư, N
– Chữ có 4 nét: E, M
– Chữ có 5 nét: Ă,
– Chữ có 6 nét: Ê
– Mỗi dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng): 1 nét
Đặt tên thương hiệu dựa trên địa điểm và tên cá nhân
Dựa trên địa điểm
Một cách đặt tên thương hiệu khác đó là đặt tên thương hiệu theo địa điểm. Nó có thể là địa điểm của chủ sở hữu hoặc cũng có thể là một địa điểm nào đó liên quan đến thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.
Dù đặt tên theo cách nào đi nữa, chủ sở hữu cũng phải lưu ý những nguyên tắc đặt tên phía trên để tránh chọn phải những tên không hợp với mạng của mình.
Dựa theo tên cá nhân sở hữu thương hiệu
Việc đặt tên thương hiệu theo tên của chủ sở hữu cũng khá phổ biến. Thông thương tên thương hiệu sẽ được đặt theo nguyên tắc họ + tên, chữ lót + tên, tên + họ, họ + chữ lót + tên,… Một lưu ý là việc đặt tên theo hình thức này cũng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc phong thuỷ như trên.
Vừa rồi Neu-edutop.edu.vn vừa chia sẻ đến bạn quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thuỷ. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn chọn lựa được một tên thương hiệu hợp mệnh nhằm đem lại may mắn cho doanh nghiệp.
Xem thêm:
>> Ý nghĩa và cách trồng cây khế trong phong thủy
>> Ý nghĩa và cách trồng cây nguyệt quế trong phong thủy
>> Cây ngũ gia bì trong phong thủy có ý nghĩa gì? Cách trồng và chăm sóc?
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quy luật đặt tên thương hiệu theo phong thủy tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.