Bạn đang xem bài viết Lá cờ các nước Đông Nam Á – Quốc kỳ 11 nước Đông Nam Á tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nhìn vào lá cờ của mỗi quốc gia, chúng ta có thể nhìn thấy một phần nghệ thuật và văn hóa đặc trưng của đất nước đó. Các lá cờ không chỉ là biểu tượng màu sắc và hình ảnh, mà còn là một phần quan trọng trong việc tạo dựng và tôn vinh lòng tự hào dân tộc. Trong Đông Nam Á – một khu vực đa dạng văn hóa và dân tộc, có tổng cộng 11 quốc gia, mỗi quốc gia đều có lá cờ riêng biệt và ý nghĩa riêng. Hãy cùng khám phá về lá cờ của 11 quốc gia Đông Nam Á và sự đặc trưng của chúng trong bài viết này.
Đông Nam Á là một vùng ở phía đông nam của châu Á, với 11 quốc gia trong đó có đất nước Việt Nam chúng ta. Nếu bạn đang muốn hiểu rõ hơn về lá cờ cũng như ý nghĩa của mỗi lá cờ của từng quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, vậy mời bạn cùng Neu-edutop.edu.vn.vn tìm hiểu về lá cờ các nước Đông Nam Á – Quốc kỳ 11 nước Đông Nam Á trong bài viết dưới đây nhé.
I. Các nước Đông Nam Á
1. Sơ lược về các nước Đông Nam Á
Đông Nam Á tiếng Anh là Southeast Asia, viết tắt SEA, là một tiểu vùng địa lý phía đông nam của châu Á, bao gồm các nước nằm ở khu vực phía nam của Trung Quốc, phía đông nam của tiểu lục địa Ấn Độ và phía tây bắc của Úc. Đông Nam Á là cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Úc.
- Diện tích khu vực Đông Nam Á: 4,5 triệu km2
- Đông Nam Á gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam
- Đông Nam Á gồm hệ thống bán đảo, đảo và quần đảo xen giữa biển rất phức tạp
- Đông Nam Á có vị trí quan trọng và là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn
2. Lá cờ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á tiếng Anh là Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN đây là một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Bangkok, Thái Lan.
Những thành viên đầu tiên của Hiệp hội đó là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực. Sau đó ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Lá cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một trong những biểu trưng chính thức của ASEAN, lá cờ được thiết kế là hình chữ nhật có nền xanh, vòng tròn trắng, vòng tròn màu đỏ cùng với hình ảnh bó lúa màu vàng ở chính giữa. Lá cờ ASEAN tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động.
- Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự ổn định
- Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm
- Màu trắng thể hiện sự thống nhất của các quốc gia Đông Nam Á
- Màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng
- Hình ảnh bó lúa 10 nhánh do các nước ASEAN chủ yếu là các nước nông nghiệp, thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á
Từ ngày 11 tháng 11 năm 2022, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á đã kết nạp Đông Timor và trở thành thành viên thứ 11 của khối ASEAN.
II. Lá cờ các nước Đông Nam Á – Quốc kỳ 11 nước Đông Nam Á
1. Lá cờ Việt Nam
- Thiết kế lá cờ Việt Nam: Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài với nền màu đỏ tươi, ở chính giữa là hình ngôi sao vàng năm cánh lớn
Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hay còn được gọi là Cờ đỏ sao vàng hay Cờ Tổ Quốc. Quốc kỳ Việt Nam được ra đời và xuất hiện lần đầu năm 1940, sau khi chiến tranh kết thúc, thống nhất hai miền, Cờ đỏ sao vàng trở thành quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI.
Ý nghĩa của lá cờ Việt Nam với nền màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng, máu của các vị anh hùng đã hi sinh vì đất nước. Ngôi sao vàng tượng trưng cho linh hồn dân tộc và năm cánh sao vàng tượng trưng cho năm tầng lớp tham gia cách mạng: Sĩ, nông, công, thương, binh cùng nhau đoàn kết kháng chiến.
2. Lá cờ Brunei
- Thiết kế lá cờ Brunei: Nền cờ màu vàng bị cắt ngang bởi các sọc ngang màu đen trắng, chính giữa nền cờ có quốc huy Brunei màu đỏ
Quốc kỳ Brunei có dạng hình chữ nhật, vào năm 1906, khi Brunei vẫn còn là đất bảo hộ của nước Anh, Brunei đã đưa ra quốc kỳ Brunei đầu tiên, đó là lá cờ vàng hình chữ nhật. Lá cờ màu vàng biểu thị Hồi vương (Sultan – quốc vương Hồi giáo) là tối cao. Sau đó Hồi vương đã quyết định thêm hai dải sọc đen, trắng chéo trên quốc kỳ Brunei để kỉ niệm hai vị thân vương có công với đất nước.
Đến năm 1959, khi đất nước Brunei đã tự trị, đưa ra bản Hiến pháp đầu tiên, trong đó có quy định quốc kỳ Brunei phải có hình quốc huy ở chính giữa. Cho đến khi Brunei tuyên bố hoàn toàn độc lập thì chính phủ đã quyết định sử dụng quốc kỳ này.
3. Lá cờ Campuchia
- Thiết kế lá cờ Campuchia: Ba dải màu nằm ngang màu xanh nước biển, màu đỏ và xanh nước biển, chiều rộng dải đỏ gấp đôi chiều rộng dải xanh, ở giữa là hình Angkor Wat với 3 ngọn tháp màu trắng
Trải qua rất nhiều lá cờ khác nhau thì vào năm 1993, sau cuộc tổng tuyển cử đưa Campuchia trở lại thời kỳ quân chủ, lá cờ với 3 dải màu và hình AngKor Wat ở giữa này đã được chọn lại làm quốc kỳ Campuchia.
Hai dải màu xanh trên quốc kỳ Campuchia biểu tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em và cũng là tượng trưng cho nhà vua. Dải màu đỏ biểu thị cho lòng can đảm của cả nhân dân Campuchia. Hình Angkor Wat với 3 ngọn tháp màu trắng ở giữa lá cờ là biểu tượng cho sự thanh liêm, công lý của nhân dân, đây cũng là di sản văn hóa của Campuchia và là biểu tượng tượng trưng cho tôn giáo chính tại Campuchia – Phật giáo Nam truyền.
4. Lá cờ Đông Timor
- Thiết kế của lá cờ Đông Timor: Lá cờ hình chữ nhật, với nền màu đỏ. Bên trái lá cờ có 2 hình tam giác vàng – đen xếp chồng lên nhau (đen trên – vàng dưới, kích thước tam giác vàng lớn hơn tam giác đen). Nằm giữa tam giác đen là một ngôi sao năm cánh màu trắng
Quốc kỳ Đông Timor được công nhận vào ngày 19 tháng 5 năm 2002, nhưng nó đã được thiết kế từ ngày 28 tháng 11 năm 1975. Ý nghĩa của quốc kỳ Đông Timor với nền đỏ thể hiện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, tam giác vàng thể hiện dấu vết của thực dân trong lịch sử của nước Đông Timor, tam giác đen thể hiện sự tối nghĩa cần vượt qua, ngôi sao trắng trên tam giác đen chính là ánh sáng dẫn đường cho Đông Timor.
5. Lá cờ Indonesia
- Thiết kế lá cờ Indonesia: Cờ hình chữ nhật với tỷ lệ các chiều là 2:3, với hai dải màu đỏ và trắng ngang bằng nhau, màu đỏ ở trên, dải màu trắng ở dưới
Quốc kỳ Indonesia sử dụng mẫu từ quốc kỳ của đế quốc Majapahit hồi thế kỷ 13, quốc kỳ đã được sử dụng chính thức ngay trong ngày thành lập nước của Indonesia vào ngày 17 tháng 8 năm 1945. Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho lòng dũng cảm, màu trắng tượng trưng cho tinh thần của dân tộc. Quốc kỳ Indonesia khá giống quốc kỳ Ba Lan và quốc kỳ Singapore.
6. Lá cờ Lào
- Thiết kế của lá cờ Lào: Lá cờ hình chữ nhật tỷ lệ hai cạnh là 2:3, lá cờ gồm 3 dải ngang gồm dải màu đỏ, xanh nước biển đậm, màu đỏ, dải màu xanh gấp đôi chiều cao; vòng tròn màu trắng ở giữa dải xanh (ở giữa lá cờ), đường kính của vòng tròn bằng 4/5 chiều cao của dải màu xanh.
Quốc kỳ Lào được sử dụng từ ngày 2 tháng 12 năm 1975, lá cờ ngày cũng là lá cờ được chính phủ Pathet Lào sử dụng những năm 1945. Màu đỏ trên lá cờ Lào tượng trưng cho máu của những người dân Lào đã hy sinh cho độc lập của nước Lào, màu xanh tượng trưng cho sự thịnh vượng của đất nước. Hình tròn màu trắng ở giữa tượng trưng cho sự thống nhất đất nước, nó cũng chính là hình ảnh mặt trăng soi sáng sông Mekong.
7. Lá cờ Malaysia
- Thiết kế của lá cờ Malaysia: Cờ hình chữ nhật với 14 sọc ngang xen kẽ màu đỏ và trắng, ở góc trên bên trái có một hình chữ nhật màu xanh, trên nền xanh đó là một lưỡi liềm màu vàng và ngôi sao 14 cánh màu vàng – còn được gọi là Bintang Persekutuan hay Ngôi sao Liên bang
Quốc kỳ Malaysia với ý nghĩa: 14 sọc ngang đại diện cho tư cách bình đẳng trong liên bang 13 bang thành viên và chính phủ liên bang, nền xanh tượng trưng cho sự thống nhất của người dân Mã Lai, màu vàng của ngôi sao và lưỡi liềm là màu hoàng gia của Vua Malaysia. Hình lưỡi liềm đại diện cho Hồi giáo – quốc giáo của Malaysia, ngôi sao 14 cánh đại diện cho sự thống nhất giữa các bang thành viên này.
8. Lá cờ Myanmar
- Thiết kế lá cờ Myanmar: Lá cờ hình chữ nhật gồm 3 dải ngang từ trên xuống dưới là màu vàng, xanh lá, đỏ, giữa lá cờ có biểu tượng ngôi sao 5 cánh màu trắng
Quốc kỳ Myanmar đã được thông qua vào ngày 21 tháng 10 năm 2010 để thay thế lá cờ cũ được sử dụng từ năm 1974. Quốc kỳ Myanmar cũng mang những ý nghĩa riêng của đất nước Myanmar. Màu vàng tượng trưng cho tình đoàn kết của giai cấp công nhân Myanmar, màu xanh lá cây thể hiện sự hòa bình và yên bình của đất nước, màu đỏ tượng trưng cho sự dũng cảm và quyết đoán của người dân Myanmar. Ngôi sao năm cánh màu trắng ở giữa lá cờ tượng trưng cho sự hòa hợp chủng tộc và sự kết hợp của năm nhóm dân tộc chính ở Myanmar: Burman, Karen, Shan, Kachin và Chin.
9. Lá cờ Philippines
- Thiết kế lá cờ Philippines: Lá cờ có hai màu xanh dương và đỏ tươi, cùng với một tam giác đều ở bên trái màu trắng, ở giữa tam giác là hình mặt trời vàng với tám tia sáng, mỗi tia sáng lại bao gồm ba tia nhỏ, ở 3 đỉnh tam giác là 3 ngôi sao năm cánh nhỏ màu vàng
Quốc kỳ Philippines với hình mặt trời vàng có tám tia sáng, mỗi tia sáng gồm 3 tia nhỏ, những tia nhỏ này đại diện cho các tỉnh của đất nước Philippines, 3 ngôi sao năm cánh đại diện cho ba đảo chính Luzon, Visayas và Mindanao. Màu trắng của hình tam giác đều tượng trưng cho sự bình đẳng và tình đoàn kết, màu xanh là nền hòa bình, sự thật và công lý, màu đỏ thể hiện cho lòng yêu nước và dũng cảm. Hình mặt trời với 8 tia sáng tượng trưng cho sự thống nhất, tự do, dân chủ của người dân và chủ quyền quốc gia. Một điểm đặc biệt tại Philippines đó là quốc kỳ của đất nước sẽ được treo ngược khi đất nước đang có chiến tranh.
10. Lá cờ Singapore
- Thiết kế lá cờ Singapore: Lá cờ hình chữ nhật với hai dải màu ngang với màu đỏ ở trên, dài màu trắng ở dưới, ở góc trên bên trái (trong phần màu đỏ) là một trăng lưỡi liềm trắng quay về phía 5 ngôi sao, mỗi ngôi sao 5 cánh màu trắng
Quốc kỳ Singapore được thông qua lần đầu vào năm 1959, khi Singapore được tự quản trong Đế quốc Anh. Ngày 9 tháng 8 năm 1965, khi nước cộng hòa được độc lập, lá cờ đó đã được tái xác nhận làm quốc kỳ Singapore. Quốc kỳ Singapore biểu thị một quốc gia trẻ đang lên, cùng với tư tưởng thế giới đại đồng và bình đẳng các dân tộc.
11. Lá cờ Thái Lan
- Thiết kế lá cờ Thái Lan: 5 sọc ngang với 3 màu đỏ, trắng, xanh da trời, sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác
Quốc kỳ Vương quốc Thái Lan theo tiếng Thái được gọi là Cờ tam sắc, lá cờ này được chọn dùng ngày 28 tháng 9 năm 1917. Với ba màu đỏ – trắng – xanh da trời đại diện cho dân tộc – tôn giáo – nhà vua, một khẩu hiệu không chính thức của Thái Lan. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết của tôn giáo, quốc giáo của Thái Lan là đạo Phật. Màu xanh đại diện cho nhà Vua, nằm giữa lá cờ, tượng trưng vương thất ở trong nhân dân các dân tộc và tôn giáo thuần khiết.
Như vậy trên đây Neu-edutop.edu.vn.vn đã chia sẻ với bạn về các nước Đông Nam Á. Lá cờ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với quốc kỳ 11 nước Đông Nam Á và ý nghĩa của chúng. Hi vọng sau bài viết này bạn sẽ nắm rõ được lá cờ của mỗi nước trong Đông Nam Á, cũng như hiểu được ý nghĩa màu sắc, hình dạng trên lá cờ đó. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này.
Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá về lá cờ và quốc kỳ của 11 quốc gia Đông Nam Á. Nhìn chung, lá cờ của các nước này đều mang màu sắc và ý nghĩa đặc trưng cho từng quốc gia, đại diện cho lịch sử, văn hóa và giai cấp xã hội của đất nước.
Việc nghiên cứu lá cờ của các quốc gia Đông Nam Á không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quốc gia này mà còn khám phá sự đa dạng và giàu sắc màu văn hóa của khu vực này. Mỗi lá cờ đều thể hiện sự tự hào và lòng yêu nước của người dân, gắn kết các thành viên trong cộng đồng và biểu tượng nhận dạng của quốc gia trên thế giới.
Bài viết đã giới thiệu cho chúng ta về những lá cờ độc đáo như lá cờ của Indonesia với màu sắc đặc trưng, lá cờ của Malaysia với ngôi sao và mặt trăng vàng trên nền màu xanh cũng như lá cờ của Việt Nam với sao vàng trên nền đỏ. Chúng ta cũng đã tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của các mẫu thiết kế này.
Từ bài viết này, chúng ta nhận ra rằng qua lá cờ, chúng ta có thể học hỏi và thấu hiểu về nền văn hóa, lịch sử và tư tưởng của mỗi quốc gia. Lá cờ là biểu tượng của sự liên kết và đoàn kết quốc gia, và giúp chúng ta tạo ra tình yêu và sự tự hào về những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Tổng kết lại, việc tìm hiểu về lá cờ và quốc kỳ của 11 quốc gia Đông Nam Á không chỉ mở rộng kiến thức về văn hóa khu vực mà còn khám phá những giá trị và tri thức sâu sắc về mỗi quốc gia. Lá cờ không chỉ là một mảng sắc màu trên không gian, mà còn là biểu tượng thể hiện lòng yêu nước và đoàn kết của mỗi quốc gia. Việc tôn vinh lá cờ là việc tôn vinh văn hóa, người dân và quốc gia Đông Nam Á.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lá cờ các nước Đông Nam Á – Quốc kỳ 11 nước Đông Nam Á tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/la-co-cac-nuoc-dong-nam-a-quoc-ky-11-nuoc-dong-nam-a/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan:
1. Lá cờ Đông Nam Á
2. Quốc kỳ Đông Nam Á
3. Cờ quốc gia Đông Nam Á
4. Cờ các nước Đông Nam Á
5. Lá cờ của nước Đông Nam Á
6. Biểu tượng quốc gia Đông Nam Á
7. Quốc huy của các nước Đông Nam Á
8. Cờ vàng sao đỏ của Đông Nam Á
9. Cờ symbol của Đông Nam Á
10. Quốc kỳ đặc trưng của Đông Nam Á.