Bạn đang xem bài viết Quai bị kiêng gì? Các thực phẩm không nên ăn khi bị quai bị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây trực tiếp qua đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ em. Tuy quai bị là một bệnh lành tính, nhưng những biến chứng nguy hiểm mà nó mang lại rất nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Quai bị là gì?
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi rút, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến sản xuất nước bọt nằm gần vị trí tai, gây đau nhức. Ngoài ra, quai bị còn có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn, buồng trứng, tuyến tụy, màng não và não.
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tập trung nhiều từ 6 đến 12 tuổi và cũng có thể gặp ở các lứa tuổi lớn hơn, thanh niên hoặc người lớn tuổi, nhưng tỉ lệ mắc bệnh rất thấp.
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất mà ta có thể phát hiện ở bệnh nhân quai bị đó là viêm tuyến nước bọt ở mang tai, thời gian ủ bệnh thường kéo dài 12 đến 24 ngày. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn ở nam giới, viêm buồng trứng ở nữ giới, vô sinh,…
Hiện tại, bệnh vẫn không có thuốc đặc trị, cho nên người bệnh chỉ có thể làm giảm cơn đau bằng thuốc và ăn uống kiêng cữ.
Bệnh quai bị thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi, tập trung nhiều từ 6 đến 12 tuổi
Thức ăn dai, khó nhai nuốt
Trong thời gian bị quai bị, vùng má tai sưng, đau nên bệnh nhân rất khó nhai nuốt. Dẫn tới tình trạng mệt mỏi, chán ăn. Chính vì vậy, khi mắc bệnh, người nhà nên tránh các mon ăn dai, khó nhai nuốt như thịt gà, bánh chưng, bánh tét, xôi nếp…
Thay vào đó, nên cho người bệnh ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, súp, nước canh hầm rau củ…
Thức ăn dai, khó nhai nuốt không tốt cho bệnh nhân bị quai bị
Đồ chua, cay
Đặc biệt, người bị quai bị kiêng ăn những đồ chua, cay như ớt, tiêu, dưa chua, xoài, me, cóc, ổi, kim chi, mì gói….
Những loại thực phẩm có vị chua này sẽ kích thích và làm cho tuyến nước bọt hai bên mang tai tiết ra nhiều và khiến cơn đau của người bệnh tồi tệ hơn. Ngoài ra, những món ăn này sẽ khiến người bệnh nóng, khó chịu trong người, dẫn đến biểu hiện mệt mỏi, khó chịu hơn.
Quai bị nên ăn gì?
Thức ăn mềm
Trong thời gian bị bệnh, người bệnh thường xuyên mệt mỏi, sốt cao, chán ăn rất khó hấp thu dinh dưỡng. Vì vậy, người nhà cần chú ý chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng, mềm, nhiều dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, canh nước hầm xương với rau củ, canh trứng, bột ngó sen…
Mỗi ngày, chúng ta có thể chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhiều lần trong ngày. Vì trong thời gian này, hệ tiêu hóa của người bệnh rất yếu và nhạy cảm, nên người nhà chú ý khẩu phần ăn hàng ngày phù hợp, khoa học.
Uống nhiều nước
Trong thời gian mắc bệnh quai bị, người bệnh thường xuyên sẽ bị sốt cao liên tục, mất nước nghiêm trọng. Chính vì vậy, bệnh nhân nên bổ sung nhiều nước, hạ nhiệt và tránh tình trạng cơ thể mất nước và các chất điện giải.
Ngoài ra, người nhà có thể cho bệnh nhân quai bị uống thêm nước cam, chanh, nước trái cây hoặc nước canh rau củ. Nhằm cung cấp vitamin C và thêm nhiều các loại vitamin dinh dưỡng cần thiết khác, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ rút ngắn quá trình hồi phục của người bệnh.
Đặc biệt, người bệnh không được uống nước quá lạnh, hoặc quá nóng, thay vào đó nên uống nước ấm, vừa phải, điều này cũng giúp giảm cơn đau.[1]
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Đi khám bác sĩ nếu người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng của quai bị như:
- Suy nhược, mệt mỏi hoặc đau cơ.
- Sốt cao, đau đầu, đau ở một hoặc cả hai bên mặt.
- Các tuyến nước bọt bị sưng đau ở một hoặc cả hai bên mặt.
- Chán ăn, cảm giác đau khi nhai và nuốt.
- Đau hoặc mềm ở tinh hoàn (ở nam giới).
Vì quai bị là một bệnh dễ lây truyền qua đường hô hấp, nếu người nhà nghi ngờ bệnh nhân mắc quai bị, nên liên hệ trực tiếp tới các bệnh viện, phòng khám, đặt lịch trước với các cơ quan y tế và nói rõ tình trạng của bệnh nhân, để các cán bộ y tế sắp xếp chuẩn bị thăm khám, và tránh lây lan vi rút ra ngoài trong lúc có các bệnh nhân khác ngoài phòng chờ.[2]
Chẩn đoán
Nếu người nhà hoặc con cái của bạn có các triệu chứng nhiễm vi rút quai bị, thì bác sĩ có khả năng hỏi một số câu hỏi và làm một số xét nghiệm để loại trừ như sau:
- Bạn hoặc con cái bạn trước đó đã được tiêm chủng phòng ngừa quai bị chưa?
- Thời gian gần đây có tiếp xúc với người bệnh nào không?
- Làm xét nghiệm máu để loại trừ các bệnh các gây viêm tuyến nước bọt mang tai, áp xe tuyến mang tai,…trước khi chẩn đoán quai bị.
Các bệnh viện điều trị quai bị uy tín:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TPHCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện nhân dân 115 Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
Xem thêm:
- Triệu chứng của bệnh quai bị
- Trẻ bị quai bị, nên kiêng những gì.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích về bệnh quai bị kiêng gì và các thực phẩm không nên ăn đối với người bệnh. Nếu bạn cảm thấy bài viết hay và bổ ích, hãy thích và chia sẻ bài viết này nhé!
Nguồn: mayo clinic, drugs
Nguồn tham khảo
-
Mumps in Adults
https://www.drugs.com/cg/mumps-in-adults.html
-
Mumps
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mumps/symptoms-causes/syc-20375361
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Quai bị kiêng gì? Các thực phẩm không nên ăn khi bị quai bị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.