PowerPoint STEM Làm mô hình cơ quan tiêu hóa được thiết kế dưới dạng file trình chiếu PowerPoint, với hiệu ứng, hình ảnh sinh động, đẹp mắt, giúp thầy cô tiết kiệm khá nhiều thời gian, công sức trong quá trình soạn giáo án điện tử tích hợp STEM lớp 3 của mình.
PowerPoint STEM lớp 3 Làm mô hình cơ quan tiêu hóa dùng khi dạy nội dung cơ quan tiêu hoá môn Tự nhiên & Xã hội 3, giúp các em chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ quan tiêu hoá, vận dụng đo độ dài và kĩ năng vẽ, cắt, dán… để tạo mô hình cơ quan tiêu hoá từ vật liệu dễ tìm. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm STEM Thùng rác thân thiện, Đồng hồ sử dụng số La Mã, Các bộ phận của thực vật, Làm máy chiếu phim.
Video STEM Làm mô hình cơ quan tiêu hóa
Giáo án STEM Làm mô hình cơ quan tiêu hóa
BÀI HỌC STEM LỚP 3 – KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 11: CƠ QUAN TIÊU HOÁ
(2 tiết)
Gợi ý thời điểm thực hiện:
Khi dạy nội dung cơ quan tiêu hoá (môn Tự nhiên & Xã hội)
– Bài 18: Cơ quan tiêu hoá – Sách KNTT
– Bài 20 : Cơ quan tiêu hoá – Sách CTST
– Bài 15: Cơ quan tiêu hoá – Sách CD
Mô tả bài học:
Chỉ và nói được tên các bộ phận chính và chức năng của các cơ quan tiêu hoá, vận dụng đo độ dài và kĩ năng vẽ, cắt, dán… để tạo mô hình cơ quan tiêu hoá từ vật liệu dễ tìm.
Nội dung chủ đạo và tích hợp trong bài học: |
||
Môn học |
Yêu cầu cần đạt |
|
Môn học chủ đạo |
Tự nhiên và Xã hội |
– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ, tranh ảnh. – Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân (ví dụ: theo dõi việc ăn, uống và thải bã). |
Môn học tích hợp |
Toán |
– Thực hiện được việc đo độ dài bằng thước thẳng với đơn vị đo là cm. – Giải quyết được một số vấn đề liên quan đến gấp, cắt, ghép, xếp, vẽ và tạo hình trang trí. |
Mĩ thuật |
– Làm được các sản phẩm vẽ, cắt, xé dán theo sở thích. – Trưng bày, giới thiệu được sản phẩm, chia sẻ mục đích sử dụng. |
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Bài học này giúp các em:
– Chỉ và nói được tên các bộ phận chính của các cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ, tranh ảnh.
– Nhận biết được chức năng của các cơ quan nêu trên ở mức độ đơn giản ban đầu qua hoạt động sống hằng ngày của bản thân (ví dụ: theo dõi việc ăn, uống và thải bã).
– Thực hành sử dụng được dụng cụ đo lường thông dụng để đo và thực hành kết hợp vẽ, cắt, xé dán, nặn… thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật để làm mô hình cơ quan tiêu hoá.
– Thử nghiệm mô tả được đường đi của thức ăn qua các bộ phận của cơ quan tiêu hoá dựa trên mô hình.
– HS có cơ hội hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất: Năng lực giao tiếp hợp tác khi trình bày ý tưởng, thảo luận và phối hợp với bạn làm sản phẩm; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của GV
– Các phiếu học tập (như ở phụ lục)
– Dụng cụ và vật liệu (dành cho 1 nhóm HS)
STT |
Thiết bị/ Học liệu |
Số lượng |
Hình ảnh minh hoạ |
1 |
Tấm bìa cứng kích thước 1m x 1m |
1 cái |
|
2 |
Giấy bìa A4 |
2 tờ |
|
3 |
Giấy trắng A4 |
2 tờ |
|
4 |
Băng dính hai mặt |
2 cuộn |
|
5 |
Ống nhựa dẻo |
2 m |
- Chuẩn bị của HS (dành cho 1 nhóm)
STT |
Thiết bị/Dụng cụ |
Số lượng |
Hình ảnh minh hoạ |
1 |
Thước kẻ |
1 cái |
|
2 |
Kéo thủ công |
1 cái |
|
3 |
Hộp bút (lông) màu |
1 hộp |
|
4 |
Giấy màu thủ công |
1 túi |
|
5 |
Đất nặn |
1 hộp |
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Khởi động tiết học, ổn định tổ chức |
|
GV mời HS cùng nghe và hát bài “bữa ăn sáng”. |
– HS cùng nghe và hát bài “bữa ăn sáng”. |
– GV hỏi HS: bài hát nhắc đến những món ăn gì? – HS lựa chọn các loại món ăn xuất hiện trên màn hình, chọn đến món nào thì bấm vào tên món đó. Nếu xuất hiện hình ảnh thức ăn và có trong bài hát. Nếu bay đi thì không. |
– HS lựa chọn các loại món ăn xuất hiện trên màn hình, – HS trả lời: trái cây, xúc xích, cháo gà, bánh kem, trứng chiên, sữa chua, bánh xốp |
KHỞI ĐỘNG (Xác định vấn đề) |
|
Hoạt động 1: Kể tên một số thức ăn em thường ăn hàng ngày |
|
– GV yêu cầu HS thể hiện nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Thức ăn qua miệng sẽ qua đâu trong cơ thể? Gợi ý: Thức ăn bắt đầu đi vào từ miệng, qua các bộ phận của cơ quan tiêu hoá, cuối cùng thải các chất cặn bã ra ngoài. |
– HS trả lời |
….
>> Tải file PowerPoint toàn bộ bên dưới
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết PowerPoint STEM Làm mô hình cơ quan tiêu hóa Bài giảng STEM lớp 3 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.