Phương trình điện li Zn(OH)2 được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình điện li Zn(OH)2: là hidroxit lưỡng tính, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan sự điện li của Hidroxit lưỡng tính trong nước.
1. Phương trình điện li của Zn(OH)2
Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH–
Zn(OH)2 ⇌ 2H+ + ZnO22-
2. Sự điện li của Hidroxit lưỡng tính trong nước
Định nghĩa về Hidroxit lưỡng tính
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như một axit, vừa có thể phân li như một bazo.
Ví dụ: Zn(OH)2, Al(OH)3, Be(OH)2…
Zn(OH)2là Hidroxit lưỡng tính
+ Phân li kiểu bazơ: Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH-
+ Phân li kiểu axit: H2ZnO2 ⇌ 2H+ + ZbO22-
(Khi đó: Zn(OH)2 viết dưới dạng axit H2ZnO2)
Zn(OH)2 là chất điện li yếu
3. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?
A. H2SO4 ⇌ H+ + HSO4–
B. H2SO3 → 2H+ + HSO3–
C. H2SO3 → 2H+ + SO32-
D. Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH–
Phương trình điện li đúng:
H2SO4 → 2H+ + SO42-Sai B. H2SO3 → 2H+ + HSO3–
Phương trình điện li đúng:
H2SO3 ⇄ H+ + HSO3−
HSO3− ⇄ H+ + SO32-
Sai C. H2SO3 → 2H+ + SO32-
Phương trình điện li đúng:
H2SO3 ⇄ H+ + HSO3−
HSO3− ⇄ H+ + SO32-
D. Zn(OH)2 ⇌ Zn2+ + 2OH–
Câu 2. Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là
A. KOH, NaCl, H2CO3.
B. Na2S, Mg(OH)2, HCl.
C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3.
D. HCl, Fe(NO3)3, Ca(OH)2.
Loại B. Na2S, Mg(OH)2, HCl vì Mg(OH)2 là chất điện li yếu
Loại C. HClO, NaNO3, Ca(OH)3 vì HClO là chất điện li yếu
Vậy Dãy các chất đều là chất điện li mạnh là D. HCl, Fe(NO3)3, Ca(OH)2.
Câu 3. Axít nào sau đây là axit một nấc?
A. H2SO4
B. H2SO3
C. HNO3
D. H3PO4
B. H2SO3 là axit 2 nấc
Đáp án đúng C. HNO3
D. H3PO4 là axit nhiều nấc
Câu 4. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các hiđroxit lưỡng tính?
A. Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)3
B. Zn(OH)2, Al(OH)3, Pb(OH)2
C. Al(OH)3, Cu(OH)2, Ba(OH)2
D. Mg(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2
Câu 5. Cho các hiđroxit sau: Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Cr(OH)2. Số hiđroxit có tính lưỡng tính là
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 6. Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là
A. theo kiểu bazơ.
B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.
C. theo kiểu axit.
D. vì là bazơ yếu nên không phân li.
Câu 7. Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 1,485 gam kết tủa. Giá trị nhỏ nhất của V là:
A. 1 lít
B. 0,5 lít
C. 0,3 lít
D. 0,7 lít
b = 0,015 mol
do b < a mà cần tính giá trị nhỏ nhất của V có nghĩa là cần tính số mol nhỏ nhất của OH-.
Vậy nOH– = 2b = 0,03 mol nên V = 0,3 lít
Câu 8. Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 300 ml dung dịch ZnCl2 0,1M thu được 2,2275 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 1,5 lít
B. 0,75 lít
C. 0,45 lít
D. 1,05 lít
do y < x mà cần tính giá trị lớn nhất của V có nghĩa là cần tính số mol lớn nhất của OH-.
Vậy nOH– = 4x – 2y = 0,075 mol nên V = 0,75 lít