Phương trình điện li K2SO4 được Neu-edutop.edu.vn biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình điện li K2SO4, cũng như giải đáp các thắc mắc liên quan điện li K2SO4. Từ đó vận dụng giải bài tập vận dụng liên quan. Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan.
1. Viết phương trình điện li K2SO4
K2SO4 → 2K+ + SO42-
2. K2SO4 là chất điện li mạnh
K2SO4 là 1 muối trung hòa và là chất điện li mạnh nên khi tan trong nước tạo thành dung dịch có độ pH = 7
- Tác dụng với dung dịch muối
+ Muối chứa ion Ba2+ như BaCl2; Ba(OH)2… → Do tạo thành kết tủa trắng BaSO4.
– Thí dụ: BaCl2 + K2SO4 → BaSO4↓ + 2KCl
=> Phương trình ion: Ba2+ + SO42- → BaSO4↓ (trắng)
- Tác dụng với axit H2SO4
K2SO4 + H2SO4 → 2KHSO4
- Trong nước, MgSO4 phản ứng được với KCl
MgSO4 + 2KCl ⇄ K2SO4 + MgCl2
3. Một số phương trình điện li quan trọng
- Phương trình điện li Fe(OH)3
- Phương trình điện li NaH2PO4
- Viết phương trình điện li của Na2SO4
- Phương trình điện li H2S
- Phương trình điện li NaCl
- Phương trình điện li của NaHS
- Phương trình điện li NaHCO3
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li mạnh?
A. H2SO4, Ca(NO3)2, BaCl2, HF
B. HCl, H3PO4, Fe(NO3)3, NaOH
C. HNO3, CH3COOH, BaCl2, KOH
D. H2SO4, ZnCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2
Loại B vì H3PO4, là chất điện li yếu
Loại C vì CH3COOH là chất điện li yếu
Dãy chất trong nước đều là chất điện li mạnh là: H2SO4, ZnCl2, Al2(SO4)3, Ba(OH)2
Phương trình điện li minh họa
H2SO4 → 2H+ + SO42-ZnCl2 → Zn2+ + 2Cl–
Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3SO42
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH–
Câu 2. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HF.
B. KNO3
C. H2O
D. CH3COOH.
Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. KOH
B. HCl
C. HF
D. NH4Cl
Câu 4. Trong các dãy chất sau, dãy nào đều gồm các chất điện li mạnh?
A. NaCl, HCl, NaOH
B. HF, CH3COOH, KCl
C. H2S, H2SO4, NaOH
D. H2S, BaSO4, NaHCO3
Loại C vì H2S là chất điện li yếu
Loại D vì H2S là chất điện li yếu
Dãy chất đều gồm các chất điện li mạnh là: NaCl, HCl, NaOH
Câu 5. Dãy các ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. Fe2+, Ag+, NO3-, Cl-.
B. Mg2+, Al3+, NO3-, CO32-.
C. Na+, NH4+, SO42-, Cl-.
D. Ag+, Mg2+, NO3-, Br- .
Câu 6. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion trong số các ion sau: Ba2+, Al3+, Na+, Ag+, CO32-, NO3-, Cl-, SO42-. Các dung dịch đó là:
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
B. AgCl, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
C. AgNO3, BaCl2, Al2(CO3)3, Na2SO4.
D. Ag2CO3, Ba(NO3)2, Al2(SO4)3, NaNO3.
A. AgNO3, BaCl2, Al2(SO4)3, Na2CO3.
Câu 7. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là
A. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, NaCl, Na2SO4.
Phương trình phản ứng minh họa
Ba(HCO3)2 + 2 HNO3 → Ba(NO3)2 + 2 CO2 + 2 H2O
Ba(HCO3)2 + Ca(OH)2 → BaCO3 + CaCO3 + 2 H2O
2 KHSO4 + Ba(HCO3)2 → 2 H2O + K2SO4 + 2 CO2 + BaSO4
Ba(HCO3)2 + Na2SO4 → 2 NaHCO3 + BaSO4
Câu 8. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. Pb(OH)2, ZnO, Fe2O3 .
C. Na2SO4, HNO3, Al2O3.
B. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3.
D. Na2HPO4, Al2O3, Zn(OH)2.