Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lí năm 2024 – 2025 mang tới những lời nhận xét, góp ý của môn Địa lí 12 cho 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.
Với những nội dung đánh giá, nhận xét chi tiết từng trang, từng dòng, cùng những đề nghị chỉnh sửa, góp phần đưa ra những ý kiến để cải thiện môn Địa lí 12 năm 2024 – 2025. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm góp ý môn Ngữ văn, Tiếng Anh, để có thêm kinh nghiệm. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Neu-edutop.edu.vn:
Phiếu góp ý SGK Địa lí 12 Cánh diều
SỞ GDĐT…….
TRƯỜNG THPT…… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……, ngày 5 tháng 12 năm 2023
|
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: ĐỊA LÍ; Lớp: 12
Họ tên giáo viên tham gia góp ý: …………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT………
Nội dung góp ý:
Tên sách: Cánh diều
Tên bài | Trang/ dòng |
Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 4 | Diện tích phần đất liền và đường biên giới quốc gia với 3 nước (Lào, Campuchia, Trung Quốc). | Cần phải lấy con số chính xác đến hàng đơn vị (km2 đối với diện tích và km đối với đường biên giới quốc gia), không thể gần hoặc hơn. | Liên quan đến vị trí địa lí và lãnh thổ của 1 quốc gia thì cần phải chính xác tuyệt đối về các địa điểm, diện tích, độ dài đường biên giới, liên quan đến tính thống nhất, toàn vẹn và chủ quyền quốc gia. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 14 | Tiêu đề: phần lãnh thổ phía bắc – nam. | phía Bắc – Nam. | Thống nhất với cách viết hoa ở trang 15. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 17 | Đai ôn đới gió mùa trên núi… (chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). | Đai ôn đới gió mùa trên núi… (phân bố chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn). | Giúp rõ nghĩa, học sinh dễ hiểu hơn. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 17 | Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo hữu ngạn sông Hồng. | Ranh giới phía tây và tây nam của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng. | Vì ranh giới nằm ở tả ngạn sông Hồng. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 19 | Vật liệu xây dựng | Bỏ | Vì vật liệu xây dựng không phải là khoáng sản |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | 25 | Số lượng loài đang giảm. | Bổ sung, thay thế bằng số lượng loài của thời điểm hiện tại và thời điểm cần so sánh, học sinh rút ra nhận xét sự suy giảm thành phần loài. | Số liệu loài đang giảm gây khó hiểu cho học sinh: đang giảm là số liệu năm nào so với năm nào. |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | 28 | Thiếu tính bao quát, cần bổ sung thêm câu nhận định chung ở cuối mục 1. | Ngoài môi trường không khí, môi trường nước, hiện nay môi trường đất, môi trường biển, môi trường âm thanh (đặc biệt ở đô thị)… có mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng. | Nội dung đề mục là “ô nhiễm môi trường” nhưng chỉ đề cập đến ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước. |
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | 32 | Nêu sự khác nhau phân bố dân cư giữa các vùng nhưng chưa có số liệu. | Bổ sung số liệu phân bố dân cư của các vùng. | Giúp học sinh dễ dàng nhận xét, phân tích. |
Bài 6. Dân số, lao động và việc làm | 29 | Bảng số liệu về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số giai đoạn 1999 – 2021. | Cần phải xây dựng biểu đồ về quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số và kéo dài giai đoạn thời gian, lấy mốc thời gian từ 1979 hoặc 1960. | Để học sinh thấy rõ hơn sự biến động về quy mô dân số, tỉ lệ gia tăng dân số và thời kì bùng nổ dân số. |
Bài 19. Khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ | 97, 98 | 1. Khai thác thế mạnh khoáng sản và thuỷ điện. c) Các ngành công nghiệp khác. d) Hướng phát triển công nghiệp của vùng. | Bỏ phần c), d) | Nội dung không nằm trong phần khai thác thế mạnh khoáng sản và thuỷ điện. |
Bài 20. Phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng | 101 | Đồng bằng sông Hồng nằm ở trung tâm Bắc Bộ. Vùng giáp với vùng Trung du và miền núi bắc bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. | Nằm ở trung tâm Bắc Bộ. | Vùng không nằm ở trung tâm Bắc Bộ. |
Bài 21. Phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở Bắc Trung Bộ | 110 | Vườn quốc gia Bến Én. | Vườn quốc gia Bến En. | Sai lỗi chính tả. |
Bài 22. Phát triển kinh tế biển ở Duyên hải Nam trung bộ | 116,119 | Hình 22.1 và 22.2 trên bản đồ phụ có cả vùng Bắc Trung Bộ. | Bỏ phần lãnh thổ vùng Bắc Trung Bộ. | Nội dung chưa phù hợp. |
Người góp ý
(Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)
Phiếu góp ý SGK Địa lí 12 Chân trời sáng tạo
SỞ GDĐT…….
TRƯỜNG THPT…… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……, ngày 5 tháng 12 năm 2023
|
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: ĐỊA LÍ; Lớp: 12
Họ tên giáo viên tham gia góp ý: …………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT………
Nội dung góp ý:
Tên sách: Chân trời sáng tạo
Tên bài | Trang/ dòng |
Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
Bài 1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 9 | Diện tích các đơn vị hành chính Việt Nam là hơn 331 nghìn km2. 100% kênh chữ. | Số liệu cụ thể vùng đất của nước ta. Bổ sung kênh hình. | Đảm bảo tính chính xác. Tăng tính trực quan, sinh động và khoa học. |
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống | 12 | Chưa có bản đồ/ lược đồ về gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á. | Bản đồ/lược đồ về gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ ở Đông Nam Á. | Để học sinh hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tính chất của từng loại gió hoạt động ở nước ta. Tăng tính trực quan, sinh động và khoa học. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 16 | Phân hóa theo chiều Bắc- Nam: chỉ thể hiện ranh giới là vĩ độ 16oB. | Nên thể hiện là dãy núi Bạch Mã. | Cho học sinh thấy được bức chắn địa hình góp phần ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên, khí hậu 2 miền này. |
Bài 3. Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên | 18 | 2. Phân hóa theo chiều Đông – Tây c. Các vùng núi: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đủ 3 đai cao. |
Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có khí hậu mang tính nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. | Chưa học tới phần 3. Phân hóa theo độ cao nên dùng từ 3 đai cao trong câu này học sinh khó hình dung. |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | 23 | Biểu đồ kết hợp (cột chồng và đường) về Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng , độ che phủ rừng. | Cần bổ sung số liệu tổng diện tích rừng. | Vì trong phần kênh chữ có đề cập đến tổng diện tích rừng tăng, trong khi đó không có số liệu trên biểu đồ. |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường | 24 | Chưa có số liệu tài nguyên sinh vật. | Bổ sung. | Để minh chứng về sự đa dạng và suy giảm tài nguyên sinh vật. |
Bài 7. Dân số | 29 | Biểu đồ kết hợp. | Cần đánh dấu mốc các năm. | Vì khi trên trục hoành thể hiện các năm thì cần đánh dấu mốc cho các năm. |
Bài 13. Vấn đề phát triển lâm nghiệp và thủy sản | 13 | Sử dụng chung bản đồ thể hiện cả lâm nghiệp và thủy sản. | Sử dụng riêng cho mỗi nội dung để thể hiện được chi tiết hơn, cụ thể hơn về ngành lâm nghiệp và thủy sản. | Tăng tính trực quan, sinh động và khoa học. |
Bài 17. Một số ngành công nghiệp | 70 | Biểu đồ kết hợp: độ cao của giá trị lớn nhất trên 2 trục tung lệch nhau một bên cao và 1 bên thấp. | Cần để mốc độ cao giá trị lớn nhất ở 2 bên trục tung ngang nhau. | Khi vẽ biểu đồ kết hợp thì giá trị lớn nhất ở 2 bên trục tung có độ cao ngang nhau. |
Bài 19. Thực hành | 81 | Vẽ biểu đồ. | Không vẽ, phân tích nhận xét bảng số liệu. | Phù hợp với hình thức trắc nghiệm. |
Người góp ý
(Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)
Phiếu góp ý SGK Địa lí 12 Kết nối tri thức
SỞ GDĐT…….
TRƯỜNG THPT…… |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ……, ngày 5 tháng 12 năm 2023
|
PHIẾU GÓP Ý BẢN MẪU SÁCH GIÁO KHOA
Môn: ĐỊA LÍ; Lớp: 12
Họ tên giáo viên tham gia góp ý: …………….
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: THPT………
Nội dung góp ý:
Tên sách:Kết nối tri thức với cuộc sống – Tên nhà xuất bản: NXB Giáo dục
Tên bài | Trang/ dòng |
Nội dung hiện tại | Đề nghị chỉnh sửa | Lí do đề xuất |
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 4 | Phần giới hạn lãnh thổ. Diện tích phần đất liền và đường biên giới quốc gia với 3 nước (Lào, Campuchia, Trung Quốc). | Cần đưa vào các điểm cực Bắc, Đông, Tây, Nam và xã, huyện, tỉnh tương ứng với các điểm tọa độ. Cần phải lấy con số chính xác đến hàng đơn vị (km2 đối với diện tích và km đối với đường biên giới quốc gia), không thể gần hoặc hơn. | Vì là lãnh thổ của 1 quốc gia nên cần chính xác. |
Bài 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ | 8 | II. Ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, KT – XH và an ninh quốc phòng. | Thêm hình ảnh minh họa thực tế. | Kênh hình ảnh sẽ giúp học sinh hiểu bài và ghi nhớ tốt hơn. |
Bài 2: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | 14, 15 | 3. Sông ngòi 4. Đất và sinh vật. |
Thêm hình ảnh minh họa thực tế. | Kênh hình ảnh sẽ giúp học sinh hiểu bài và ghi nhớ tốt hơn. |
Bài 2. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa | 10 | Đổi tên hình 2.1 và hình 2.2. Gió mùa Đông Nam Á. | Đổi tên thành Gió mùa châu Á. | Việt Nam nằm trong khu vực gió mùa châu Á đặc trưng, không phải gió mùa Đông Nam Á, Đông Nam Á chỉ là khu vực chịu tác động của gió mùa. |
Bài 5. Vấn đề sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ môi trường | 29 | Chỉ có kênh chữ. | Bổ sung bảng số liệu thể hiện sự suy giảm, hình ảnh một vài động vật, thực vật bị tuyệt chủng hay có nguy cơ tuyệt chủng. | Minh chứng rõ ràng cho nội dung. |
Bài 6. Dân số Việt Nam | 32 | Biểu đồ kết hợp (cột và đường) mốc chia khoảng cách năm không đánh dấu mốc các năm. | Mốc chia khoảng cách năm trên trục. | Mốc chia khoảng cách năm trên trục tung cần đánh dấu rõ mốc ở các năm. |
Bài 10. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế | 46 | Biểu đồ miền chưa có mũi tên ở đầu 2 trục. | Vẽ mũi tên ở đầu 2 trục. | Chưa có mũi tên ở đầu 2 trục. |
Bài 14, 18. Thực hành | 72 | Hình 16.1- Biểu đồ cơ cấu ngành điện. | Nên bổ sung 1 biểu đồ cơ cấu điện Việt Nam trước năm 2000. | Để học sinh thấy được sự thay đổi trong cơ cấu ngành điện. |
Bài 11: Vấn đề phát triển ngành nông nghiệp | 49, 56 | Như nội dung sách giáo khoa. | Cần cô động lại kiến thức hoặc gom gọn lại. | Thông tin quá nhiều khiến học sinh quá tải. |
Bài 15.Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp | 67 | Tên biểu đồ: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2010 và 2021. | Tên biểu đồ: Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2010 và 2021. | Biểu đồ thể hiện của năm 2010 và 2021 có bán kính khác nhau. |
(Kí tên và ghi đầy đủ họ và tên)
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phiếu góp ý sách giáo khoa lớp 12 môn Địa lí (3 bộ sách) Góp ý SGK lớp 12 năm 2024 – 2025 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.