Quan Âm Thị Kính là một trong những vở chèo kinh điển của Việt Nam, bắt đầu cho mọi sự việc xảy việc trong vở chèo này, thì chúng ta cần phải kể đến đoạn trích Nỗi oan giết chồng.
Hi vọng rằng với dàn ý và một số bài văn mẫu lớp 7: Phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng, thì các bạn có thể hiểu hơn về đoạn trích này, cũng như củng cố lại kiến thức Ngữ văn lớp 7 của mình. Sau đây, chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo nội dung của tài liệu này.
Dàn ý phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác phẩm.
II. Thân bài:
a. Tóm tắt tác phẩm.
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng thuộc phần đầu của vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể lại nỗi oan giết chồng của Thị Kính. Một đêm, khi Thiên Sĩ mỏi mệt do học hành, thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi quạt cho chồng thấy dưới cằm chồng chiếc râu mọc ngược, bèn dùng dao xén đi. Thiện Sĩ giật mình choàng tỉnh, nghĩ rằng Thị Kính có ý đồ giết mình bèn hô hào lên. Cả gia đình nhà chồng vu cho Thị Kính tội giết chồng, gọi Mãng ông – cha đẻ nàng sang để nhận con mặc cho Thị Kính ra sức giải thích. Thị Kính trên đường trở về nhà cùng cha thì quyết định từ biệt cha mẹ, giả dạng nam nhi bước đi tu hành.
b. Nhân vật Thị Kính:
– Phải gánh chịu bi kịch bị đổ oan giết chồng, rồi bị nhục mạ, xúc phạm và đuổi về nhà mẹ đẻ trong nỗi đớn đau tủi nhục.
– Là một người phụ nữ tỉ mỉ, săn sóc và hết mực yêu thương chồng con.
– Đến khi bị vu tội giết chồng, thì Thị Kính lại tỏ rõ là một người phụ nữ yếu đuối, tội nghiệp, nàng cũng từng nhiều lần mở miệng thanh minh với cha mẹ chồng và với chồng nhưng không được.
=> Thị Kính đã phải gánh trên lưng hai nỗi oan khuất, thứ nhất là giết chồng, thứ hai ấy là tội bất trung, bất trinh, lén lút tư tình với kẻ khác.
– Khi bị đuổi về nhà mẹ, Thị Kính đứng trước viễn cảnh vô cùng đớn đau, bị nhà chồng ruồng bỏ lại phải gánh trên lưng hai nỗi oan khó lòng hóa giải, khiến nàng vô cùng đau khổ.
– Thị Kính với tấm lòng hiếu thảo, thương xót cha mẹ, không muốn để cha mẹ trở thành nơi cho người ta bàn ra tán vào, tuổi già lại còn phải chịu uất ức, một phần là nàng muốn lánh đi để quên hết sự đời.
=> Thể hiện sự tuyệt vọng và chán chường của Thị Kính với cuộc đời, với người chồng mình hết lòng thương yêu. Bên cạnh đó cách xử sự của Thị Kính cũng là biểu hiện của sự bất lực, đớn đau của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến quá hà khắc, nơi mà người quyền thế giàu sang trở thành kẻ định đoạt số phận cuộc đời của những kẻ nghèo hèn bằng những lý do, những suy luận trái khuấy oan nghiệt.
c. Nhân vật Sùng bà:
– Đóng vai trò đẩy vở kịch lên cao trào đó chính là Sùng bà, nhân vật mụ ác tiêu biểu trong thể loại chèo.
– Là nhân vật có nhiều thoại nhiều cảnh hát và nói lệch nhất, có thể nói đây chính là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị trong xã hội cũ. Sùng bà hiện lên với dáng vẻ độc ác, cay nghiệt vô cùng, lời thoại nhiều và dài, thậm chí liên tục cắt lời minh oan của nhân vật Thị Kính.
– Sự ghê gớm độc ác thể hiện qua việc bà ta quay sang gắt và trách móc chồng việc chọn dâu con, thứ hai nữa là hành động đẩy ngã Thị Kính đang đứng ở một bên rồi liên tục dùng lời lẽ nhiếc móc.
– Lời lẽ cay nghiệt, có sự phân biệt tầng lớp, giàu nghèo sâu sắc, đay nghiến, bịa chuyện vu oan cho Thị Kính tằng tịu với trai, cho rằng nàng giết chồng để thuận việc chăng hoa mặc dầu điều đó là không hề có.
– Lời lẽ của nhân vật này không tầm thường, chuyên lấy chuyện ví von so sánh để làm câu chữ cho mình ra sức nhiếc móc Thị Kính, khiến Thị Kính không thể minh oan, cũng không thể nào giải thích. Và cuối cùng Sùng bà đã đưa vở kịch lên cao trào bằng việc lệnh cho chồng gọi Mãng ông để trả Thị Kính trở về nhà mẹ với hai tội giết chồng và lăng loàn.
d. Nhân vật khác:
– Thiện Sĩ, nhân vật thư sinh điển hình, là chồng của Thị Kính, chỉ có thoại trong phần mở đầu, có tính cách nhu nhược, thiếu sáng suốt, không có tiếng nói trong gia đình.
– Sùng ông, đây là một người cũng có tính cách giống Thiện Sĩ, nhu nhược, sợ vợ, không có quyền quyết định, lại tối ngày lơ mơ trong rượu chè cờ bạc, chẳng được tích sự gì, và cũng dễ dàng bị Sùng bà dắt mũi.
– Mãng ông, cha của Thị Kính là một người nông dân tội nghiệp, chân chất, thật thà và nghèo khổ, có tấm lòng thương con vô hạn, dẫu có xảy ra chuyện gì cũng vẫn muốn bảo bọc cho con gái mình.
III. Kết bài:
– Nêu cảm nhận.
Phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng – Mẫu 1
Trong những tác phẩm chèo cổ, thì vở “Quan âm Thị Kính” có sức sống khá lớn trong lòng người xem, bởi những nhân vật trong tác phẩm có tính cách vô cùng độc đáo. Trong đó, nhân vật Thị Kính khiến cho người xem cảm thấy xót xa, ám ảnh bởi những nỗi oan quá lớn mà người phụ nữ này phải gánh chịu trong cuộc sống của mình.
Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” kể về sự oan ức của Tiểu Kính Tâm khi cô là người phụ nữ yêu chồng, hiếu thuận với gia đình chồng nhưng lại bị nghi oan là có âm mưu giết hại chồng, khiến cô đau đớn như muốn chết đi.
Thị Kính là người phúc hậu, đoan trang. Cô hết sức chăm sóc cho gia đình chồng, một lòng chung thủy trước sau như một làm tròn bổn phận của người vợ, người dâu hiền trong gia đình quán xuyến công việc.
Nhưng rồi một hôm khi chồng đang ngủ say, Thị Kinh thì ngồi thêu thùa đan áo cho chồng, nàng ngồi ngắm khuôn mặt chồng mình và giật mình có một sợi râu mọc ngược trông không mấy thẩm mỹ.
Nghĩ vậy Thị Kính liền lấy kéo để cắt giúp chồng nhưng không may đúng lúc đó chồng của Thị Kính tỉnh giấc nhìn thấy vợ cầm kéo định tiến về phía mình cho rằng vợ mình toan giết chồng .
Nên anh chồng vô cùng giận dữ. Mọi hiểu lầm bắt đầu nỗi oan ức của Thị Kính cũng xuất phát từ đây. Nghe thấy con trai kêu thất thần thì bố mẹ chồng Thị Kính cũng chạy vào, nhìn thấy nàng cầm kéo, rồi lại nghe con trai nói là Thị Kính định giết mình thì lập tức tin lời không cần đối chất.
Mẹ chồng Thị Kính là người phụ nữ đanh đá, mồm miệng khá hoạt ngôn, bà ta thấy tình hình như vậy liền hô hoán cho người dân xung quanh, hàng xóm láng giềng nghe thấy rồi vu oan cho con dâu tội giết chồng
Nỗi oan của Thị Kính chồng chất lên nhau, khiến nàng sống cảnh tủi hổ, bị hắt hủi ghẻ lạnh. Bố mẹ chồng không tin nàng thì đành chịu, bởi ông bà không hiểu chuyện, hơn nữa mẹ chồng nàng dâu thường có bất hòa trong cuộc sống, hai người phụ nữ khi cùng làm hoàng hậu một gia đình thì thường xảy ra mâu thuẫn. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu xưa nay vẫn thế.
Nhưng người chồng đầu ấp má kề, người ngày ngày cùng chung chăn gối với Thị Kính mà cũng không hiểu bản chất, tâm địa nàng tốt hay xấu, thương chồng thật lòng hay không thì thật là khó hiểu.
Một người chồng sống cùng vợ mỗi ngày mà không tin tưởng vợ, không bảo vệ vợ mà lại vu oan cho vợ có âm mưu giết mình rồi hô hoán bố mẹ khiến mọi chuyện trở nên bi kịch khó giải quyết hơn rất nhiều khi chỉ có hai người mà thôi.
Xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ nên quyền lên tiếng của người phụ nữ dường như chỉ là không mà thôi. Sự oan ức của Thị Kính thật sự là vô cùng bi ai, người xem cảm thấy nhân vật chồng Thị Kính (Thiện Sĩ) có chút tàn nhẫn, vô tâm.
Anh ta là người có học, ngày đêm dùi mài kinh sử nhưng lại không có trái tim nhân hậu, không có sự rộng lượng bao dung thấu hiểu tâm sự của người con gái sống bên cạnh mình, thờ ơ với nỗi oan của vợ. Thật sự đáng trách.
Những mâu thuẫn của Thị Kính khi bị mẹ chồng thường kiếm cớ la mắng, bắt nạt đáng ra làm chồng anh ta phải lên tiếng can ngăn mẹ mình, hoặc hòa giải hai người nhưng anh ta yên lặng để cho mẹ mình hành hạ Thị Kính điều này cho ta thấy anh ta không thương yêu Thị Kính mà chỉ coi cô là người giúp việc trong gia đình thì đúng hơn.
Số phận của Thị Kính bi kịch không phải từ nỗi oan ghi giết chồng, mà bắt đầu từ ngày cô được gả cho Thiện Sĩ làm vợ, lấy nhầm chồng là nỗi oan lớn nhất đời cô chính vì lấy nhầm chồng mà bi kịch đời cô liên tiếp xảy ra.
Đoạn trích là một đoạn trích nhiều kịch tính thể hiện sự oan khuất của Thị Kính khi sống trong gia đình chồng, nỗi oan thấu trời khiến cho cô không thể nói gì mà chỉ biết câm lặng. Số phận của Thị Kính là số phận chung của người phụ nữ xưa.
Phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng – Mẫu 2
Việt Nam nổi tiếng với nhiều các thể loại văn hóa dân gian độc đáo, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước, ví như vùng Nam Bộ có đờn ca tài tử ngọt ngào, Huế có điệu Nam ai, Nam bằng say đắm lòng người, xứ Nghệ Tĩnh có câu hò ví dặm, đất Bắc Ninh có dân ca quan họ đậm tình truyền thống, thì cả vùng Bắc Bộ lại có những thể loại ca kịch đã lưu truyền biết bao đời này ấy là cải lương, chèo, tuồng,… Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền âm nhạc hiện đại, đến ngày hôm nay các thể loại này dẫu đặc sắc mang nhiều dấu ấn truyền thống của dân tộc thế nhưng cũng dần bị mai một. Trong đó nhắc đến chèo có lẽ vở Quan Âm Thị Kính đã từng in sâu trong trí óc của không ít người dân Việt Nam, trở thành vở kịch kinh điển của chèo Việt Nam và từng được diễn đi diễn lại rất nhiều lần trên các sân khấu lớn nhỏ khác nhau, thu về sự tán thưởng của khán giả bởi nội dung sâu sắc và ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà nó gửi gắm.
Vở Quan Âm Thị Kính có nguồn gốc từ một mẩu chuyện cổ tích cùng tên, chủ yếu xoay quanh trục bĩ cực – thái lai của kiếp nhân sinh, tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp, tài năng đức độ để mọi người trông đó mà noi theo. Cảm thông với số phận người lao động, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội cũ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ. Đồng thời cũng lên án, tố cáo, đả kích một cách mạnh mẽ những oan trái, bất công và con người cường quyền xấu xa trong xã hội cũ. Quan Âm Thị Kính là câu chuyện kể về Thị Kính một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, nhưng lại có xuất thân bần hàn, được gả vào nhà phú ông giàu có, rồi bị vu tội giết chồng. Sau giả trai đi tu những tưởng đã thoát được nợ hồng trần thì lại vướng vào mối oan nghiệt với Thị Mầu, bị vu tội làm Thị Mầu chửa hoang, rồi bị đuổi khỏi chùa. Thị Kính lại tiếp tục nuôi con của Thị Mầu, cho đến khi chết thì được lên tòa sen trở thành Quan Thế m bởi tấm lòng đức độ, hy sinh, để tạo phúc cho muôn dân.
Đoạn trích Nỗi oan hại chồng, là phần đầu tiên của tác phẩm kể về việc Thị Kính bị đổ oan giết chồng, rồi bị nhục mạ, xúc phạm và đuổi về nhà mẹ đẻ trong nỗi đớn đau tủi nhục, có oan khuất mà kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không nghe. Trước hết nói về nhân vật Thị Kính, nhân vật chính của tác phẩm, trước hết chưa nói đến ngoại hình thế nhưng ta đã thấy hiện lên Thị Kính là một người phụ nữ tỉ mỉ, săn sóc và hết mực yêu thương chồng con. Sự tỉ mỉ ta có thể thấy ở việc nàng cẩn thận ngắm dung nhan chồng, rồi chợt phát hiện ra một sợi râu nhỏ mọc ngược, lòng săn sóc, yêu thương chồng là ở cách Thị Kính suy nghĩ cầm quạt quạt cho chồng an giấc, lại cẩn thận suy nghĩ đến thể diện của chồng với chiếc râu mọc ngược (vốn cái gì ngược ngạo cũng dễ cản trở cuộc sống). Và đặc biệt tình yêu thương ấy được thể hiện rất rõ nét trong câu hát của nàng rằng “Dạ thương chồng lòng thiếp sao an”. Tuy nhiên tình yêu, sự một lòng ấy của nàng lại trở thành tai vạ, đôi lúc thiết nghĩ Thị Kính vì quá thương chồng thành ra nghĩ chẳng chu toàn, lại mất đi cái cẩn thận. Phải chăng nàng đợi chồng dậy rồi nói về chiếc râu, rồi với cắt thì có lẽ tình cảm vợ chồng lại càng trở nên khăng khít chứ chẳng đến nỗi. u cũng phải nói rằng sự chịu đựng, hy sinh âm thầm của người phụ nữ xưa đôi lúc đã trở thành cái cớ khiến họ khổ sở cả một đời. Đến khi bị vu tội giết chồng, thì Thị Kính lại tỏ rõ là một người phụ nữ yếu đuối, tội nghiệp, nàng cũng từng nhiều lần mở miệng thanh minh với cha mẹ chồng và với chồng, thế nhưng đáng thương cho kiếp đàn bà, lại còn là kiếp nghèo khó thế nên người ta cứ mặc nhiên là nàng âm mưu giết chồng vì trót có lang chạ với ai. Như vậy, ngay trong trích đoạn này ta đã thấy được thông qua lời buộc tội của Sùng bà, thì Thị Kính đã phải gánh trên lưng hai nỗi oan khuất, thứ nhất là giết chồng, thứ hai ấy là tội bất trung, bất trinh, lén lút tư tình với kẻ khác. Mà đối với người phụ nữ ngày xưa, vướng phải hai tội ấy thì coi như thanh danh cả đời đem bỏ, phải chịu bị người đời phỉ nhổ, cuộc đời về sau coi như hết. Đến cao trào của phần Nỗi oan hại chồng ấy là cảnh Sùng ông gọi Mãng ông đến, nói kháy và đuổi trả Thị Kính về nhà mẹ đẻ. Lúc này đây Thị Kính đứng trước viễn cảnh vô cùng đớn đau, bị nhà chồng ruồng bỏ lại phải gánh trên lưng hai nỗi oan khó lòng hóa giải, khiến nàng vô cùng đau khổ. Trước là đau xót nối duyên vợ chồng mới bén chưa lâu đã đứt gánh giữa đường, sau là nhìn đến tương lai cuộc đời nếu có trở về nhà thì cũng phải gánh điều tiếng xấu xa cả đời. Thị Kính với tấm lòng hiếu thảo, thương xót cha mẹ, không muốn để cha mẹ trở thành nơi cho người ta bàn ra tán vào, tuổi già lại còn phải chịu uất ức, một phần là nàng muốn lánh đi để quên hết sự đời. Thế nên ngay lúc trên đường trở về nhà cùng Mãng ông nàng đã giãi bày với cha xin được giả thân trai lên chùa đi tu, chấm dứt hết mọi đau khổ. Điều đó thể hiện sự tuyệt vọng và chán chường của Thị Kính với cuộc đời, với người chồng mình hết lòng thương yêu, thế nhưng trong suốt buổi chàng ta đã chẳng hề lên một tiếng thanh minh cho mình. Bên cạnh đó cách xử sự của Thị Kính cũng là biểu hiện của sự bất lực, đớn đau của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến quá hà khắc, nơi mà người quyền thế giàu sang trở thành kẻ định đoạt số phận cuộc đời của những kẻ nghèo hèn bằng những lý do, những suy luận trái khuấy oan nghiệt.
Nhân vật thứ hai có đóng góp vô cùng quan trọng, đóng vai trò đẩy vở kịch lên cao trào đó chính là Sùng bà, nhân vật mụ ác tiêu biểu trong thể loại chèo. Trong Nỗi oan hại chồng, Sùng bà chính là nhân vật có nhiều thoại nhiều cảnh hát và nói lệch nhất, có thể nói đây chính là nhân vật tiêu biểu cho giai cấp thống trị trong xã hội cũ. Sùng bà hiện lên với dáng vẻ độc ác, cay nghiệt vô cùng, lời thoại nhiều và dài, thậm chí liên tục cắt lời minh oan của nhân vật Thị Kính. Khi mới nghe con trai là Thiện sĩ tố Thị Kính toan giết mình, Sùng bà đã lập tức tin ngay và mặc định đó là sự thật không thể chối cãi, sự ghê gớm độc ác thể hiện qua việc bà ta quay sang gắt và trách móc chồng việc chọn dâu con, thứ hai nữa là hành động đẩy ngã Thị Kính đang đứng ở một bên rồi liên tục dùng lời lẽ nhiếc móc. Trong lời lẽ cay nghiệt của nhân vật này ta có thể nhận ra rất rõ sự phân biệt tầng lớp, giàu nghèo sâu sắc, đem về nhà mình là giống phượng, giống công, trái lại ví Thị Kính là dòng mèo mả gà đồng không ra gì. Không chỉ vậy sự độc ác của Sùng bà còn thể hiện ở những lời lẽ đay nghiến, bịa chuyện vu oan cho Thị Kính tằng tịu với trai, cho rằng nàng giết chồng để thuận việc chăng hoa mặc dầu điều đó là không hề có. Bên cạnh đó ta thấy rằng lời lẽ của nhân vật này không tầm thường, chuyên lấy chuyện ví von so sánh để làm câu chữ cho mình ra sức nhiếc móc Thị Kính, khiến Thị Kính không thể minh oan, cũng không thể nào giải thích. Và cuối cùng Sùng bà đã đưa vở kịch lên cao trào bằng việc lệnh cho chồng gọi Mãng ông để trả Thị Kính trở về nhà mẹ với hai tội giết chồng và lăng loàn.
Những nhân vật phụ khác góp phần làm cho vở chèo thêm sống động và nhiều màu sắc bao gồm Thiện Sĩ, nhân vật thư sinh điển hình, là chồng của Thị Kính, chỉ có thoại trong phần mở đầu. Thông qua đó ta có nhận xét rằng đây là một nhân vật có tính cách nhu nhược, thiếu sáng suốt, không có tiếng nói trong gia đình, rõ ràng đã chung sống với Thị Kính lau thế nhưng vẫn không rõ tính cách của vợ, lại đi cho rằng vợ giết mình. Không chỉ vậy khi thấy vợ kêu oan cũng không nảy lòng ngờ mà xem xét lại sự tình, chỉ một mực im lặng, để cho Sùng bà tự biên tự diễn, cuối cùng mặc cho vợ mình bị đuổi ra khỏi nhà. Nhân vật thứ hai chính là Sùng ông, đây là một người cũng có tính cách giống Thiện Sĩ, nhu nhược, sợ vợ, không có quyền quyết định, lại tối ngày lơ mơ trong rượu chè cờ bạc, chẳng được tích sự gì, và cũng dễ dàng bị Sùng bà dắt mũi. Cuối cùng là nhân vật Mãng ông, cha của Thị Kính là một người nông dân tội nghiệp, chân chất, thật thà và nghèo khổ. Tuy nghe Thị Kính bị vu tội giết người, lăng loàn và bị đuổi ra khỏi nhà, thế nhưng nghe con gái kêu oan ông đã tin tưởng và có ý dẫn con về nhà, từ đó có thể thấy đây là một nhân vật có tấm lòng thương con vô hạn, dẫu có xảy ra chuyện gì cũng vẫn muốn bảo bọc cho con gái mình.
Như vậy kết lại, Quan Âm Thị Kính nói chung cũng trích đoạn Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu trong sân khấu chèo truyền thống, trở thành dấu ấn đặc sắc trong nền văn hóa nghệ thuật dân gian của Việt Nam ta. Nó không chỉ thể hiện được vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, mà còn là nỗi đau đớn về số phận éo le và bế tắc của họ trong cuộc sống gia đình, trong hôn nhân và trong xã hội phong kiến quá đỗi hà khắc. Đồng thời cũng lên án, phê phán sâu sắc những cái ác, cái oan nghiệt trong xã hội cũ dẫn tới bi kịch của người phụ nữ.
Phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng – Mẫu 3
Thân phận người phụ nữ luôn là đề tài được các nhà văn, nhà thơ hướng tới cho những tác phẩm của mình, người phụ nữ được nhắc đến với số phận không mấy tốt đẹp, phải chịu đựng nhiều áp bức và không được đấu tranh cho quyền lợi của bản thân. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” là minh chứng cho điều đó, đoạn trích kể về nhân vật Thị Kính phải mang nỗi oan giết chồng gây nên nhiều đau khổ và hiểu lầm trong chính gia đình của mình.
Hiện lên trước mắt người đọc là hình ảnh Thị Kính đoan trang, phúc hậu, nết na, luôn chăm lo cho gia đình của mình, một con người chịu thương chịu khó biết cách gây dựng tổ ấm của gia đình. Một hình ảnh một con người với những nét đẹp như thế thường gắn liền với những nốt bất hạnh khi sống trong xã hội xưa mục nát. Rồi việc gì đến cũng đến, nỗi oan mà Thị Kính vướng phải chính là từ sợi râu mọc ngược của chồng mình, từ việc râu mọc ngược mang ý nghĩa xấu, suy nghĩ cho chồng, cho gia đình mà định cắt sợi râu đó đi, ai ngờ hành động đó của cô khiến chồng cô và cả gia đình, đặc biệt là Sùng bà nghi ngờ cô muốn hại chồng mình. Trong xã hội xưa thì đó là hành động không thể tha thứ, một trong những tội lớn nhất mà xã hội đề ra.
Đối với Thị Kính không thể thanh minh hay giải oan cho bản thân mình bởi lẽ đối với Sùng bà thì cô như là cái gai trong mắt, Sùng bà đã có ác cảm với cô từ rất lâu thế nên nay có cơ hội này Sùng bà có được cái cớ để nhục mạ cô, có những lúc Sùng ông đã lắng nghe những lời nói của cô nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức lắng nghe chứ không dám dùng hành động để căn ngăn, hay dùng lời nói để giải thích giúp cô bởi chính Sùng ông cũng rất sợ Sùng bà. Xã hội xưa là một xã hội “Trọng nam khinh nữ” nhưng đối với Sùng ông thì lại khác, ông không hề có quyền hành gì ở trong nhà cả, tất cả mọi thứ đều dưới sự chỉ đạo của Sùng bà. Cùng một gia đình như thế nhưng đối với Thị Kính lại đối lập hoàn toàn, cô chịu sự chi phối của chồng, của gia đình mà không hề có một chút tiếng nói nào trong gia đình, điều này đã làm nổi lên mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu gay gắt vô cùng, hơn thế nữa là sự mâu thuẫn giữa những giai cấp trong xã hội, nhiều khi thân phận nam hay nữ không mấy quyết định đến số phận của họ, mà phần lớn là giá trị mà con người có được trong xã hội đó. Sự phân cấp giai cấp rõ nét được thể hiện, Sùng bà đại diện cho giai cấp thống trị còn Thị Kính đại diện cho giai cấp bị trị, cùng là thân phận người phụ nữ nhưng mỗi người sống với một vai trò khác nhau, sự áp bức, khinh miệt mà Sùng bà dành cho Thị Kính là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đối với Thị Kính nỗi oan mà khiến cô đau đớn nhất không phải là nỗi oan giết chồng, cũng chẳng phải những nỗi oan mà Sùng bà làm nhục cô mà chính là nỗi oan từ sự thờ ơ lạnh nhạt của chồng, nỗi oan từ chính người mà cô thương yêu, lo lắng cho nhất, người mà cô dành cả cuộc đời của mình để nương tựa, dựa dẫm thì chính là người đem đến sự tủi nhục, oan uất cho cô. Những lời la mắng cay nghiệt của mẹ chồng, cùng với những đòn roi mà mẹ chồng đem lại không đau bằng thái độ mà người chồng mình dành cho mình, cuối cùng cái cô nhận được là tan vỡ hạnh phúc gia đình, bị đuổi ra khỏi nhà với nỗi oan cả đời không rửa sạch được.
Đoạn trích đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa, không được sống là chính mình, không có tiếng nói riêng, không được đem lại hạnh phúc cho bản thân, sống dựa vào người khác, mang những nỗi oan, nỗi ấm ức không thể thanh minh do chính xã hội đem lại.
Phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng – Mẫu 4
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy “nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãnh ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không “môn đăng hậu đối” ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan “hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được
Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):
“… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà!
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…”
Hoặc:
“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu điu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai”…
Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.
Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ dày vò nỗi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến trỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội “giết chồng”. Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân tích đoạn trích Nỗi oan giết chồng (Dàn ý + 4 mẫu) Những bài văn hay lớp 7 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.