Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu mang đến bài văn mẫu siêu hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết bài văn hay.
Phân tích cấu tứ trong Khi con tu hú của Tố Hữu gợi mở cho học sinh những ý mới, ý hay, ý đẹp khi làm văn, giúp cho các em có thêm vốn từ phong phú khi diễn đạt. Từ đó biết cách viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện hay ấn tượng nhất. Ngoài ra các bạn xem thêm: phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng giang rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11 Kết nối tri thức.
Phân tích cấu tứ trong Khi con tu hú của Tố Hữu
Chế Lan Viên đã nói về Tố Hữu:’’Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý’’. Quả thật, thơ ông luôn có một chất riêng, mà để tạo nên được chất riêng trong sáng tác thì không thể thiếu cấu tứ và hình ảnh được. Vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh luôn là điểm sáng ngời của nghệ thuật trong mỗi tác giả.
Trước tiên, muốn thấy được linh hồn và mô hình nghệ thuật của tác phẩm thể hiện qua cấu tứ thì phải hiểu cấu tứ là gì? Cấu tứ là quá trình sáng tác, sự vận động tâm tư, hoạt động tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Qua đó làm tác phẩm trở nên phong phú và cuốn hút, giúp người đọc vào trạng thái suy tư và cảm nhận sự sâu lắng đó. Cấu tứ trong tác phẩm thể hiện đầu tiên phần nhan đề.
Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” là một vế trong câu thơ đầu của bài thơ: “Khi con tu hú gọi bầy.” Khi chim tu hú gọi bầy chính là thời điểm mùa hè đã đến, người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt ở trong phòng giam chật chội và khao khát có một cuộc sống được tự do cháy bỏng ở bên ngoài. Khi chim tu hú gọi bầy chính là thời điểm mùa hè đã đến, những hình ảnh đặc trưng của đất trời khi hè đến đã khiến người tù cách mạng cảm thấy ngột ngạt ở trong phòng giam chật chội và khao khát có một cuộc sống được tự do cháy bỏng ở bên ngoài. Tiếng chim đã gợi nhắc về một sự sống đang dâng trào cũng như khơi thức khát vọng tự do trong người tù.
Bức tranh mùa hè sôi động, vui tươi được nhà thơ Tố Hữu cảm nhận mùa hè bằng tất cả các giác quan không chỉ là nghe, là nhìn mà còn là xúc giác và bằng chính trái tim yêu đời của mình. Bằng những dòng thơ lục bát truyền thống, nhịp nhàng, thanh thoát, đã mở ra một thế giới thật khoáng đạt, tràn trề nhựa sống. Mùa hè là mùa “lúa chín”, là mùa “trái ngọt”, mùa lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang nhạt dần, tiếng ve râm ran rộn, những trái bắp vàng cam được phơi đầy khắp sân nhà, là cảnh trời xanh cao trong vắt, cánh diều sáo nhịp nhàng bay lượn. Bức tranh của Tố Hữu là do bản thân ông tưởng tượng ra sau nhiều năm gắn bó với Huế, chứ không phải được thấy từ sự quan sát trực tiếp. Tất cả đều được ông cảm nhận mọi giác quan để làm nên tuyệt tác bài thơ hay đến vậy. Nên mùa hè của nhà thơ cũng chân thực, vô cùng gần gũi. Nhà thơ Tố Hữu đã gửi gắm tâm tình của mình vào trong câu thơ, hẳn ông vô cùng yêu thiên nhiên, dùng những tình cảm chân thật để nói lên nỗi lòng mình
“Vườn râm dậy tiếng ve ngân…
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”
Trong chốn tù ngục, nhà thơ nhớ về tiếng ve, hình ảnh sân bắp phơi đầy, thèm muốn một cuộc sống thường nhật, bình thường như bên ngoài. Ông miêu tả sự đối lập giữa hiện thực và khát vọng. Một hiện thực vô cùng khốc liệt rằng chính nhà thơ đang phải chịu cảnh tù đày nhưng trong ông vẫn luôn dấy lên nỗi khát khao một cuộc sống tự do với những cảnh tượng đơn giản, thường nhật. Nhớ về những kí ức là cách ông bày tỏ nỗi niềm mà ông ước ao. Chính trong nhà ngục tối tăm, ánh sáng của thiên nhiên và bầu trời quả là xa xỉ đối với nhà thơ, thế nhưng nhà thơ đã tự tạo ra cho mình một bầu trời tươi đẹp như thế. Hình ảnh diều sáo lộn nhào giữa không trung thể hiện cho khát vọng bay bổng, tự do, khao khát hòa nhập và tung hoành cùng thiên nhiên đất trời của tác giả. Tiếng sáo diều cao vút, rạo rực như chính tiếng lòng của người thanh niên Tố Hữu, mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên, khao khát được sống trong thiên nhiên đã giúp cho nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên mùa hè trong trẻo, tươi mới.
Bài thơ “Khi con tu hú” là tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi tuy đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng vẫn tràn đầy sức sống, sức trẻ, chan chứa tình yêu con người, tình yêu cuộc sống. Vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ đã thể hiện rõ một màu sắc của mùa hè sinh động. Qua đó ta thấy tâm hồn căng tràn sự sống, với khát vọng tự do của chính nhà thơ.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú của Tố Hữu Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.