Phản đề nghị luận xã hội là tài liệu vô cùng hữu ích mà Neu-edutop.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Phản đề nghị luận xã hội hay còn gọi là phần “lật lại vấn đề” chính là việc nêu ra một ý kiến trái ngược với ý kiến mình đang cần bàn, trên cơ sở đó, mình dùng lập luận để bác bỏ ý kiến đó để khẳng định ý kiến mình đang cần bàn. Phản đề gần giống với thao tác bác bỏ và cách làm cũng tương tự như bác bỏ. Vậy dưới đây là một số phản đề trong văn nghị luận mời các bạn cùng tham khảo nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: dàn ý nghị luận xã hội, dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội, mở bài nghị luận xã hội.
1. Phản đề tình yêu thương
Phản đề 1
Tình yêu thương có ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên ta cũng cần phải hiểu được rằng tình yêu thương người khác không phải là sự bao che, dung túng cho những hành động xấu, đó là sự yêu thương mù quáng, tình yêu thương cho đi cần phải cho đúng người, đúng lúc, đúng chỗ, từ trái tim đến trái tim, cha mẹ yêu thương con cái nhưng không nên quá nuông chiều quá nhiều, bạn bè che giấu đi những thói hư tật xấu của nhau không có nghĩa là tình yêu thương.
Phản đề 2
Cố nhiên, lòng nhân đạo hay tình yêu thương sẽ chỉ có ý nghĩa nếu nó được xuất phát từ sự thành tâm, thành ý từ lòng trắc ẩn cao thượng của con người.
Phản đề 3
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.
Phản đề 4
Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại.
2. Phản đề kiên trì không bỏ cuộc
Luôn luôn nỗ lực, luôn luôn kiên trì là một đức tính tốt mà chúng ta cần có. Thế nhưng không phải lúc nào tính kiên trì cũng đem đến cho bản thân kết quả tốt. Việc kiên trì, không bỏ cuộc phải đi đôi với những quyết định đúng đắn, theo đuổi những lựa chọn phù hợp mới có hiệu quả, nếu không nó rất dễ trở thành cố chấp, tốn thời gian. Vì thế, hãy luôn thông minh để đặt sự kiên trì đúng lúc, đúng chỗ.
3. Phản đề thay đổi để thích nghi
Cùng với sự phát triển không ngừng của cuộc sống, việc thay đổi để bản thân thích nghi với xã hội là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta thay đổi bản thân cũng là tốt. Con người luôn phải nhận biết phải trái, đúng sai để lựa chọn thay đổi sao cho phù hợp và giữ lại những giá trị tốt đẹp nhất của bản thân.
4. Phản đề khiêm tốn
Lòng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta được mọi người yêu mến, kính trọng. Thế nhưng, khiêm tốn như thế nào, khiêm tốn ở đâu lại cũng là điều mà chúng ta cần quan tâm. Nếu như vì “khiêm tốn” mà bạn không dám thể hiện bản thân thì điều đó rất dễ trở thành sự tự ti, khiến bản thân không phát huy được hết khả năng và không được đánh giá đúng thực lực.
5. Phản đề sự tự tin
Tự tin chính là điều mà chúng ta cần có trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu sự tự tin không được thể hiện đúng cách thì dễ trở thành “tự kiêu, tự mãn”, gây khó chịu cho người đối diện.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Phản đề nghị luận xã hội Phản đề trong văn nghị luận của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.