Bạn đang xem bài viết Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tại sao khi đi khám bác sĩ nói người này bị bệnh trĩ ngoại, người kia bị bệnh trĩ nội, bệnh trĩ mà cũng phân biệt trĩ nội, trĩ ngoại sao? Làm cách nào để phân biệt được 2 loại bệnh trĩ này?
Để dễ dàng phân biệt trường hợp nào là mắc trĩ nội, trường hợp nào là bị trĩ ngoại, bạn cần căn cứ vào các yếu tố là sự hình thành trĩ, triệu chứng, đặc điểm và các giai đoạn tiến triển trĩ sau:
Sự hình thành trĩ
Búi trĩ nội hình thành ở bên trên đường lược, phía cuối ống trực tràng, nằm bên trong vùng hậu môn, búi trĩ hình thành khi các tĩnh mạch bị áp lực quá lớn, căng phồng lên, lâu dần các tĩnh mạch này bị mất khả năng đàn hồi, hình thành búi trĩ. Bề mặt búi trĩ cũng là lớp niêm mạc của ống hậu môn nên rất khó phát hiện khi mắc bệnh.
Trong khi đó búi trĩ ngoại hình thành ở bên dưới đường lược, khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị chèn ép quá mức gây tắc nghẽn hoặc do vùng hậu môn bị viêm nhiễm nặng mà tạo ra búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn, bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng nên trĩ ngoại cực dễ nhận biết bằng mắt thường.
Triệu chứng
Trĩ nội xuất hiện triệu chứng đi cầu ra máu đầu tiên, lượng máu ban đầu cũng chỉ ra nhỏ giọt, không gây đau và khi không chữa trị kịp thời, lượng máu tăng dần theo thời gian, khiến người bệnh bị thiếu máu, dễ mệt, choáng vàng, đau hậu môn, có cảm giác cộm, vướng, búi trĩ sa xuống hậu môn khi đi đại tiện, có thể thụt vào sau khi đi.
Trị ngoại triệu chứng đầu tiên là nếp gấp ở hậu môn sưng to, bị nứt kẽ hậu môn, các cục máu đông xuất hiện gần lỗ hậu môn, búi trĩ to dần và sa ra ngoài gây chảy máu, khó chịu kéo dài, búi trĩ không thể thụt vào.
Cảm giác đau
Búi trĩ nội thường không có chứa các dây thần kinh cảm giác nên khi đi cầu dù có sự cọ sát với phân, niêm mạc búi trĩ thì cũng không tạo cảm giác đau rát cho người bị bệnh.
Còn búi trĩ ngoại chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên khi đi cầu, người bệnh sẽ có cảm giác đau rát ở vùng hậu môn ngay.
Các giai đoạn tiến triển
Trị nội có 4 giai đoạn:
– Giai đoạn 1: Búi trĩ mới hình thành, đi đại tiện ra máu.
– Giai đoạn 2: Búi trĩ sưng to, sa ra ngoài khi đi cầu nhưng nó có thể tự thụt vào sau khi đi.
– Giai đoạn 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện, không tự thụt vào được phải dùng tay đẩy vào.
– Giai đoạn 4: Búi trĩ sa hẳn ra bên ngoài, thường xuyên nằm ở bên ngoài hậu môn gây tắc nghẽn, dễ bị nhiễm khẩu, hoại tử.
Trĩ ngoại cũng có 4 giai đoạn phát triển:
– Giai đoạn 1: Búi trĩ mới hình thành bên ngoài hậu môn, kích cỡ gần bằng hạt đậu, hạt bắp.
– Giai đoạn 2: Búi trĩ phát triển thành nhiều cụm rối nằm ngoằn nghèo ở ngoài hậu môn.
– Giai đoạn 3: Búi trĩ to, bị tắc mạch, gây ra tình trạng chảy máu, đau đớn cho người bệnh.
– Giai đoạn 4: Búi trĩ tiết ra dịch gây viêm nhiễm, ngứa ngáy ở vùng ngoài hậu môn.
Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau nên cách chữa trị 2 bệnh lý này cũng không giống nhau, người bệnh khi nghi ngờ mình bị trĩ nên mạnh dạn đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán chính xác và lắng nghe đề nghị điều trị phù hợp để bệnh trĩ mình đang mắc nhanh chóng giảm bớt và khỏi hẳn nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.