Bạn đang xem bài viết Phân biệt máy lạnh âm trần và máy lạnh âm trần nối ống gió. Nên chọn loại nào? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Máy lạnh âm trần và máy lạnh âm trần nối ống gió đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng, để mang đến tính năng hiệu quả làm lạnh vượt trội. Để hiểu rõ hơn về 2 dòng máy lạnh này, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé!
Đặc điểm và cấu tạo của máy lạnh âm trần nối ống gió
Cấu tạo của máy lạnh âm trần nối ống gió
Dàn nóng: Dàn nóng máy lạnh được đặt ngoài trời nhằm toả nhiệt trực tiếp ra môi trường. Với công suất máy nén lớn (từ 16.000 BTU trở lên), dòng máy này phù hợp để lắp đặt trong các không gian rộng rãi.
Cấu tạo dàn nóng:
- Quạt giải nhiệt: Các quạt tạo ra gió tản nhiệt cho dàn nóng.
- Máy nén: Đây là bộ phận quan trọng nhất có chức năng nén gas, sinh công làm giảm nhiệt độ của gas.
- Động cơ DC: Bộ phận này hỗ trợ để tăng hiệu suất của máy nén.
- Bộ biến tần: Có chức năng giúp điều khiển công suất của dàn nóng.
- Van tiết lưu: Bộ phận kết hợp với máy nén để kiểm soát dòng gas chảy trong máy lạnh.
Dàn lạnh: Đối với dòng máy này, dàn lạnh sẽ được giấu âm bên trong trần nhà và miếng gió sẽ lộ ra bên ngoài. Đồng thời, máy cũng có nhiều đầu ra và mỗi đầu sẽ kết hợp với 1 ống gió. Công suất của máy sẽ quyết định máy có thể kết nối được nhiều hay ít ống gió.
Cấu tạo dàn lạnh:
- Cửa gió: Thiết kế có các lỗ hình chữ nhật được gắn trên trần cho không khí lạnh lưu thông đến phòng.
- Ống gió mềm: Đây là hệ thống được đặt âm dưới trần nhà để dẫn khí lạnh từ ống gas tới các cửa gió.
- Box gió: Là bộ phận tiêu âm cho cả dàn lạnh và phân phối khí lạnh tới các ống gió.
- Cục lạnh: Gồm có bộ điều khiển, dàn culi ống đồng nối trực tiếp với máy nén ở dàn nóng,1 quạt gió nhỏ và hệ thống ống nước ngưng.
Nguyên lý hoạt động của máy: Máy lạnh âm trần nối ống gió có nguyên lý hoạt động chủ yếu dựa trên chu trình tuần hoàn của dòng gas chạy trong ống đồng, thực hiện theo trình tự sau:
- Đầu tiên, máy nén sẽ làm lạnh khí gas trong dàn nóng, sau đó chúng được vận chuyển đến hệ thống ống đồng và đi tới dàn lạnh.
- Qua quá trình di chuyển, khí gas tiếp tục được làm lạnh tới mức nhiệt khoảng 6 – 10 độ. Khi đó, không khí xung quanh hệ thống ống đồng trong dàn lạnh sẽ nhanh chóng giảm nhiệt độ theo.
- Cuối cùng, phần không khí lạnh này sẽ được quạt gió thổi qua box gió rồi qua ống gió và miệng gió để tới không gian phòng cần làm mát.
Ưu điểm của máy lạnh âm trần nối ống gió
- Tiết kiệm không gian: Máy có thiết kế hoàn toàn âm trong trần, chỉ có các cửa gió mang khí mát lộ ra bên ngoài.
- Tăng tính thẩm mỹ: Thiết kế của máy mang tính thẩm mỹ cao vì trục đường ống được giấu kín, đồng thời dàn máy được âm vào tường.
- Khả năng làm thoáng mát tốt: Máy giúp tạo không khí thoáng mát hơn hẳn các dòng điều hòa thông thường do có công suất lớn. Ngoài ra, do có thể kết nối từ nhiều cửa gió nên đảm bảo sẽ làm mát đều.
- Hoạt động ổn định: Dòng máy này được hãng thiết kế đặc biệt, ít bị hư hỏng, ổn định, êm ái và có độ bền cao.
- Phạm vi hoạt động rộng: Máy lạnh làm mát toàn bộ không gian qua hệ thống ống gió, kể cả khi có nhiều phòng khác nhau.
Nhược điểm của máy lạnh âm trần nối ống gió
- Không làm mát lạnh hoàn toàn: Máy không tạo ra được không khí mát lạnh như máy lạnh Multi do được đặt trong không gian rộng lớn, vậy nên dòng máy chỉ phù hợp để làm thoáng mát không khí.
- Chi phí lắp đặt và vệ sinh bảo dưỡng cao: Máy có nhiều cửa gió và nhiều vị trí, vậy nên, chi phí sửa chữa và bảo dưỡng của dòng máy lạnh này tốn kém hơn và quá trình bảo dưỡng cũng phức tạp hơn.
- Hệ thống lọc khí khử mùi không tốt: So với máy lạnh treo tường, sản phẩm này lọc không khí không tốt vì không khí được chia ra các cửa gió nên hiệu suất khử mùi sẽ bị hạn chế nhiều.
Đặc điểm và cấu tạo của máy lạnh âm trần
Cấu tạo của máy lạnh âm trần
Cấu tạo dàn lạnh:
- Dàn lạnh của máy là loại ống đồng cánh nhôm và được trang bị quạt ly tâm, có chức năng trao đổi nhiệt và được đặt bên trong phòng.
- Ống thoát nước của dàn lạnh được lắp đặt sao cho có độ dốc nhất định, giúp nước không bị đọng lại bên trong đường ống.
- Dàn lạnh có cấu tạo gồm quạt và bảng điều khiển nên điện năng tiêu thụ không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 5%.
Cấu tạo dàn nóng:
- Dàn nóng được đặt bên ngoài căn phòng, có nhiệm vụ chính là tỏa nhiệt ra bên ngoài môi trường.
- Thiết kế chắc chắn, có thể chịu đựng tốt trước những tác động của môi trường như nắng, mưa, gió mạnh,…
- Hoạt động theo phương thức trao đổi nhiệt thông qua ống đồng cánh nhôm, gồm 2 bộ phận chính là: máy nén và quạt.
- Bộ phận này tiêu thụ điện năng chính của máy khoảng 95%.
Ngoài ra, máy lạnh âm trần còn có các bộ phận, phụ kiện đi kèm như: dây điện, ống đồng và dây điện động lực.
Nguyên lý hoạt động:
- Quạt ở dàn lạnh sẽ thực hiện công việc hút và thổi không khí trong phòng một cách liên tục để đảm bảo sự luân chuyển và phân tán gió.
- Cảm biến nhiệt độ của dàn lạnh thực hiện nhiệm vụ cảm nhận nhiệt độ của không khí bên ngoài.
- Bảng điều khiển sẽ kích hoạt dàn nóng hoạt động khi nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ cài đặt từ 1 – 2 độ C. Khi nhiệt độ ở trong phòng giảm xuống bằng nhiệt độ cài đặt thì dàn nóng sẽ ngưng hoạt động.
- Không khí khi qua dàn lạnh sẽ bốc hơi thành dạng khí, lúc này dàn lạnh sẽ đưa hơi lạnh lan tỏa khắp căn phòng.
Ưu điểm của máy lạnh âm trần
- Lắp đặt và vận hành tương đối dễ dàng.
- Công suất da dạng từ nhỏ đến lớn từ 12000 BTU – 48000 BTU, phù hợp với nhiều không gian như nhà ở cho đến không gian rộng lớn như phân xưởng.
- Khả năng làm lạnh tương đối nhanh và thuận tiện trong việc vệ sinh máy.
- Máy có lưu lượng gió lớn nên phù hợp với các khu vực tập trung đông người như: văn phòng, rạp chiếu phim, hội trường, phòng họp, nhà hàng,…
Nhược điểm của máy lạnh âm trần
- Giá thành khá cao so với dòng máy lạnh âm trần nối ống gió, từ khoảng 27 – 43 triệu đồng (mức giá được cập nhật ngày 02/09/2022, có thể thay đổi vào thời điểm truy cập khác).
- Chi phí lắp đặt sẽ cao hơn khoảng 50% so với các dòng máy lạnh treo tường vì chi phí nhân công và vật tư lắp đặt khá cao.
- Chiều cao và diện tích của căn phòng còn hạn chế hoặc trần của căn phòng không đủ điều kiện để lắp đặt máy lạnh âm trần.
Bảng so sánh chi tiết 2 loại máy lạnh
Công suất máy lạnh |
Máy lạnh âm trần |
Máy lạnh âm trần nối gió |
Thương hiệu |
Daikin, Panasonic, Mitsubishi, Fujitsu, LG. |
Daikin, Panasonic, Mitsubishi Heavy, General, Reetech. |
Cấu tạo |
|
Phức tạp gồm có nhiều động cơ và chi tiết máy. |
Kiểu dáng |
|
Thiết kế giấu trần, không có chiếm diện tích của phòng. |
Lắp đặt |
Yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dễ dàng hơn, chi phí thi công, vật tư rẻ hơn. |
|
Khả năng bảo dưỡng |
|
|
Giá thành |
Giá thành cao khoảng 27 – 43 triệu đồng. |
Giá thành thấp từ 7.7 – 34 triệu đồng. |
(Mức giá trên được cập nhật từ ngày 02/09/2022, có thể thay đổi theo thời gian.)
Nên chọn máy lạnh âm trần nối ống gió hay máy lạnh âm trần?
Nhìn chung, mỗi loại máy lạnh đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng biệt và khi hoạt động chúng đều phát huy đúng tác dụng và công năng của mình. Do đó, bạn cần dựa vào nhu cầu sử dụng, sở thích thẩm mỹ, khả năng tài chính và kiến trúc công trình để lựa chọn dòng máy thích hợp.
Nếu công trình, không gian cần lắp đặt có diện tích rộng và bạn muốn có chi phí rẻ hơn thì nên chọn loại âm trần ống gió. Tuy nhiên, nếu diện tích không gian nhỏ và gia đình có khả năng về tài chính thì máy lạnh âm trần chính là lựa chọn hoàn hảo nhất.
Bài viết về so sánh máy lạnh âm trần nối ống gió và âm trần giúp cho bạn nhìn nhận khách quan về đặc điểm và cấu tạo, các điểm mạnh yếu khác biệt. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn sẽ lựa chọn được dòng sản phẩm phù hợp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt máy lạnh âm trần và máy lạnh âm trần nối ống gió. Nên chọn loại nào? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.