Bạn đang xem bài viết Phân biệt loa thụ động và loa chủ động. Nên chọn loại nào? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Xét về công nghệ phát âm của các dòng loa trên thị trường hiện nay, có 2 loại chính là loa thụ động và loa chủ động với những ưu, nhược điểm riêng. Xem ngay bài viết so sánh 2 loại loa này dưới đây để lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình nhé!
Loa chủ động
Loa chủ động (Active speakers) là loại loa được nâng cấp và mở rộng từ loa thụ động (passive speakers), tích hợp thêm mạch amply để khuếch đại âm thanh và truyền trực tiếp tín hiệu âm thanh này cho loa mà không cần kết nối với amply và loa.
Sơ đồ mô tả tín hiệu âm thanh loa chủ động
Ưu điểm
- Thiết kế tinh giản và gọn nhẹ vì không cần kết nối dây dẫn. Cách ghép nối các thiết bị loa với nhau cũng không quá phức tạp, dễ dàng thao tác.
- Mẫu mã hiện đại, phù hợp với không gian nội thất đa dạng của phòng khách, phòng ngủ, hoặc văn phòng làm việc, phòng họp.
- Là loại loa tích hợp “all in one” với bộ khuếch đại âm thanh được thiết kế chung trong một hệ thống nên giúp người dùng tiết kiệm nhiều chi phí, không cần phải mua từng thiết bị riêng biệt nhau.
- Có thể dùng được cho các nguồn nhạc số, nhạc hi-res với kho nhạc khổng lồ trực tuyến có thể tải về trên Internet.
Loa siêu trầm JBL PASION 12SP 300W là loại loa chủ động có thể hát karaoke
Nhược điểm
Loa chủ động có trọng lượng nặng hơn, giá bán cao hơn loa thụ động khoảng từ 1 – 4 triệu đồng (cập nhật tháng 6/2023 và có thể thay đổi theo thời gian) tùy công suất và tính năng kết hợp. Ngoài ra, dòng loa này cũng khó sửa chữa, bảo trì hơn.
Loa chủ động thường có giá bán cao hơn từ 1 – 4 triệu đồng so với loa thụ động (cập nhật tháng 6/2023, có thể thay đổi theo thời gian)
Loa thụ động
Loa thụ động (passive speakers) là loại loa có cấu tạo chỉ gồm 3 phần: củ loa, bộ phân tần và thùng loa. Chức năng chính của loa thụ động là phát ra âm thanh sau khi nhận tín hiệu từ bộ khuếch đại.
Sơ đồ mô tả tín hiệu âm thanh loa thụ động
Ưu điểm
- Có thể linh hoạt thay đổi loa trong hệ thống âm thanh nếu muốn thưởng thức chất lượng âm thanh đa dạng.
- Có thể nâng cấp riêng lẻ mỗi thiết bị thành phần (nguồn phát, bộ khuếch đại âm thanh) thành một hệ thống âm thanh theo nhu cầu sử dụng.
- Khi có sự cố hoặc trục trặc, bạn dễ dàng kiểm tra được bộ phận nào hư hỏng để kịp thời xử lý, bảo trì mà không làm ảnh hưởng đến cả hệ thống âm thanh.
Cặp loa Klipsch RP-600M II Walnut 400W là ví dụ điển hình cho dòng loa thụ động
Nhược điểm
Loa thụ động thường phát ra âm thanh không cân bằng và yêu cầu hoạt động phải phù hợp với bộ khuếch đại bên ngoài.
Loa thụ động yêu cầu phải tương thích với bộ khuếch đại bên ngoài
Bảng so sánh chi tiết loa chủ động và loa thụ động
Tiêu chí so sánh | Loa thụ động | Loa chủ động |
Cơ chế hoạt động | Thụ động, hoạt động không cần nguồn điện | Cần nguồn điện để hoạt động |
Bộ khuếch đại |
– Kết nối với bộ khuếch đại bên ngoài, thường là bộ khuếch đại nổi – Có tính linh hoạt cao hơn khi kết hợp với bộ khuếch đại |
– Được tích hợp bộ khuếch đại trong thiết kế, thường có bộ khuếch đại riêng với mỗi băng tần chéo (âm thanh nổi x2) – Chỉ kết hợp với bộ khuếch đại được tích hợp sẵn bên trong |
Trọng lượng trên một đơn vị thể tích | Nhẹ hơn | Nặng hơn |
Giá bán (cập nhật tháng 6/2023, có thể thay đổi theo thời gian) | Dao động trong khoảng 500 ngàn đồng – hơn 20 triệu đồng (tùy công suất, thiết kế, thương hiệu, công nghệ âm thanh,…) | Cao hơn từ 1 – 4 triệu đồng |
Yêu cầu về thiết bị, cáp | Cần kết hợp nhiều thiết bị và dây cáp hơn | Ít kết hợp với thành phần bên ngoài hơn vì đã hợp nhất các bộ phận vào cùng một thiết kế |
Mạng chéo xử lý tín hiệu âm thanh | Mạng chéo thụ động giúp xử lý tín hiệu âm thanh ở mức loa khuếch đại | Mạng chéo chủ động giúp xử lý tín hiệu âm thanh ở mức loa đường truyền |
Loa chủ động không cần kết nối với bộ khuếch đại âm thanh bên ngoài
Nên chọn loa chủ động hay loa thụ động?
Mỗi dòng loa chủ động hay loa thụ động đều có ưu, nhược điểm riêng. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà bạn cân nhắc lựa chọn loại loa phù hợp với mình.
Nếu bạn có ít kinh nghiệm trong việc điều chỉnh thiết bị âm thanh, thích nghe nhạc số và muốn một giải pháp gọn nhẹ thì nên chọn loa chủ động. Còn nếu bạn có yêu cầu cao về hệ thống âm thanh và muốn thiết lập hệ thống âm thanh chuyên nghiệp thì nên chọn loa thụ động.
Loa thụ động phù hợp với ai muốn thưởng thức chất lượng âm thanh chuyên nghiệp hơn
Bài viết trên đây đã cùng bạn phân biệt loa thụ động và loa chủ động, cũng như so sánh những ưu, nhược điểm của 2 dòng sản phẩm này với nhau. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn chọn loại loa phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt loa thụ động và loa chủ động. Nên chọn loại nào? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.