Bạn đang xem bài viết Phân biệt điểm khác nhau giữa đột quỵ và đột tử tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi nghe tin có người đột ngột ra đi mà không rõ nguyên nhân cụ thể, trong khi trước đó sức khỏe vẫn bình thường, nhiều người liền bảo người đó bị đột quỵ nhưng cũng có người nói là bị đột tử. Vậy thế nào là đột quỵ, thế nào là đột tử?
Ở Việt Nam, có không ít người nhầm lẫn về đột quỵ và đột tử, thậm chí họ còn nghĩ rằng đây chỉ là 1 chứng bệnh nhưng thực chất chúng là 2 chứng bệnh khác nhau, có nguyên nhân, dấu hiệu riêng để phân biệt rõ ràng, bạn có thể tìm hiểu nhanh qua thông tin trong bài viết sau.
Phân biệt đột tử và đột quỵ
Đột tử là biến cố liên quan đến tim mạch, do tim đột ngột ngừng đập, hầu hết những người gặp tình trạng này sẽ ra đi luôn trừ khi được đưa vào bệnh viện kịp thời. Bệnh thường xảy ra ở người có có trái tim không khoẻ mạnh nhưng không được phát hiện.
Trong khi đó đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu lên não bị giảm, gián đoạn khiến não thiếu oxi, dưỡng chất để nuôi tế bào. Sau thời gian vài phút không cung cấp đủ máu lên não, não sẽ chết dần, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện ngã quỵ, đột ngột liệt nửa người, có thể có triệu chứng hôn mê, tuy nhiên tim vẫn hoạt động, người bệnh không ra đi ngay.
Nguyên nhân gây bệnh đột tử và đột quỵ
Những nguyên nhân gây ra chứng đột tử:
Bệnh đột tử xảy ra nguyên nhân chính là do các vấn đề đến từ tim, nếu một trái tim không khỏe mạnh thì khó mà có một sức khỏe tốt được. Trái tim đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể, bơm máu kèm chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi sống toàn bộ cơ thể. Nếu các chức năng của tim bị nghẽn tắc hoặc là loạn nhịp thì trái tim không thể hoạt động tốt. Thông thường, đột tử tim xảy ra là do bệnh nhân bị bệnh mạch vành hoặc là loạn nhịp.
– Bệnh mạch vành là bệnh xảy ra do các mãng xơ vữa tích tụ trong lòng động mạch gây tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến tim, máu không thể đến để nuôi dưỡng tim. Đây là loại bệnh phổ biến và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.
– Rối loạn nhịp xảy ra do các bất thường điện học liên quan đến tim, khi các xung động tạo nhịp tim hoạt động không bình thường, khiến tim bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc không đều.
Một số dấu hiệu chỉ điểm bạn có khả năng bị bệnh tim mạch và có nguy cơ đột tử:
– Trong gia đình có người trẻ tuổi mất đột ngột mà bác sĩ không xác định được nguyên nhân cụ thể, suy đoán rằng có thể do đột tử.
– Trong gia đình có người bị các bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, hội chứng Brugada (loạn nhịp tim), cơ tim phì đại, hoặc có người mắc bệnh tim bẩm sinh.
– Người bị bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu mà không điều trị tốt, không kiểm soát tốt các chỉ số bệnh lý.
Những nguyên nhân gây ra chứng đột quỵ:
Khác với đột tử, đột quỵ là bệnh xảy ra do các cục máu đông tại chỗ của động mạch não hay cục máu đông từ xa chuyển đến gây tắc động mạch não, máu không đến được để nuôi não và hậu qủa là não sẽ bị hoại tử và chết.
Bệnh đột quỵ thường xảy ra do các yếu tố liên quan đến bệnh lý:
– Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ là bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp, nguy cơ cao gấp 3-4 lần người có huyết áp bình thường. Khi huyết áp cao dẫn đến tăng áp lực thường xuyên của máu lên thành mạch, khiến cho thành mạch bị tổn thương, dần dần sẽ dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não. Khi áp lực dòng máu tăng cao, mạch mãu bị vỡ, gây xuất huyết não và dẫn đến đột quỵ.
– Người mắc các bệnh liên quan đến tim, bệnh mạch vành: đối với những bệnh nhân bị bệnh tim dễ hình thành mục máu đông, chúng sẽ theo dòng máu lên độc mạch cảnh, lên não làm tắc dòng máu nuôi não và gây ra đột quỵ.
– Đái tháo đường: tăng đường huyết không kiểm soát dẫn đến các biến chứng liên quan đến mạch máu, rối loạn chuyển hóa mỡ gây xơ vữa động mạch, đây cũng là những yếu tố nguy cơ dãn đến đột quỵ.
– Người bị mỡ máu: cholesterol cao sẽ tích tụ trên thành động mạch, gây cản trỡ, làm tắc nhẽn mạch máu não.
– Ngoài các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, còn có các nguyên nhân khác như là người thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng khả năng mắc các bệnh như cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, tăng nguy cơ đột quỵ. Người hút thuốc, uống rượu bia, các chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ lên nhiều lần so với người bình thường.
Người có tiền sử bị đột quỵ, nếu trước đó bạn đã từng bị đột quỵ thì nguy cơ cao là sẽ có lần đột quỵ tiếp theo xảy ra chỉ trong vòng vài tháng sau lần đầu tiên, nguy cơ này vẫn cao trong vòng 5 năm và sau đó thì giảm dần.
Các dấu hiệu thường xảy ra trước khi đột tử và đột quỵ
Đột tử có tỉ lệ tử vong cao hơn đột quỵ và các dấu hiệu của nó cũng chỉ xảy ra trong vòng 1 tiếng như hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, đau ngực, suy hô hấp (bệnh nhân sẽ bị tụt huyết áp, da xanh tái, thở mệt), loạn nhịp tăng, sau đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng mất tri giác và tử vong. Khi bệnh nhân bị loạn nhịp, nếu được nhập viện sớm và xử lý kịp thời, có các phương tiện hồi sức đầy đủ và chuyên nghiệp thì mới có khả năng sống sót. Các triệu chứng này của đột tử khá giống với các bệnh khác nên không dễ dàng xác định được, do đó nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ thì nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám kịp thời, đặc biệt là những người đang mắc bệnh tim, tiền sử gia đình bị đột tử thì nên đến bệnh viện để tầm soát thường xuyên.
Những triệu chứng báo hiệu sắp đột quỵ xuất hiện và biến mất nhanh, lặp lại nhiều lần nên bạn cần cảnh giác: bệnh nhân bị hoa mắt, chóng mặt, người đột ngột mất cân bằng, đau đầu dữ dội và nhanh chóng, có thể bị buồn nôn, nôn. Người cảm thấy mệt, không còn sức, tê cả mặt hoặc nửa mặt, cười méo miệng, chân tay cử động khó hoặc không thể, không thể phối hợp các cử động cơ thể, tê liệt 1 bên thân mình, đặc biệt không thể nâng 2 cánh tay qua đầu đồng thời. khi nói, khó phát âm, phát âm không rõ, dính chữ, ngọng bất thường.
Làm sao để kiểm soát được nguy cơ đột tử và đột quỵ
Để kiểm soát được nguy cơ mắc bệnh đột tử và đột quỵ, những chứng bệnh gây tử vong cao này, bạn nhất định phải thực hiện khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu gia đình bạn có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc bạn có các dấu hiệu bị bệnh tim mạch như hay ngất xỉu, hồi hộp, đánh trống ngực thường xuyên, không rõ nguyên nhân, hay bị đau tức ngực, khó thở khi chơi thể thao, đi cầu thang. Bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các xét nghiệm máu, đo điện tim ECG, chụp MRI tim, chụp CT hay mạch vành DSA….để tầm soát xem có sự bất thường ở tim hay không?
Những người có bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu, phải điều trị và luôn kiểm tra các chỉ số thường xuyên, đảm bảo các chỉ số ở giá trị lý tưởng.
Ngoài ra, để giảm nguy cơ bị đột tử, đột quỵ, các bác sĩ khuyên mọi người ngoài khám định kỳ, hãy có lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tập thể dục phù hợp, không hút thuốc lá.
Như vậy có thể thấy rằng dù là bệnh đột tử hay đột quỵ thì đều gây nguy hiểm và khả năng tử vong cao, cách phòng ngừa tốt nhất là khám sức khỏe định kỳ và có chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân biệt điểm khác nhau giữa đột quỵ và đột tử tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.