Bạn đang xem bài viết Ống kính (lens) máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc – Nguyên nhân và cách khắc phục tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Có lẽ ống kính (lens) máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc là nỗi ám ảnh của hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cho đến người yêu nhiếp ảnh. Vậy nguyên nhân ống kính máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc là do đâu và cách khắc phục ra sao? Cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu ngay nhé!
Ống kính bị rễ tre là gì?
Biểu hiện
Những đoạn nấm (thường được cộng đồng gọi là “mốc rễ tre”) mà mắt thường có thể nhìn thấy trên ống kính chính là rễ của chúng. Từ bào tử ban đầu, các đoạn rễ này sẽ lan toả đi khắp nơi để thu thập chất dinh dưỡng, khi nguồn dinh dưỡng hết, nấm sẽ chết và để lại “xác” trên vị trí mà chúng sinh sôi.
Trong trường hợp nguồn cung dồi dào, nấm sẽ phát triển mạnh mẽ, thậm chí che kín toàn bộ các thấu kính hay cảm biến và lây lan từ thiết bị này sang thiết bị khác.
Các loại nấm mốc, rễ tre trên lens máy ảnh
- Nấm ố: Nấm ố là hiện tượng thấu kính bị nấm ăn thành một mảng lớn hình tròn, tại điểm nấm ố kính bị mù đục, có khi ánh lên màu vàng xanh.
- Nấm sương mù: Đây là hiện tượng bề mặt thấu kính bị bao phủ bởi một lớp sương mù do thấu kính bị ẩm quá nặng hay để trong môi trường ẩm thấp lâu ngày khiến hơi ẩm không thoát ra ngoài được, đồng thời tạo môi trường tốt cho nấm phát triển.
- Mối rễ tre: Mối rễ tre là dấu hiệu nấm yếm khí phát triển trên các bề mặt thấu kính. Nấm ít có dạng chân vịt, còn lại nhiều hơn là dạng dài hình rễ tre. Khi nấm phát sinh, nấm chỉ bám ở mặt ngoài, lâu dần sẽ ăn vào các lớp bên trong khiến ống kính bị hỏng không dùng được.
Nguyên nhân
Những yếu tố giúp cho nấm phát triển từ bào tử hay nói cách khác là nguyên nhân gây ra nấm mốc ống kính bao gồm: thiếu ánh sáng mặt trời, nguồn dinh dưỡng và hơi ẩm.
Trong đó, chất dinh dưỡng là thứ có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau – từ các khoáng chất sử dụng cho thấu kính hay dấu vân tay, các tế bào chết, sợi sinh học…
Kế đến, độ ẩm (thường trên 70%) là yếu tố thứ hai giúp cho sự sinh trưởng của nấm. Dù biết tránh điều này cũng là không thể nhưng thông thường nếu không có sự kết hợp với chất dinh dưỡng như đề cập tới ở trên, một mình hơi ẩm cũng rất khó giúp nấm phát triển.
Cuối cùng, sự thiếu hụt ánh nắng mặt trời là yếu tố còn lại. Việc cất giữ các thiết bị trong chỗ tối (tủ, túi xách, ngăn kéo…), tránh ánh nắng mặt trời trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho nấm phát triển.
Ảnh hưởng
Với nấm phát triển trên ống kính. Ban đầu, những bức ảnh chụp ra sẽ có các vết đen. Khi mốc xuất hiện dày đặc trên các thấu kính, hình ảnh chụp sẽ mất dần độ tương phản và trở nên nhạt nhoà. Nhiều hiệu ứng quang học tiêu cực cũng xuất hiện trên một phần hoặc toàn khung hình.
Ngoài thấu kính và cảm biến, nếu nấm còn xuất hiện ở các thành phần cơ học, cơ cấu chuyển động, chúng sẽ ăn mòn các chi tiết kim loại, làm giảm tính chính xác trong vận hành, kẹt lá khẩu, zoom/lấy nét nặng, chập mạch điện… và nhiều rủi ro khó lường khác.
Cách xử lý khi ống kính bị rễ tre
Khi phát hiện ra ống kính bị mốc, nấm bạn cần mang ống kính đến thợ sửa chữa máy ảnh để tiến hành vệ sinh ống kính. Nếu ống kính bị mốc nhẹ, bạn có thể lau sạch đến 80% so với chất lượng ban đầu.
Nếu ống kính mới bị nấm mốc thì có thể lau, vệ sinh một cách dễ dàng. Trường hợp ống kính rễ tre thì bạn chỉ có thể lau sạch một phần nấm, vì thời gian để quá lâu, nấm bám nhiều không thể lau sạch được.
Một số mẹo khi sử dụng để hạn chế tình trạng rễ tre trên ống kính
– Luôn cất giữ thiết bị trong hộp chống ẩm hoặc tủ chống ẩm chuyên dụng.
– Hiện nay, một số giải pháp khá chuyên nghiệp nhằm phòng trừ nấm mốc một cách chủ động như đèn cực tím chuyên dụng của B+W.
– Hạn chế vệ sinh thấu kính hay cảm biến bằng bình xịt khí nén.
– Tập thói quen vệ sinh thiết bị chụp ảnh sau mỗi lần sử dụng.
– Nếu như bạn không sử dụng thường xuyên, thi thoảng nên mang ống kính ra phơi nắng khoảng 15 phút nhé.
– Không cất giữa ống kính ở những khu vực như: nhà tắm, nhà bếp, máy lạnh, mái tôn, hay gần nơi để hóa chất.
Trên đây là thông tin về Nguyên nhân và cách khắc phục ống kính (lens) máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc mà Neu-edutop.edu.vn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Ống kính (lens) máy ảnh bị rễ tre, nấm mốc – Nguyên nhân và cách khắc phục tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.