Bạn đang xem bài viết Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6 tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Omega 6 là một axit béo cùng họ với omega 3, có tác dụng tốt đối với sức khỏe. Vậy để biết omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, các nguồn thực phẩm chứa omega 6 hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Axit omega 6 là tên gọi của một loại chất béo không no, giúp hỗ trợ điều trị một số vấn đề về sức khỏe. Vậy việc sử dụng omega 6 như thế nào là đúng để tránh các tác dụng không mong muốn, bổ sung từ các nguồn thực phẩm nào là rất quan trọng. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn.
Omega 6 là gì?
Giống như omega-3, axit béo omega 6 là một loại chất béo không no, bao gồm: linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA). Chất béo omega-6 phổ biến nhất là axit linoleic (LA), mà cơ thể có thể chuyển đổi thành chất béo omega-6 dài hơn như axit arachidonic (AA).
Omega 6 là chất béo cần thiết cho cơ thể mà cơ thể không thể tự tạo ra. Vì vậy, để nhận được đủ hàm lượng omega cần thiết thì mọi người cần được bổ sung từ các nguồn thực phẩm hoặc uống thực phẩm bổ sung chứa omega 6.
Tác dụng của omega 6
Omega 6 được tìm thấy ở khắp mọi nơi trong cơ thể. Chúng giúp thực hiện chức năng của tất cả các tế bào. Nếu không dung nạp đủ omega 6, các tế bào sẽ không hoạt động bình thường. Nhưng khi có quá nhiều axit béo omega 6 cũng có thể thay đổi hoạt động của các tế bào và gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào trong tim và mạch máu.
Sau đây là một số tác dụng của Omega 6 đối với sức khỏe:
Giảm đau dây thần kinh do đái tháo đường
Một số nghiên cứu cho thấy dùng Gamma linolenic acid (GLA) trong 6 tháng hoặc hơn có thể làm giảm các triệu chứng đau dây thần kinh ở những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường. Khi sử dụng GLA những người này kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn những người không sử dụng GLA sẽ kiểm soát lượng đường trong máu kém [1].
Chính vì vậy, sử dụng giấm táo sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm các triệu chứng đau dây thần kinh ở người bị tiểu đường.
Hỗ trợ giảm đau trong viêm khớp dạng thấp (RA)
Dầu hoa anh thảo có chứa một lượng lớn Gamma linolenic acid (GLA). Các nghiên cứu hỗn hợp về việc dầu hoa anh thảo có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp hay không [2].
Bằng chứng sơ bộ cho thấy dầu hoa anh thảo có thể làm giảm đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng, nhưng các nghiên cứu khác không tìm thấy tác dụng nào. Khi sử dụng GLA cho các triệu chứng của viêm khớp, sau 1 đến 3 tháng thấy hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các triệu chứng này. Chưa có bằng chứng khoa học chứng minh dầu hoa anh thảo sẽ giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Vì vậy tổn thương khớp vẫn có thể sẽ xảy ra.
Từ nghiên cứu trên cho thấy, GLA cũng là thành phần có chứa trong omega 6 có thể hỗ trợ các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp: giúp làm giảm đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng.
Hỗ trợ điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Ngày càng có nhiều bằng chứng đã được chứng minh lâm sàng cho thấy rằng việc bổ sung chế độ ăn uống sử dụng omega 6 có thể giúp tăng cường hỗ trợ điều trị ADHD. Nghiên cứu được thực hiện tại Mexico tại Viện Y tế Quốc gia với trẻ em được kê đơn Methylphenidate (thuốc được kê đơn để điều trị ADHD) kết hợp với sử dụng omega 6. Nghiên cứu cho thấy rằng, những đứa trẻ này sẽ cần sử dụng lượng thuốc kê đơn thấp hơn và cũng ít gặp tác dụng phụ liên quan đến thuốc hơn. Tương tự, một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc bổ sung omega 6 làm cải thiện tình trạng tập trung và tiếp thu trong học tập ở trẻ ADHD không điều trị Methylphenidtae [3][4].
Một thử nghiệm ngẫu nhiên 2 pha kéo dài 6 tháng gần đây với 154 trẻ em từ 9 đến 10 tuổi cho thấy việc bổ sung axit béo omega 6 đã cải thiện khả năng đọc ở trẻ và cải thiện nhận thức ở trẻ có vấn đề về chú ý, giúp cải thiện điểm học tập trên mức trung bình [5].
Kết luận, việc bổ sung omega 6 giúp hỗ trợ điều trị ADHD: giúp cải thiện sự tập trung, tiếp thu, khả năng đọc và nhận thức ở trẻ, từ đó giúp cải thiện tình trạng học tập.
Hỗ trợ bệnh ung thư vú
Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị ung thư vú dùng GLA có phản ứng tốt hơn với tamoxifen (một loại thuốc dùng để điều trị ung thư vú nhạy cảm với estrogen) so với những người chỉ dùng tamoxifen [6].
Các nghiên cứu khác cho thấy GLA ức chế hoạt động của khối u, các tế bào ung thư vú [7].
Kết luận, sử dụng omega 6 giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với thuốc điều trị ung thu vú, ức chế hoạt động của khối u, các tế bào ung thư vú.
Giúp giảm huyết áp cao
Bằng chứng sơ bộ cho thấy GLA có thể giúp giảm huyết áp cao, một mình hoặc kết hợp với axit béo omega-3 có trong dầu cá, cụ thể là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
Trong một nghiên cứu, những người đàn ông bị huyết áp cao giới hạn uống 6g dầu lưu ly đã giảm huyết áp tâm trương so với những người dùng giả dược [8].
Kết luận, Omega 6 có thể giúp giảm huyết áp khi sử dụng một mình hoặc kết hợp với axit béo omega 3.
Ngoài ra, Omega 6 còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số vấn đề sau:
– Giảm mức cholesterol xấu (LDL)
– Tăng mức cholesterol tốt (HDL)
– Hỗ trợ thời kỳ mãn kinh như các cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm
Cách dùng omega 6
Liều lượng axit béo omega 6 thích hợp phụ thuộc vào một số yếu tố như: tuổi tác, sức khỏe của người dùng và một số tình trạng khác. Cho đến thời điểm này, chưa có đủ bằng chứng khoa học để xác định liều lượng thích hợp cho axit béo omega 6. Chúng ta có thể không cần phải bổ sung omega 6 nếu các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày đã có chứa pmega 6. Để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên Viên dinh dưỡng trước khi bổ sung pmega 6.
Theo Hội đồng Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, hàm lượng omega-6 cần cung cấp mỗi ngày đối với độ tuổi từ 19-50 tuổi: Nam là 17 gram, Nữ là 12 gram omega 6 [9].
Tác dụng phụ khi sử dụng omega 6
Sử dụng Omega 6 có an toàn không?
Khi dùng bằng đường uống: Axit béo omega-6 an toàn tuyệt đối khi được người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi tiêu thụ như một phần của chế độ ăn hàng ngày với lượng từ 5% đến 10% lượng calo hàng ngày. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng khoa học để biết liệu axit béo omega 6 có an toàn để sử dụng làm thuốc hay không.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Axit béo omega 6 có thể an toàn khi tiêu thụ trong chế độ ăn với lượng từ 5-10% calo hàng ngày. Cũng chưa có đủ bằng chứng khoa học về sự an toàn của việc bổ sung axit béo omega 6 nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Vậy để giữ an toàn cho mẹ và bé thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Đối với người có chất béo trung tính (triglyceride) trong máu cao: Axit béo omega 6 có thể làm tăng triglyceride. Không sử dụng axit béo omega 6 nếu triglyceride quá cao.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng Omega 6:
Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ quá nhiều chất béo omega-6 có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.
Một nghiên cứu năm 2018 đã phát hiện ra mối liên quan giữa chế độ ăn uống nhiều chất béo omega-6 và chứng viêm gây ra tổn thương mô và ảnh hưởng đến sức khỏe [10].
Ngoài ra, omega 6 còn có thể gây một số tác dụng phụ như: đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp…
Thực phẩm chứa omega 6
Một số loại thực phẩm có lượng axit béo omega 6 cao bao gồm:
– Dầu hạt nho, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu óc chó, dầu hạt bông, dầu đậu nành, dầu lưu ly…
– Hạt thông, hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó, đậu phộng …
– Thịt, trứng, cá, đậu hũ, bơ đậu phộng, …
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn tìm hiểu được phần nào về định nghĩa Omega 6, cách sử dụng, liều dùng cũng như các nguồn thực phẩm giàu omega 6. Từ đó, giúp bạn sử dụng một cách hiệu quả mang lại hiệu quả cao, trách được các tác dụng phụ không mong muốn.
Nguồn: webmd.com, medicalnewstoday.com, mountsinai.org, …
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Liều dùng và cách dùng omega 6 hiệu quả, an toàn
>>>>> Những thực phẩm chứa nhiều omega 6
Một số sản phẩm chứa Omega 3-6-9 tại Nhà thuốc An Khang
-
Complete Triple Omega 3-6-9 bổ não, tốt cho mắt
516.000₫
/Hộp
-
UBB Omega 3-6-9 hỗ trợ tuần hoàn, tốt cho mắt, não
-
Hotchland Optimum Omega 3 6 9 bổ mắt, ngừa xơ vữa động mạch
445.500₫
/Hộp495.000₫-10% -
Pharmekal Omega 3-6-9 ngừa xơ vữa động mạch
290.000₫
/Chai
Nguồn tham khảo
-
Effectiveness of natural oils as sources of gamma-linolenic acid to correct peripheral nerve conduction velocity abnormalities in diabetic rats: modulation by thromboxane A2 inhibition
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8931113/
-
Herbal therapy for treating rheumatoid arthritis
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11279784/
-
Efficacy and Safety of Omega-3/6 Fatty Acids, Methylphenidate, and a Combined Treatment in Children With ADHD
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24464327/
-
Combined ω3 and ω6 supplementation in children with attention-deficit hyperactivity disorder (ADHD) refractory to methylphenidate treatment: a double-blind, placebo-controlled study
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22596014/
-
Omega 3/6 fatty acids for reading in children: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial in 9-year-old mainstream schoolchildren in Sweden
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27545509/
-
Effects of gamma-linolenic acid and oleic acid on paclitaxel cytotoxicity in human breast cancer cells
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11239764/
-
New insights into the health effects of dietary saturated and omega-6 and omega-3 polyunsaturated fatty acids
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22613931/
-
Borage oil reduction of rheumatoid arthritis activity may be mediated by increased cAMP that suppresses tumor necrosis factor-alpha
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11710548/
-
Omega-3-6-9 Fatty Acids: A Complete Overview
https://www.healthline.com/nutrition/omega-3-6-9-overview
-
Omega-6 fatty acids and inflammation
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0952327818300747
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Omega 6 là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa omega 6 tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.