Bạn đã từng nghe qua về hiện tượng nồm ẩm chưa? Nhà bạn có đang mắc phải tình trạng đó không? Nếu có thì hãy đọc ngay bài viết sau đây để hiểu hơn về khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục nhà bị nồ nồm ẩm nhé!
Hiện tượng nồm ẩm trong nhà không chỉ gây ẩm ướt mà có thể sẽ khiến mọi người trong gia đình bạn khó chịu vì gặp nhiều phiền toái. Hôm nay, Neu-edutop.edu.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, nguyên nhân cũng như cách khắc phục nhà bị nồ nồm ẩm nhé!
Nồm là gì?
Nồm là một hiện tượng thời tiết rất thường thấy ở phía đông Bắc Bộ, khi độ ẩm của không khí lên cao 90%, từ đó dẫn đến sự ngưng tụ hơi nước trong không khí rồi đọng lại trên bề mặt của các đồ vật.
Vì thế, biểu hiện dễ thấy nhất khi mùa nồm về đó là sự ẩm ướt trên sàn nhà, gương, tường; chăn, đệm, quần áo phơi lâu khô hơn và thậm chí là thực phẩm nhanh mốc cũng như các đồ điện tử dễ bị hư hỏng.
Trời nồm vào tháng mấy?
Ở miền Bắc, trời nồm bắt đầu từ tháng 2 đến hết tháng 4. Thường thì vào khoảng tháng 2, sẽ có vài đợt trời nồm, mỗi đợt kéo dài khoảng 2, 3 ngày, cũng có khi kéo dài đến cả tuần.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng nồm
Như đã nói ở trên, thời tiết nồm được gây ra bởi sự ngưng tụ hơi nước trong không khí khi độ ẩm lên đến 90%. Cụ thể hơn, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nồm trong nhà là:
- Nhiệt độ của nền nhà thấp hơn so với nhiệt độ không khí bên ngoài môi trường, đặc biệt là khi không khí mang nhiều hơi nước.
- Thời tiết lạnh, hanh khô trong một thời gian dài, khiến nhiệt độ nền nhà bị hạ xuống thấp.
- Gió nồm mang hơi ẩm từ biển vào đất liền, khiến chúng có độ ẩm khá cao và gây ra sự chênh lệch với nhiệt độ thấp hơn của sàn nhà, dẫn đến việc sàn nhà không kịp thích nghi với nhiệt độ không khí môi trường.
Ảnh hưởng của trời nồm
Không chỉ gây ra sự ẩm ướt trên các vật dụng hằng ngày, trời nồm còn có nhiều ảnh hưởng khiến cuộc sống của chúng ta khó chịu, phiền toái hơn mà điển hình là những ảnh hưởng sau đây:
Ảnh hưởng về sức khỏe
Bên cạnh việc khiến sàn nhà ẩm ướt, gây trơn trượt và dễ làm té ngã, chấn thương đối với người già, trẻ em, trời nồm còn có thể khiến cho lỗ chân lông bị bí bách, dẫn đến quá trình bài tiết của cơ thể không còn hiệu quả, gây khó chịu, mệt mỏi và đau nhức, đặc biệt là với những chị em đang mắc các bệnh phụ khoa.
Đồng thời, độ ẩm không khí cao còn ảnh hưởng đến niêm mạc phế quản, làm tăng nguy cơ mắc những bệnh về đường hô hấp mãn tính như hen phế quản hay viêm phổi.
Ngoài ra, vi khuẩn, nấm mốc cũng sẽ rất dễ sinh sôi vào mùa nồm, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh ngoài da như ban đỏ hay thủy đậu.
Ảnh hưởng đến các đồ dùng điện tử
Sự ẩm ướt của thời tiết nồm rất dễ gây ra các tình trạng nấm mốc, gỉ sét đối với những chi tiết kim loại trong đồ dùng điện tử, làm các vi mạch bị hỏng học, dẫn đến tình trạng chập điện và tăng nguy cơ cháy nổ đối với các thiết bị, vật dụng điện tử trong nhà.
Ảnh hưởng đến các đồ dùng nội thất
Như đã nói ở trên, thời tiết nồm ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho sự sinh sôi, phát triển của các loài vi khuẩn, nấm mốc, ruồi muỗi và sâu bọ, khiến cho tiến trình làm việc của nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng lớn, đặc biệt là các ngành như xây dựng, trang trí nội thất bởi sự hư hại, hỏng hóc của các vật liệu, đồ dùng trong nhà.
Mẹo chống ẩm cho nhà trong mùa nồm
Để khắc phục những hậu quả mà thời tiết nồm gây ra, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau đây để giảm thiểu sự khó chịu, phiền toái trong nhà mình:
Sử dụng máy hút ẩm
Không chỉ an toàn và bảo vệ sức khỏe của mọi người trong nhà, máy hút ẩm còn giúp làm giảm độ ẩm trong không khí và ngăn ngừa hiện trạng nấm mốc thường thấy vào mùa nồm.
Đồng thời, máy hút ẩm còn có công dụng thanh lọc không khí, từ đó tạo ra cảm giác trong lành, dễ chịu cho tất cả các thành viên trong gia đình bạn.
Khử khuẩn đồ dùng
Để tránh sự sinh sôi, phát triển của các loài vi khuẩn, nấm mốc có hại cho sức khỏe, bạn nên thường xuyên khử khuẩn cho các đồ dùng trong nhà như đũa, muỗng, chén bát, kéo, dao, thớt,… bằng cách rửa chúng với nước nóng và phơi khô sau khi dùng.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy sấy bát để đồ dùng được khử khuẩn sạch và tiện lợi hơn.
Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp khác để giảm tình trạng nồm ẩm trong nhà như: Mở máy lạnh chế độ khô (dry), thường xuyên lau dọn nhà cửa, khử mùi không khí bằng tinh dầu thơm…
Tham khảo thêm: 10 mẹo chống nồm cho nhà đơn giản lại hiệu quả nhanh chóng
Những điều cần tránh khi trời nồm
Để không làm tình trạng nồm trong nhà bạn tồi tệ hơn, bạn cần tránh những điều sau:
- Lau nhà với nước: Sẽ khiến nhà càng ướt và dễ trơn trợt hơn.
- Bật quạt hong khô: Quạt sẽ khiến hơi nước bị ngưng tụ lại.
- Mở cửa sổ: Khiến không khí ẩm dễ vào nhà hơn.
- Rút phích cắm đồ điện tử liên tục: Ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị
Một số câu hỏi thường gặp khi trời nồm
Trời nồm phơi quần áo như thế nào cho nhanh khô?
Khi giặt quần áo, bạn nên giặt quần áo bằng nước ấm, sẽ khiến quần áo nhanh khô hơn. Bạn nên phơi quần áo ở nơi không khí lưu thông tốt.
Sử dụng thêm máy sấy, bàn ủi (bàn là) giúp quần áo mau khô hơn.
Bạn có thể dùng máy sấy quần áo chuyên dụng, quần áo sẽ khô một cách hoàn hảo.
Có nên sơn nhà khi trời nồm ẩm?
Theo các chuyên gia, không nên sơn nhà khi trời nồm ẩm, vì có thể khiến công trình lâu khô hơn, xảy ra hiện tượng thấm ẩm và bong tróc.
Bảo vệ sức khỏe như thế nào khi thời tiết nồm ẩm?
Để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết nồm ẩm, bạn cần chú ý:
- Tăng cường sức đề kháng
- Tránh thức khuya
- Bảo vệ cơ thể khi ra ngoài lúc trời mưa
- Vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
Trên đây là chi tiết thông tin về khái niệm, nguyên nhân và cách khắc phục nhà bị nồm ẩm. Hy vọng với bài viết này của Neu-edutop.edu.vn, bạn và gia đình sẽ không cần phải lo về sự ẩm ướt phiền toái, khó chịu mỗi khi mùa nồm về nhé!
Neu-edutop.edu.vn