Bạn đang xem bài viết Những ý nghĩa ẩn dấu trong truyện cổ tích ‘Sự tích trầu cau’ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” là một câu chuyện có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng. Truyện nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi, giải thích cho tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới ngày nay. Cùng tìm hiểu những ý nghĩa ẩn dấu trong truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” qua bài viết bên dưới nhé!
Nội dung truyện “Sự tích trầu cau”
Phiên bản phổ biến của “Sự tích trầu cau”
Ngày xưa có hai anh em sinh đôi, giống nhau y đúc, người ngoài khó lòng có thể phân biệt được. Đến năm khoảng mười bảy, mười tám tuổi, cha mẹ không may qua đời, hai anh em phải nương tựa vào nhau để sống. Chính vì vậy, tình cảm của hai người càng trở nên thắm thiết, luôn hết mực yêu thương nhau.
Trong vùng có một thầy đồ đức cao vọng trọng, hai anh em liền bàn với nhau muốn đến để xin tiếp tục học. Vì từ ngày cha mẹ ra đi, hai anh em đành tạm lỡ dở việc học hành để có thể lo toan cho cuộc sống.
Thấy hai anh em mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tính tình lại hiền lành và ăn nói lễ phép nên thầy đồ đồng ý thu nhận. Sau một thời gian miệt mài học tập, thấy tố chất thông minh nên hai anh em được thầy yêu quý như con cái trong gia đình.
Thầy đồ có một cô con gái đã đến tuổi cập kê, tính tình hiền lành thục nữ. Nếu xét cả vẻ ngoại hình lẫn đức hạnh thì khắp trong vùng khó có người bì kịp.
Thấy hai anh em diện mạo anh tú, lại hiền lành và thương yêu nhau nên cô bắt đầu nảy sinh tình cảm. Cô muốn được kết duyên cùng người anh, nhưng khổ nỗi không phân biệt được ai là anh, ai là em.
Thế rồi cô nghĩ ra một cách, đợi hai anh em đi lên nương về, cô nấu một nồi cháo để sẵn ở đó. Đợi hai chàng trai đi làm về, cô đứng trong rèm quan sát. Thấy người em bưng bát cháo lễ phép mời người anh ăn trước, cô mới phân biệt được đâu là người mình muốn được gả cho.
Rồi cô bày tỏ tâm nguyện với cha mẹ. Vốn yêu quý hai anh em, nên thầy đồ cũng có ý tác hợp.
Thầy đem chuyện nói với người anh xem ý định thế nào. Và tất nhiên người anh rất lấy làm sung sướng. Biết đi đâu tìm được người con gái đẹp người đẹp cả nết như cô ấy cơ chứ!
Vài tuần sau, đám cưới diễn ra, đôi vợ chồng trẻ đắm chìm trong niềm hạnh phúc. Nhưng kể từ khi người anh lập gia đình thì tình cảm giữa hai anh em không còn được gắn bó như trước nữa. Vì mới cưới và còn đang đắm chìm trong niềm hạnh phúc, người anh đã vô tình không để ý đến tâm trạng của em mình.
Một hôm, hai anh em đi làm nương, người em đi về trước một lúc. Về đến nhà trời cũng đã nhá nhem tối. Vốn dĩ hai anh em giống nhau đã khó phân biệt, cộng thêm với việc trời đã bắt đầu tối, người chị dâu nấu cơm ở trong nhà thấy em về, vội chạy ra ôm chầm lấy vì tưởng đấy là chồng mình.
Người em kêu lên cô mới biết là mình nhầm. Cả hai ngượng ngùng nhìn nhau không nói câu nào. Nhưng đúng lúc này người anh cũng về tới nhà. Chứng kiến cảnh vợ mình ôm em trai, anh đâm ra nghi ngờ hai người có mối quan hệ nào đó với nhau. Tuy không nói ra, nhưng trong lòng cảm thấy vô cùng khó chịu. Kể từ ngày ấy, hai anh em càng trở nên xa cách nhau hơn.
Người em cảm thấy ngày càng cô độc, không biết giãi bày cùng ai. Một buổi chiều ngồi thơ thẩn, cảm thấy buồn quá, người em liền bỏ nhà ra đi. Chàng đi mãi, đi mãi. Đến một dòng sông chảy xiết, không có cách nào sang được bờ bên kia, chàng đành ngồi bó gối bên bờ sông.
Ngắm nhìn dòng sông đang chảy xiết, chàng càng cảm thấy buồn tủi. Và rồi chàng khóc. Tiếng khóc của chàng mang đầy niềm tâm sự trách móc, than thở. Sáng hôm sau, khi mặt trời chiếu rọi những tia sáng đầu tiên xuống, chàng đã biến thành tảng đá nằm cạnh bên bờ sông tự bao giờ.
Người anh ở nhà, hay tin em bỏ nhà ra đi không về nữa thì trong lòng tỏ ra vô cùng hối hận. Một buổi sáng vợ đi vắng, anh cảm thấy trong lòng day dứt quá nên viết giấy để lại lời nhắn cho vợ, quyết định đi tìm em trở về. Anh cũng đi mãi, đi mãi, rồi đến đúng dòng sông nơi người em dừng bước.
Tuyệt vọng, anh gục đầu vào tảng đá khóc mà không biết rằng tảng đá ấy chính là em trai của mình, vì buồn quá mà hoá thành. Người anh chết, biến thành một cây không có cành, mọc bên cạnh tảng đá.
Chị vợ ở nhà, đợi mãi không thấy chồng về thấy rất lo lắng, cũng lặn lội đi tìm chồng. Duyên số xui khiến thế nào, chị dừng lại bên dòng sông nơi hai anh em đã chết. Chị mệt mỏi không còn đi được nữa, dựa lưng vào gốc cây chồng biến thành cạnh tảng đá vật mình than khóc.
Chỉ chưa đầy có một đêm, nàng thân gầy xác ve, biến thành một cây leo, quấn chặt lấy cây không cành bên cạnh tảng đá.
Câu chuyện về nghĩa vợ tình chồng thủy chung, tình cảm anh em thắm thiết đã lưu truyền được nhiều người biết tới.
Một hôm, vua Hùng đi qua nơi ấy, nghe người dân kể lại, vua liền truyền lệnh lấy thử lá cây leo vào quả của cây không cành ăn thử với nhau thì thấy có mùi vị cay cay và thơm nồng. Nước của lá và quả quyện với nhau, nhỏ xuống tảng đá thì dần dần chuyển dần sang sắc đỏ.
Người ta gọi cây cây mọc thẳng không cành kia là cây cau, còn cây leo quanh thân cây là cây trầu. Về sau, mọi người lấy tảng đá ở bên đem về nung lên cho xốp, ăn kèm với lá trầu và quả cau để cho thơm miệng, môi đỏ.
Để tưởng nhớ đến tình nghĩa gắn bó keo sơn của ba người, trong những cuộc gặp gỡ của người Việt Nam, “miếng trầu là đầu câu chuyện” trong những ngày lễ hội, đình đám, cưới xin… Và mỹ tục ăn trầu của người Việt Nam ta được bắt nguồn từ đó.
Dị bản của “Sự tích trầu cau”
Hai anh em Tân và Lang giống nhau như tạc, càng lớn càng giống và yêu mến nhau, đi đâu không rời nửa bước; việc đó làm cho người vợ của Tân – Lưu thị – mấy lần nhầm lẫn, rất xấu hổ. Lang sợ có điều không hay bèn xin anh ra ở riêng, nhưng anh không cho. Một hôm Lang bỏ nhà ra đi lên vùng núi, định sống lẩn lút ở đây, nhưng dầm phải sương gió nên chết ở cạnh rừng, được dân địa phương chôn cất thành mộ. Không thấy em về, Tân bỏ nhà đi tìm.
Khi Tân đến đây, dân làng ban đầu sợ hãi tưởng người chết hiện ra, vì thấy giống người chết như tạc. Khi nghe nói người em đã chết Tân ngất đi và chết theo. Dân địa phương bèn chôn bên cạnh mộ người em. Lưu thị cũng bỏ nhà đi tìm, đến đây nghe nói chồng và em chồng đều chết, liền ôm lấy mồ khóc mãi, rồi cũng chết và cũng được chôn bên cạnh.
Hành động của họ cảm động đến Trời. Trời cho em hóa đá (biểu thị sự trong trắng), anh hóa thành cây cau (ngay thẳng độc lập, mở dạ cho ai nấy thấy), Lưu thị hóa thành cây trầu (tiết hạnh thơm cay). Đoạn sau nói về vua Hùng cũng như trên đã kể
Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện “Sự tích trầu cau”
Truyện mang đến nhiều bài học ý nghĩa khác nhau, vừa là về tình nghĩa vợ chồng, vừa là về tình cảm anh em trong gia đình. Hình ảnh tảng đá, cây cau, cây trầu trong câu chuyện luôn gần gũi, quấn quít, hoà hợp với nhau đại diện cho tình cảm anh em gắn bó bền chặt và tình nghĩa vợ chồng thủy chung.
Đây cũng chính là giá trị nhân văn sâu sắc nhất mà tác phẩm mang lại. Ngoài ra sự tích còn thể hiện được văn hóa ăn trầu của người Việt Nam qua hàng thế kỷ qua. Miếng trầu của sự gắn kết, là cách để bắt đầu câu chuyện và trong những ngày lễ, Tết, đặc biệt là lễ cưới thì không thể thiếu đi trầu cau.
Xem phim truyện cổ tích “sự tích trầu cau”
Phim được dựng dựa trên câu chuyện gốc, với biên kịch là ông Nguyễn Đông Thức, đạo diễn là Nguyễn Minh Chung cùng với sự góp mặt của diễn viên Minh Đạt và Tống Bạch Thủy. Lối diễn xuất tự nhiên, giàu cảm xúc của các diễn viên đã giúp truyền tải một cách vô cùng trọn vẹn ý nghĩa của câu chuyện.
Xem phim hoạt hình truyện cổ tích “sự tích trầu cau”
Phim có giọng đọc truyền cảm, hình ảnh minh họa đẹp mắt nên rất thích hợp để phụ huynh cho trẻ em xem và rút ra những bài học ý nghĩa từ bộ phim.
Trên đây là những ý nghĩa ẩn dấu trong truyện cổ tích “sự tích trầu cau” mà Neu-edutop.edu.vn muốn mang đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ thấy những thông tin này hữu ích.
Chọn mua bánh snack bán tại Neu-edutop.edu.vn và thưởng thức khi xem phim:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những ý nghĩa ẩn dấu trong truyện cổ tích ‘Sự tích trầu cau’ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.