Bạn đang xem bài viết Những thói quen sai lầm có thể làm máy giặt nhanh hỏng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sử dụng máy giặt đã lâu nhưng có thể bạn vẫn còn mắc những thói quen sai lầm, dẫn đến hư hại cho máy giặt nhà bạn. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn điểm qua những thói quen khiến máy giặt nhanh hỏng qua bài viết sau nhé!
Lượng quần áo giặt bị quá tải
Ở mỗi máy giặt đều được quy định một khối lượng giặt cố định, để phù hợp với sức chứa của máy. Vậy nên, nếu ta giặt quần áo có khối lượng vượt quá quy định sẽ làm máy bị quá tải, khiến trục xoay mắc kẹt, rung lắc do lệch tâm, từ đó làm trục nhanh hỏng hoặc bị nhờn.
Đồng thời, nếu giặt quá nhiều quần áo cùng một lúc thì sẽ không làm sạch hoàn toàn quần áo được. Vì vậy, bạn cần bỏ ngay thói quen này và chú ý giặt đúng khối lượng của máy để bảo vệ máy giặt được lâu bền hơn.
Lựa chọn chất tẩy rửa không phù hợp
Mỗi dòng máy giặt khác nhau sẽ có từng loại chất tẩy rửa khác nhau dành riêng cho chúng. Nếu bạn sử dụng bột giặt cửa trên cho máy giặt cửa dưới, hay bột giặt tay để giặt máy, sẽ nhanh làm máy bị hư hỏng vì lượng bọt của bột giặt dành cho máy giặt cửa trên nhiều hơn cửa dưới và của bột giặt tay nhiều hơn so với bột giặt máy.
Đột ngột mở nắp khi máy giặt đang vận hành
Việc mở nắp máy giặt khi đang vận hành sẽ khiến mọi hoạt động bị gián đoạn, trục quay của lồng giặt cũng bị lệch, từ đó dễ làm máy hư hỏng nặng. Ngoài ra, nếu mở nắp trong lúc máy đang chạy cũng đe dọa đến an toàn của con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Để chắc chắn, bạn cần nhấn nút Tạm dừng (Pause) trước khi mở nắp.
Có vật dụng bị sót trong quần áo giặt
Bỏ sót các vật dụng như: chìa khóa, bật lửa, điện thoại, kim tây,… trong quần áo giặt dễ làm tuổi thọ máy giảm sút. Vì các vật này nếu bị văng ra và mắc kẹt trong lồng giặt sẽ làm xước lồng giặt. Hơn nữa, nếu máy đang vận hành mà dừng đột ngột có thể gây ra hiện tượng chập cháy rất nguy hiểm. Vậy nên, nên kiểm tra quần áo kỹ càng trước khi cho vào máy.
Bắt máy giặt hoạt động liên tục
Không nên bắt máy hoạt động ngay sau khi vừa xong một mẻ giặt, vì sẽ khiến máy bị quá tải, làm các trang thiết bị bên trong bị hư hỏng nặng nề. Do đó, bạn nên để máy nghỉ ngơi và nguội động cơ khi vừa giặt xong nhằm bảo vệ máy được hoạt động bền hơn.
Không phơi ngay quần áo sau khi giặt
Quần áo sau khi giặt xong nếu không phơi ngay sẽ làm chúng không còn thơm như ban đầu. Đồng thời, môi trường ẩm thấp là điều kiện để vi khuẩn phát sinh dễ dàng trong lồng giặt gây mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, máy cũng có thể bị chập điện do quần áo còn ướt mà không được đem ra.
Vị trí đặt máy bị ẩm ướt hoặc bị ánh nắng chiếu trực tiếp quá nhiều
Nếu đặt máy ở những nơi ẩm ướt như nhà tắm, nhà bếp thì dễ khiến board mạch điện tử ở bảng điều khiển bị chập điện, làm máy không hoạt động được. Nhưng cũng không nên đặt ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu quá nhiều như ban công cũng dễ làm các linh kiện bị hư hại và vỏ máy bị phai màu. Tốt nhất là nên đặt ở một nơi khô thoáng trong nhà nhé!
Máy giặt không được kê trên mặt phẳng
Khi lắp đặt máy giặt, nếu kê máy ở một nơi không bằng phẳng thì khi vận hành máy sẽ bị rung lắc dữ dội, gây ra tiếng ồn lớn và có thể bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Nếu không giải quyết tình trạng này sớm thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của máy sau này.
Không vệ sinh máy giặt định kỳ
Không vệ sinh máy định kỳ cũng là nguyên nhân dễ làm máy bị hư hỏng, nấm mốc. Bạn nên vệ sinh máy định kỳ 2 – 3 lần/tháng. Dùng baking soda hoặc giấm để vệ sinh lồng giặt, đồng thời cần vệ sinh ngăn chứa nước giặt và nước xả kỹ càng để không xảy ra tình trạng nấm mốc.
Sử dụng quá nhiều bột giặt so với lượng quần áo
Nhiều người nghĩ dùng càng nhiều bột giặt thì quần áo sẽ càng sạch hơn. Thực tế, nếu bạn cho quá nhiều bột giặt thì khi giặt sẽ khó hòa tan hết mà còn bám vào quần áo, lồng máy giặt cũng bị tích tụ các cặn bẩn tạo ra vi khuẩn, nấm mốc gây hại. Bạn cũng không nên đổ trực tiếp bột giặt lên quần áo vì sẽ khó hòa tan hoàn toàn.
Không phân loại đồ trước khi giặt
Trước khi giặt, bạn cần phân loại quần áo để chúng không bị nhiễm màu vào nhau. Nên phân loại theo màu sắc, chất liệu vải, những loại đồ lót bạn cũng nên cho vào túi giặt riêng. Các loại áo như áo len nên giặt riêng với quần jean để không bị ảnh hưởng đến chất vải.
Hy vọng bạn có thể biết thêm những thông tin bổ ích về cách sử dụng và bảo quản máy giặt. Nếu còn thắc mắc gì, hãy bình luận phía dưới để được nhân viên giải đáp tận tình nhé!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những thói quen sai lầm có thể làm máy giặt nhanh hỏng tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.