-
- Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
- Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
- Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
- Xem thêm các tin tức du lịch khác tại
Những Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất Việt Nam
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt cùng với Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam.
Thiền Viện Tây Thiên cách khu nghỉ mát Tam Đảo 13km và cách Hà Nội khoảng 86km. Từ ngoài đường chính rẽ vào khoảng 7km là tới Thiền Viện.
Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên
Đường lên Thiền Viện là một con đường đá khá dốc với nhiều khúc cua tay áo và như là một đặc điểm riêng có của chốn này, những hàng thông cao vút chào đón khách trên đường đi lên Thiền Viện.
Tòa chính điện (Đại hùng bửu điện) của thiền viện Tây Thiên nằm chính giữa Thiền Viện và có chiều cao 17m, diện tích 675m vuông, có 4 trụ đỡ, đường kính mỗi trụ gần 1m nên có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiền hoặc ngồi nghe giảng phật pháp.
Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ cùng với hai câu đối: Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần và Phật Giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như.
Bên trái tòa chính điện là Lầu Chuông, bên phải là Lầu Trống. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; Chuông có trọng lượng 2 tấn.
Phía sau chính điện là Nhà Tổ thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và Nhà Tổ đều được làm từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng) có độ bền lâu dài.
Đúng với tính chất của một nơi dành cho tu sĩ, tăng ni, phật tử, không khí ở đây vô cùng tịch mịch. Bao quanh Thiền Viện là cả một rừng thông vừa tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên vừa mang đến bầu không khí trong lành, tươi mát.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nằm trong quần thể di tích danh thắng Yên Tử.
Các công trình chính của thiền viện gồm Chính điện, Nhà thờ Tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường… Bài trí trong chùa đơn giản, dùng ngay chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối.
Trong tòa Chính điện có tượng đồng Thích Ca Mâu Ni nặng gần 4 tấn, sau Chính điện, trước nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm có tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng dương có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tượng cao 3,2m bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m nặng khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế.
Trước sân Thiền viện đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật bằng đá hoa cương đỏ, đường kính 1,590m, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn, Quy Nhơn.
Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4 tấn bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho bát chính đạo. Quả cầu đã được trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác định: Quả cầu Như Ý lớn nhất Việt Nam.
Trong La Hán đường có bộ tượng gỗ mười tám vị La Hán được chạm khắc tinh tế, đủ các dáng điệu tư thế và lai lịch của từng vị. Phía bên trái tháp thiền viện có một cây cổ thụ bảy trăm năm tuổi, cành lá sum xuê tươi tốt.
Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước. Trong Thiền viện trồng rất nhiều Thông nhưng thông trồng ở đây được lấy giống từ Nhật Bản mang về.
Đây là một công trình kiến trúc độc đáo bên cạnh hồ Tuyền Lâm. Đi lên từ phía hồ Tuyền Lâm là một con đường dốc có 140 bậc thang bằng đá, hai bên là những rặng thông cao vút dẫn qua 3 cổng tam quan để vào chính điện.
Tòa chính điện có diện tích 192km vuông, bên trong thờ tự đơn giản, nhưng mang đầy ý nghĩa của nhà Phật. Giữa điện thờ tượng Phật Thích Ca cao khoảng 2m, tay phải cầm cành hoa sen đưa lên gọi là bức tượng “Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu” ( vì miêu tả theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu”).
Bên phải Đức Phật là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử. Bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Chung quanh phía trên chính điện là các bức phù điêu chạm khắc 8 tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ được chạm khắc rất công phu.
Hành lang phía trước chính điện là hàng cột gồm bốn cột tròn giả gỗ. Trần được lợp bằng ngói tráng men sáng loáng, mái ngói uốn nhẹ toát lên nét khiêm cung của người Việt, nét thanh thoát của nhà thiền.
Phía bên phải của chính điện là lầu chuông được chạm khắc phù điêu mang ý nghĩa sâu sắc của Phật giáo rất tinh xảo và đẹp mắt. Bên trong là quả đại hồng chung nặng khoảng 1,1 tấn trên mình khắc chạm những bài kệ có ý nghĩa thanh thoát mang đầy đạo lý.
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt
Khi vào trong viếng chùa, bạn sẽ thấy cách bố trí sắp đặt bên trong rất tinh tế. Ở đây còn có vườn sỏi được thiết kế dựa trên triết lý về sự tĩnh tại và thiền định, tượng Bồ Tát giữa hồ nước cùng nhiều khung cảnh khác. Mỗi góc có một nét đặc sắc riêng nhưng tất cả đều mang lại cho bạn sự thanh thản trong tâm hồn.
Bình minh và hoàng hôn tại chùa Linh Quy Pháp Ấn là những khoảnh khắc tuyệt diệu nhất. Vào tinh mơ, từng lớp sương mù lờ lững giăng phủ khắp đồi núi trập trùng. Sương hòa quyện với mây tạo cảm giác như bạn đã lạc bước đến chốn bồng lai tiên cảnh.
Và bạn không khỏi ngỡ ngàng khi được chiêm ngưỡng những vệt ráng chiều vắt ngang qua bầu trời lúc chạng vạng. Cảnh sắc yên tĩnh trầm mặc càng làm bật lên nét thanh tịnh của chùa, xua tan tất cả phiền não trong lòng mọi người.
Chùa Linh Quy Pháp Ấn vừa có cảnh đẹp để bạn trầm trồ ghi lại những khung hình độc đáo, vừa có không khí trong lành yên bình để tâm hồn bạn tìm được khoảng bình lặng. Thế nhưng bạn nên nhớ đây vẫn là nơi tôn nghiêm, thích thú đến mấy cũng nên giữ im lặng và tuyệt đối không xả rác.
Ngôi chùa Linh Quy Pháp Ấn độc đáo và tuyệt đẹp này chắc chắn sẽ ngày càng thu hút nhiều du khách đến ngoạn cảnh. Nơi đây quả thật là tiên cảnh dưới trần gian, một địa điểm hấp dẫn của tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
Xem thêm các tin tức du lịch khác tại
>> Tham quan thác Hang Cọp tại Đà Lạt – Hội Du Lịch
>> Trải nghiệm đẳng cấp thương gia từ Sài Gòn đi Đà Lạt
>> Du lịch Đà Lạt – Review và trải nghiệm
Đăng bởi: Phạm Thân Quang Vinh
Từ khoá: Những Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất Việt Nam
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Những Thiền Viện Trúc Lâm lớn nhất Việt Nam của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.