Bạn đang xem bài viết Những sai lầm khi dùng nồi cơm điện khiến nồi mới mua cũng trở thành “sắt vụn” tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nồi cơm điện dùng nhanh hỏng, nấu cơm sượng sống, hay nhảy nút sớm… Đôi khi hư hỏng chẳng đến từ lỗi kỹ thuật của nồi, mà do chính những lỗi sai khi sử dụng của người dùng khiến nồi xuống cấp, hư hại, dùng chẳng được lâu mà còn nguy cơ gây bệnh cho cơ thể. Bạn vẫn chưa hiểu nguyên do cụ thể? Sẽ cần xem mình có mắc những lỗi sử dụng cơ bản dưới đây không nhé.
Xem ngay video NHỮNG SAI LẦM khi dùng NỒI CƠM ĐIỆN khiến nồi mới mua cũng trở thành “sắt vụn” – Neu-edutop.edu.vn
Vo gạo trực tiếp trong lòng nồi chống dính
Đây hẳn là thói quen của không ít người vì tính thuận tiện. Nhưng quá trình vo gạo có thể gây những vết xước li ti trên bề mặt chống dính của lòng nồi, lâu dần, mặt chống dính ngày càng tổn hại dẫn đến hỏng lớp chống dính.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận, khi bề mặt chống dính của dụng cụ nấu ăn bị tổn hại, nguy cơ chất độc hại từ lớp keo liên kết giữa lớp chống dính và lớp kim loại của nồi nhiễm vào thức ăn là rất cao, dần dần có nguy cơ gây ung thư.
Vì vậy, hãy vo gạo trong thau hoặc rổ rá trước khi cho chúng vào nồi nấu, vừa an toàn lại vừa bảo vệ lớp chống dính của nồi.
Không lau khô lòng nồi khi nấu
Mặt ngoài lòng nồi, đặc biệt là lớp đáy là nơi tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Việc không lau khô mặt ngoài lòng nồi khiến nước có thể làm ướt mâm nhiệt, gây nguy cơ rò rỉ điện, tổn hại lên mâm nhiệt khiến nó mau hư.
Việc lau khô mặt ngoài, mặt đáy lòng nồi vì thế là cần thiết, vừa bảo vệ độ bền cho nồi cơm điện, vừa tăng tính an toàn cho người sử dụng.
Tư thế đặt lòng nồi vào nấu không chuẩn
Cần đảm bảo tính thăng bằng khi đặt lòng nồi vào nồi nấu. Nguyên do là khi mặt đáy lòng nồi tiếp xúc với rờ le nhiệt trên mâm nhiệt, nếu có sự tiếp xúc không đồng đều sẽ khiến nồi được gia nhiệt không đều, cơm nấu sẽ bên sống bên chín và rờ le nhiệt cũng dễ bị hỏng.
Hướng dẫn an toàn nhất là bạn nên dùng 2 tay để đặt lòng nồi vào nồi nấu giúp mặt đáy và mâm nhiệt được tiếp xúc đồng đều. Đồng thời, cũng lưu ý dàn đều phần gạo trong lòng nồi để cơm chín đều và ngon hơn.
Nhấn nút “cook” nhiều lần
Sử dụng nồi cơm điện để nấu cháo, hầm xương hay muốn tạo cơm cháy dưới phần đáy… là những lý do khiến người dùng phải nhấn nút “cook” nhiều lần để nồi làm nóng tới mức nhiệt như ý.
Một vài lần có vẻ không vấn đề gì, nhưng thao tác này tác động trực tiếp lên rờ le nhiệt khiến nó mau bị hỏng, chai cảm biến nhiệt, dễ nhảy nút sớm khiến cơm nấu hay bị sống sượng.
Nếu muốn dùng nồi cơm điện bền tốt, tốt nhất chỉ nên dùng nồi nấu cơm (trừ khi bạn dùng nồi cơm điện tử), và tránh nhấn nút “cook” nhiều lần.
Sử dụng đũa, vá cơm bằng kim loại hoặc có đầu sắc nhọn
Việc này sẽ gây tổn hại, trầy xước lên bề mặt chống dính của lòng nồi, khiến nó hư hỏng và mất an toàn khi dùng nấu cơm.
Ngay cả khi bạn dùng nồi cơm điện với lòng nồi hợp kim nhôm không chống dính, việc làm trầy xước bề mặt lòng nồi cũng khiến lớp mạ bảo vệ bị bong tróc, và nhiệt độ cao có thể khiến kim loại thôi nhiễm vào thức ăn khi nấu.
Hãy chọn dụng cụ vá cơm bằng gỗ, nhựa hoặc silicone để bảo vệ tính thẩm mỹ và tính an toàn của nồi cơm điện.
Vệ sinh nồi sai cách
Với lòng nồi chống dính, việc vệ sinh khi lòng nồi còn nóng ấm, hay dùng miếng cọ rửa cứng, có thành phần kim loại đều có thể gây hư hại lớp chống dính.
Nếu không muốn lớp chống dính bị sốc nhiệt hay trầy xước, hãy để lòng nồi nguội bớt và dùng miếng cọ rửa mềm để lau chùi.
Với lòng nồi không chống dính, sau khi sử dụng cơm thừa có thể khô và dính vào lòng nồi khó làm sạch, đừng cố cọ rửa mà hãy ngâm chúng trong nước để làm mềm trước khi vệ sinh, nếu không bạn sẽ khiến mặt nồi bị trầy xước.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn làm sạch đáy nồi cơm điện giúp kéo dài tuổi thọ của nồi
Bảo quản nồi không đúng
Sau khi dùng xong, thường lòng nồi sẽ được làm sạch và bảo quản riêng cho đến khi ráo nước. Việc bảo quản lòng nồi cần lưu ý tránh xếp chồng với các gia dụng khác, tránh làm rơi hay va chạm mạnh sẽ khiến nồi bị trầy xước và móp méo.
Khi nồi bị móp méo, cong vênh, đặc biệt ở phần đáy sẽ khiến tiết diện tiếp xúc với mâm nhiệt không đạt yêu cầu, làm cơm chín không đều, sượng sống, kém ngon.
Riêng với vỏ nồi nấu, sau khi dùng xong, người dùng nên vệ sinh trong và ngoài vỏ nồi, luôn nhớ đóng nắp. Việc để nắp nồi mở có thể khiến cặn bẩn, rác hay côn trùng rơi vào và kẹt trong mâm nhiệt, rờ le khiến nồi hoạt động không bình thường, hư hỏng.
Hâm nóng cơm cũ
Nhiều người có thói quen lấy cơm nguội trong tủ lạnh cho vào nồi cơm điện, thêm một ít nước và bật nút nấu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cách làm này không được khuyến khích bởi vì việc hâm cơm nguội chung với nước sẽ sinh ra phản ứng, khi ăn sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa.
Thay vào đó bạn có thể sử dụng lò vi sóng để hâm cơm hoặc dùng cơm nguội để làm các món cơm chiên cũng rất ngon mà lại an toàn cho sức khỏe.
Nếu bạn lưu ý và tránh được những lỗi sai trên, nồi cơm điện của bạn sẽ bền tốt hơn, hoạt động ổn định hơn, nấu cơm ngon, và nhất là không có nguy cơ gây bệnh khi sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
>> Những sai lầm cần tránh khi nấu cơm
>> Mẹo nấu cơm ngon bằng bếp ga
>> Bí quyết nấu cơm tấm thơm ngon bằng nồi cơm điện
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những sai lầm khi dùng nồi cơm điện khiến nồi mới mua cũng trở thành “sắt vụn” tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.