Bạn đang xem bài viết Những nguy cơ khi hạn chế natri quá nhiều tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Natri là thành phần chính của muối ăn, được tìm thấy trong hầu hết mọi thứ bạn ăn và uống. Quá nhiều natri có liên quan đến huyết áp cao những ngược lại quá ít thì sẽ như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nguy cơ khi hạn chế natri quá nhiều thông qua bài viết này nhé.
Khuyến nghị lượng natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, tương ứng với 5,8 gam muối. Quá nhiều lượng natri trong chế độ ăn hàng ngày có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng giảm muối quá nhiều cũng không phải là có lợi mà có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Tăng đề kháng insulin
Kháng insulin là khi các tế bào của cơ thể không phản ứng tốt với các tín hiệu từ hormone insulin, dẫn đến lượng insulin và lượng đường trong máu cao hơn. Kháng insulin được cho là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Một nghiên cứu về chế độ ăn ít muối làm tăng sức đề kháng insulin ở những người khỏe mạnh cho thấy rằng ở 152 người khỏe mạnh cho thấy tình trạng kháng insulin tăng lên chỉ sau 7 ngày áp dụng chế độ ăn ít natri [1].
Tuy nhiên, các nghiên cứu này khác nhau về độ dài, đối tượng nghiên cứu và mức độ hạn chế muối, điều này có thể giải thích cho các kết quả không nhất quán.
Không có lợi ích rõ ràng cho bệnh tim
Đúng là giảm lượng natri tiêu thụ có thể làm giảm huyết áp của bạn. Tuy nhiên, huyết áp chỉ là một yếu tố nguy cơ gây bệnh. Điều thực sự quan trọng là nguy cơ gây đau tim hoặc tử vong.
Một nghiên cứu về bài tiết natri và kali trong nước tiểu và nguy cơ tai biến tim mạch cho thấy rằng ít hơn 3.000 mg natri mỗi ngày có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim, bao gồm đau tim và đột quỵ [2].
Thật đáng lo ngại, một nghiên cứu khác đã báo cáo nguy cơ tử vong do bệnh tim cao hơn ở mức natri thấp hơn mà nhiều hướng dẫn hiện đang khuyến nghị theo nghiên cứu về tỷ lệ tăng huyết áp và thay đổi huyết áp liên quan đến bài tiết natri qua nước tiểu [3].
Trong một đánh giá năm 2011, giảm natri không làm giảm nguy cơ tử vong do đau tim hoặc đột quỵ và nó làm tăng nguy cơ tử vong do suy tim theo nghiên cứu về giảm muối trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh tim mạch [4].
Tăng nguy cơ tử vong do suy tim
Suy tim là khi tim không thể bơm đủ máu đi khắp cơ thể để đáp ứng nhu cầu về máu và oxy. Điều này không có nghĩa là tim của bạn ngừng hoạt động hoàn toàn, nhưng nó vẫn là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Điều thú vị là chế độ ăn ít natri có liên quan đến việc tăng nguy cơ tử vong ở những người bị suy tim.
Một đánh giá cho thấy rằng đối với những người bị suy tim, việc hạn chế lượng natri sẽ làm tăng nguy cơ tử vong theo nghiên cứu về giảm muối trong chế độ ăn để phòng ngừa bệnh tim mạch. Trên thực tế, tác động này rất mạnh – những người hạn chế lượng natri nạp vào cónguy cơ tử vong cao hơn 160%. Điều này đáng lo ngại, vì những người bị suy tim thường được yêu cầu hạn chế lượng natri .
Tuy nhiên, kết quả chỉ bị ảnh hưởng bởi một nghiên cứu, vì vậy cần phải nghiên cứu thêm.
Làm tăng cholesterol LDL và chất béo trung tính
Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bao gồm tăng cholesterol LDL và chất béo trung tính. Người ta đã phát hiện ra rằng chế độ ăn ít natri có thể làm tăng cả mức cholesterol LDL và chất béo trung tính.
Trong một đánh giá năm 2003 về các nghiên cứu ở những người khỏe mạnh, chế độ ăn ít natri làm tăng 4,6% cholesterol LDL (xấu) và tăng 5,9% triglycerid theo nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ ăn ít natri so với chế độ ăn nhiều natri đối với cholesterol và triglycerid [5].
Hơn nữa, những nghiên cứu này phát hiện ra rằng việc hạn chế muối chỉ làm giảm huyết áp trung bình một chút, có tác dụng giảm huyết áp mạnh hơn một chút đối với những người bị huyết áp cao.
Tăng nguy cơ tử vong đối với những người mắc bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Do đó, nhiều hướng dẫn cho những người bị bệnh tiểu đường khuyên bạn nên hạn chế ăn mặn theo các khuyến nghị về dinh dưỡng đối với bệnh tiểu đường [6].
Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan giữa lượng natri thấp làm tăng nguy cơ tử vongở những người mắc cả bệnh tiểu đường loại 2 theo nghiên cứu về lượng muối ăn vào và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường [7].
Tuy nhiên, đây là những nghiên cứu quan sát và kết quả của chúng nên cần được nghiên cứu thêm.
Nguy cơ hạ natri máu cao hơn
Hạ natri máu là một tình trạng đặc trưng bởi lượng natri trong máu thấp. Các triệu chứng của nó tương tự như những triệu chứng do mất nước gây ra. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, não có thể sưng lên, có thể dẫn đến đau đầu, co giật, hôn mê và thậm chí tử vong[8].
Một số dân số nhất định, như người lớn tuổi, có nguy cơ hạ natri máu cao hơn. Đó là bởi vì người lớn tuổi có nhiều khả năng bị bệnh hoặc dùng thuốc có thể làm giảm nồng độ natri trong máu.
Các vận động viên, đặc biệt là những người tham gia các sự kiện sức bền đường dài, cũng có nguy cơ cao phát triển hạ natri máu liên quan đến tập luyện, nguyên nhân thường là do uống quá nhiều nước và không thể thay thế lượng natri bị mất qua mồ hôi.
Đặc biệt đối với các đối tượng này, việc ăn ít, bổ sung ít muối làm tăng nguy cơ mắc tình trạng hạ natri máu hơn.
Hi vọng thông qua bài viết này chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về những nguy cơ nếu lượng natri bị hạn chế quá nhiều, qua đó giúp chúng ta có một kế hoạch bổ sung natri phù hợp với sức khỏe của bản thân.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Natri clorua (muối) là gì? Lợi ích, cách dùng, liều dùng, tác dụng phụ của natri clorua
>>>>> Natri photphat trong thực phẩm có gây hại không
Nguồn tham khảo
-
Low-salt diet increases insulin resistance in healthy subjects
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21036373/
-
Urinary sodium and potassium excretion and risk of cardiovascular events
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22110105/
-
Fatal and nonfatal outcomes, incidence of hypertension, and blood pressure changes in relation to urinary sodium excretion
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21540421/
-
Reduced dietary salt for the prevention of cardiovascular disease: a meta-analysis of randomized controlled trials (Cochrane review)
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21731062/
-
Effects of low sodium diet versus high sodium diet on blood pressure, renin, aldosterone, catecholamines, cholesterol, and triglyceride
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22071811/
-
Nutrition recommendations and interventions for diabetes: a position statement of the American Diabetes Association
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18165339/
-
Dietary salt intake and mortality in patients with type 2 diabetes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21289228/
-
Hyponatremia: A practical approach
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25364669/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những nguy cơ khi hạn chế natri quá nhiều tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.