Mái nhà nhìn đơn giản nhưng nó lại mang ý nghĩa phong thủy và khoa học rất riêng. Sau đây là những lưu ý khoa học và phong thủy mái nhà mà gia chủ phải nắm.
Phong thủy có thể áp dụng khắp mọi nơi, ngoài nội thật hay xung quanh nhà ở, mái nhà cũng có ý nghĩa riêng trong phong thủy cũng như khía cạnh khoa học. Neu-edutop.edu.vn chia sẻ những lưu ý về khoa học và phong thủy của mái nhà mà ít ai nghĩ đến.
Những lưu ý khoa học khi thiết kế mái nhà
Theo phong thủy, trong kiến trúc thì mái nhà nhìn xem chỉ để che nắng, che mưa nhưng nó có vai trò rất lớn cho gia chủ chính, đây chính là nơi tụ khí, tụ vận.
Bời vì ảnh hưởng đến cuộc sống các thành viên trong nhà nên khi thiết kế căn nhà, gia chủ cần để ý thiết kế mái nhà sao cho phù hợp với cảnh quan mà còn phải phù hợp với phong thủy, giúp an gia lạc nghiệp.
Xét về mặt khoa học, thì mái nhà có thể điều hòa không khí bên ngoài, che đậy cả ngôi nhà và bảo vệ ngôi nhà nên kết hợp yếu tố khoa học cùng phong thủy thì bố cục một mái nhà chuẩn phải thỏa 3 yếu tố “Bài thủy – cách nhiệt – triệt lôi”.
Yếu tố bài thủy
Yếu tố này chính là ngăn cản nước, sương khỏi nội thất và gia chủ bên trong ngôi nhà. Một mái nhà hợp cách phải có khả năng chống thấm nước cao, ngăn cách độ ẩm, sương nước, mưa gió bên ngoài.
Vật liệu lợp mái nhà từ ngàn xưa đến nay cũng thay đổi theo kịp tiến độ phát triển xã hội, từ rơm rạ, lá dừa đến ngày nay chính là mái tôn, gạch ngói, tấm lợp sinh thái.
Yếu tố cách nhiệt
Cách nhiệt là ngăn cách nhiệt độ bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, khí nóng không khí, bảo vệ nội thất và gia chủ bên trong nhà. Cũng như bài thủy, vật liệu lợp mái hiện nay là mái tôn cách nhiệt, cách ẩm, mái ngói hay tấm lợp sinh thái,…
Yếu tố triệt lôi
Ngoài việc che nắng che mưa, mái nhà còn che chở các thành viên và nội thất trong nhà khỏi lôi điện, đấy là yếu tố cần thiết vì nó liên quan tính mạng của mọi người trong nhà. Các vật liệu tôn thép hay tôn nhôm, gạch ngói hiện nay đều có khả năng tĩnh điện nên cũng khá yên tâm.
Những kiêng kỵ phong thủy mái nhà và cách khắc phục
Mái nhà cũng có nhiều kiểu mái nhà như mái bằng, mái hình tam giác,…nhưng ít ai hiểu được lý do tại sao nó khi thiết kế mái nhà phải thiết kế kiểu dáng như vậy. Dưới đây là góc nhìn về bố cục trong phong thủy cùng khoa học trong việc thiết kế mái nhà
Đối với kiểu mái bằng
Đây là một trong những kiểu mái nhà phổ biến nhất nước ta hiện nay, từ thành thị đến nông thôn thì lợp mái dạng bằng phẳng này chiếm đa số. Về phong thủy thì mái bằng tượng trưng hành Thổ, ý nghĩa bằng phẳng, vững chãi. Khi xây nhà thì xây theo hướng Nam, Tây Nam, hướng Tây để đón hành Hỏa và hành Kim để hài hòa.
Gia chủ cũng nên nâng nền nhà để giảm độ truyền nhiệt của ngôi nhà vào cả mùa hè và mùa đông. Đối với mái bằng gỗ, nếu có sử dụng giấy dán tường thì nên dùng ván ốp mỏng hoặc vải sẽ tốt hơn. Ngoài ra, dạng kiểu nhà Châu Âu thì gia chủ thay đổi vật liệu hợp chất hóa học bằng ván gỗ mỏng và gỗ dày để mùa hè mát mẻ mà mùa đông ấm áo.
Đối với mái nhà kiểu nhọn, hình tam giác, mái dốc
Dạng mái nhà này thuộc hành Hỏa, bởi hình dáng như ngọn lửa đang bùng cháy, tượng trưng cho sự cầu tiến, nghị lực và mạnh mẽ. Đây là dạng mái nhà phổ biến thứ 2 ở nước ta, bời hình dạng giống phương Tây, ngoài lợp mái tôn thì gia chủ có thể dụng gạch ngói để lợp mái rất thẩm mỹ.
Ngoài ra, do hình tam giác, dạng dốc, kiểu nhọn nên có độ dốc cao dễ làm không khí bị biến đổi. Vì vậy, khi xây nhà nên thiết kế nhà theo hướng Đông Nam, hướng Đông để đón thuộc tính Mộc cho nhà mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa Đông, tránh hướng Tây – Tây Bắc hoặc hướng Bắc.
Hoặc gia chủ cắt ngang mái nhà, lắp đặt một nóc mái mới nghiêng ra ngoài để tạo hành Hỏa sinh Thổ vượng nhà.
Đối với mái hình vòm hay mái tròn
Theo phong thủy mái vòm, hình bán nguyệt hay mái tròn thuộc hành Kim, dạng này khi xây dựng sẽ uốn sắt hay thép tạo hình vòm, hình tròn cho kiến trúc, đây là kiểu kiến trúc tại các trung tâm nghiên cứu, tòa án, các ngành tài chính, kinh tế.
Nếu xây dựng mái này, gia chủ nên tránh hướng Đông, Nam tránh khí Mộc và Hỏa, hướng tốt nhất cho mái nhà dạng này hướng Tây thuộc Kim và hướng Bắc thuộc Thủy, toàn bộ mái nên sơn màu xám để giống như kim loại.
Đối với mái cao vút
Thường thấy dạng mái này ở các nhà thờ, công trình tôn giáo, đây là dạng mái nhà thuộc hành Mộc. Vì vậy, gia chủ nếu chọn thiết kế dạng mái này nên tránh hướng Tây hành Kim và hướng Đông hành Thủy.
Đối với mái sóng lượn
Dạng mái này ít ai dùng, thường các sân vận động, nhà văn hóa thì sẽ thấy dạng mái sóng lượn như thế này. Theo phong thủy, dạng mái này thuộc hành Thủy, sóng lượn giống như sự nhấp nhô, khó khăn nên ít ai xây nhà dạng này.
Nếu gia chủ có ý tưởng độc lạ, khi xây ngôi nhà nên tránh hướng Đông, Nam và Tây, chỉ hướng về phương Bắc thuộc Huyền Vũ, hành Thủy sẽ thuận lợi trong cuộc sống
Đối với mái nhà kiểu giữa cao, hai bên thấp
Dạng mái này thuộc hành Hỏa, dạng mái này có kiểu mái giữa cao và hai bên thấp, do chính giữa hình ngọn núi dóc, cô độc, khi mưa xuống thì bên thấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy khi xây nhà, gia chủ nên chọn vật liệu tốt nhất để không gây ảnh hưởng kiến trúc bên trong.
Phía trên là những lưu ý về phong thủy mái nhà, mong bài chia sẻ trên giúp quý bạn đọc hiểu thêm về phong thủy đối với mái nhà để khi thiết kế tổ ấm trở nên may mắn và an khang.
Có thể bạn quan tâm:
- Lưu ý khi sắp xếp phong thuỷ trong phòng khách để tài lộc vào nhà
- Sắp xếp nhà bếp hợp phong thuỷ để rước tài lộc vào nhà
- Phong thủy cầu thang? Xác định hướng cầu thang theo phong thủy
Neu-edutop.edu.vn