Bạn đang xem bài viết Những hiện tượng sinh lý ở trẻ tưởng là bệnh nhưng thật ra là bình thường tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thông thường trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu nên rất dễ mắc bệnh. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc trẻ bố mẹ cũng sẽ dễ nhầm lẫn các hiện tượng sinh lý bình thường thành các dấu hiệu bất thường của bệnh. Vì vậy, những thông tin sau do sự tư vấn của các bác sĩ nhi khoa bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội) sẽ giúp các bố mẹ có thể an tâm và xử lý dễ dàng hơn khi các bé nhà mình rơi vào tình huống tương tự.
Nghẹt mũi
Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, mũi bị tịt do dịch nhầy ứ đọng hay chút vảy mũi sẽ làm cản trở lưu thông đường thở dẫn đến tình trạng này. Bé hay có biểu hiện như tiếng thở khò khè. Bố mẹ có thể lấy dịch mũi bằng dụng cụ hút hay cho trẻ nằm cao đầu để tránh nước mũi chảy ngược vào.
Ngoài ra, dẫn lời bác sĩ Đoàn Thị Mai, Giảng viên khoa Y Dược trường Đại Học Thành Đông. Việc sổ mũi, nghẹt mũi một thời gian có thể tiến triển thành viêm họng, bố mẹ có thể xịt vào mũi nước mũi sinh lý để dịch mũi loãng và dễ chảy ra ngoài.
>> Cha mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Nấc cụt
Nấc cụt hoàn toàn là phản xạ của trẻ nhỏ. Đặc biệt hiện tượng này xảy ra đối với trẻ dưới 1 tuổi do nhiều nguyên nhân như trẻ bú quá no, trào ngược dạ dày hay nhiệt độ đột ngột thay đổi nên bố mẹ có thể dùng biện pháp sau để trẻ dễ chịu hơn.
– Dùng 2 ngón tay nhét vào lỗ tai của bé trong nửa phút hoặc bóp nhẹ 2 cánh mũi, đồng thời dùng tay giữ miệng bé trong vòng 2-3 giây. Thực hiện động tác 15-20 lần và giãn cách mỗi lần là 3 giây.
– Khi thấy bé nấc cụt sau ăn thì mẹ có thể đổi tay hay đổi cách bế nhằm hạn chế không khí luồng vào miệng cũng như dạ dày của bé.
– Vỗ nhẹ lưng hoặc vai một cách nhẹ nhàng để giúp bé ợ hơi ra.
– Nếu bé nhà đang ở tuổi ăn dặm thì có thể đút chút đường vào lưỡi bé. Vị ngọt có thể ngăn tình trạng co thắt cơ hoành.
Tham khảo: Trẻ bị nấc cụt: Nguyên nhân và cách chữa nấc cho trẻ
Nôn trớ
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn bị trào ngược trong dạ dày rồi trào qua miệng, có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Nôn trớ bình thường gặp ở trẻ do bú quá no, không dung nạp thức ăn, nguồn thức ăn mới lạ hoặc cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn cùng lúc.
Bố mẹ có thể xử lý bằng cách nghiêng đầu trẻ sang một bên rồi quấn khăn gạc sạch vào ngón tay để thấm hết những chất nôn sót trong họng trẻ. Hoặc bố mẹ có thể vỗ nhẹ hai bên lưng để trẻ ho nốt những chất còn sót trong họng. Sau đó cho bé uống nước ấm hoặc từ từ cho bú mẹ, bú bình.
>> Công thức “làm sánh sữa” giảm nôn trớ ở trẻ nhỏ
Vặn mình
Vặn mình, mặt đỏ lên và hết trong vài phút khi thức và khi ngủ là biểu hiện sinh lý bình thường. Do trẻ lúc này mới sinh nên các tế bào thân kinh, não chưa hoàn thiện, hành động vặn mình, rướn người là nhằm thích nghi với môi trường ngoài tử cung.
Ngoài ra, bố mẹ nên lưu ý đến một số nguyên nhân khác như môi trường ngủ không thoải mái, ánh sáng mạnh, bé đói hoặc muốn đi tiểu, đi ngoài. Sau 2-3 tháng thì việc vặn mình sẽ hết nên bố mẹ đừng quá lo lắng. Ngoài ra, nếu vặn mình đi kèm các biểu hiện co giật, khó ngủ, nôn ói… thì bố mẹ nên cẩn thận vì đó có thể là biểu hiện bệnh lý.
Vàng da
Hiện tượng này xảy ra do tích tụ chất màu vàng Bilirubin khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Trẻ sơ sinh thường xuyên có tế bào hồng cầu bị vỡ và thay mới nên bố mẹ sẽ rất hay thấy tình trạng này. Gan của trẻ sẽ chưa thể lọc hết Bilirubin ra khỏi máu dẫn đến vàng da. Đến 2 tuần tuổi thì gan sẽ hoàn thiện hơn và vàng da sẽ tự khỏi.
>> Bé sơ sinh bị vàng da có phải là bệnh?
Bố mẹ cũng nên lưu ý vàng da có thể cũng là một biểu hiện bệnh lý khi kết hợp các triệu chứng như lừ đừ, bỏ bú hay co giật. Lúc này nếu không điều trị kịp thời thì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, làm cho trẻ bị bại nào suốt đời thậm chí tử vong.
Đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm xuất hiện ở vùng đầu, cổ xuất hiện lúc ngủ và cha mẹ cũng không nên lo lắng thái quá bởi đây chỉ là quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ. Nhưng nếu thấy bé vừa đổ mồ hôi vừa kèm theo các dấu hiệu quấy khóc ban đêm, ngủ không ngon giấc… thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện phòng tình trạng trẻ bị thiếu canxi.
Mụn sữa
Xảy ra vào vài tháng đầu đời hoặc có thể kéo dài đến 2 tuổi, mụn sữa là các nốt mụn li ti màu đỏ hoặc trắng thường thấy trên da của trẻ sơ sinh. Trong hầu hết trường hợp, mụn này sẽ tự lành sau vài ngày hoặc vài tuần mà không cần phải can thiệp bất kỳ phương pháp điều trị nào khác.
Rôm sảy
Đây là những nốt mụn nước mẩn đỏ hiện lên trên cổ, ngực, lưng và gây ngứa cho trẻ. Rôm sảy sẽ tự khỏi nhưng một vài trường hợp rôm sảy tạo thành vết thương nhiễm trùng da do trẻ dùng tay gãi nên bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Rôm sảy xảy ra do tuyến mồ hôi bị nghẽn và đặc biệt gặp trong điều kiện thời tiết nóng vì vậy bố mẹ cần vệ sinh thân thể đúng cách, không nên mặc quần áo chật cho trẻ.
>> Các loại sữa tắm trị rôm sảy tốt nhất cho trẻ sơ sinh được các mẹ tin dùng
>> Nên dùng lá tắm hay sữa tắm trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh?
Viêm da tiết bã (cứt trâu)
Phổ biến ở trẻ sơ sinh tầm 3 tháng tuổi, kéo dài đến 1 năm hoặc lâu hơn. Lúc này, da trẻ sẽ xuất hiện các vảy cứng có màu vàng hoặc xám, tập trung thành từng đám trên da và thường biến mất khi bé đã được 1 tuổi hoặc có trường hợp sẽ lâu hơn. Tính trạng này không làm ảnh hưởng đến trẻ mà chỉ có chút ngứa ngáy, khó chịu cho bé.
>> Cách dùng dầu dừa loại bỏ ‘cứt trâu’ cho bé
Tuyến vú sưng to
Bé trai và bé gái có thể phát triển bộ ngực trông như bị sưng hoặc giống có khối u, thậm chí có bé còn bị sưng dưới núm vú. Đây hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường do trẻ tiếp xúc kích thích tố của mẹ khi còn nằm trong bụng. Các mô vú co lại và không còn sưng trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng khi trẻ không còn tiếp xúc hoóc môn từ cơ thể mẹ.
Bố mẹ cũng nên lưu ý nếu vú trẻ sưng đỏ, tiết dịch và sốt thì cần đưa đến khám ở các cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và điều trị.
Mong rằng phân tích các hiện tượng sinh lý ở trẻ sơ sinh bình thường trên đây sẽ giúp các bố mẹ đỡ lo lắng hơn khi chăm sóc các bé nhà mình. Trong một số trường hợp, bố mẹ cũng nên quan sát, lưu ý kỹ các biểu hiện bất thường của bé để có biện pháp xử lý kịp thời giúp bảo vệ và tạo điều kiện cho bé yêu phát triển một cách tốt nhất.
Xem thêm
>> Cách nuôi trẻ sơ sinh bằng sữa ngoài
>> Cách chọn sữa tắm cho trẻ sơ sinh
>> Miếng lót hay tã dán tốt cho trẻ sơ sinh
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những hiện tượng sinh lý ở trẻ tưởng là bệnh nhưng thật ra là bình thường tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.