Bạn đang xem bài viết Những cặp từ tiếng Việt hay gây nhầm lẫn nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các nhà ngôn ngữ học nhận xét rằng “Có 10 ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới thì Tiếng Việt xếp thứ 3”. Thực vậy, nhắc đến ngôn ngữ Tiếng Việt nói chung và cấu tạo từ nói riêng thì nghe có vẻ khá đa dạng và phức tạp. Phức tạp ở điểm một từ ngữ có thể được dùng trong rất nhiều hoàn cảnh khác nhau đó là chưa kể đến cấu trúc của chúng.
Dù chúng ta là người bản xứ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ nhưng đôi khi vẫn bị nhầm lẫn phần do thói quen, phần do không thực sự hiểu từ mình đang sử dụng. Tôi dám khẳng định rằng các bạn đã từng dùng sai rất nhiều lần những cặp từ Tiếng Việt mà tôi tổng hợp dưới đây .
1. Thăm quan hay tham quan
Rất nhiều người nghĩ rằng “Thăm quan” mới là từ đúng nhưng rất tiếc, “Tham quan”- từ được nhiều người hiểu sai thành nghĩa khác. Chính xác phải gọi là “tham quan”. Có thể giải nghĩa nôm na là “Quan sát một địa danh hoặc một thắng cảnh nào đó”. Còn “Thăm quan” cũng có thể hiểu là “Thăm một khu di tích”. Nói chung là nói thăm quan sai cũng không hẳn…Nhưng đa số mọi người gọi là “tham quan”.
2. Sát nhập hay sáp nhập
“Sáp nhập” là từ gốc, còn từ “sát nhập” là do cách nói sai mà ra các bạn nhé.
“Sáp nhập” có nghĩa là nhập lại với nhau làm một. Còn “sát nhập” không có nghĩa. Lý do bởi vì: “nhập”(từ Hán- Việt) có nghĩa là vào, “sáp” có nghĩa là chêm vào, lách vào, xen vào”, còn “sát”( từ Hán – Việt) có nghĩa là “giết”.
Do đó, từ đúng là “sáp nhập” chứ tuyệt nhiên không được dùng “sát nhập” nhé.
3. Tựu chung hay Tựu trung
Để tìm hiểu ý nghĩa của từng từ, chúng ta sẽ tách riêng từng từ ra để phân tích.Với từ “tựu” là đến, tề tựu, tất cả. Trung là ở giữa. Vì vậy, “tựu trung” có nghĩa như: “Tóm lại”.
Cho nên từ đúng ở đây sẽ là “Tựu trung”. Bởi từ “ tựu chung” nghĩa của “chung” là “chung quy”.
4. Vô hình chung hay Vô hình trung
Trong tiếng Việt, chỉ cần thay “ch” thành “tr” thì hiển nhiên cách phát âm và nghĩa của chúng đã khác rồi. Ta xét cặp từ “Vô hình trung” trong trường hợp này theo nghĩa Hán Việt tức là trong cái vô hình còn theo từ điển Tiếng Việt: “Vô hình trung” nghĩa là tuy không có chủ đích, nhưng tự nhiên lại là tạo ra , gây ra việc nói đến. Còn “vô hình chung” thì không có nghĩa gì cả.
5. Chuẩn đoán hay Chẩn đoán
Theo như tôi tìm hiểu thì “Chẩn đoán” là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm hoặc xác định hiện tượng trục trặc bất thường, thường là trong máy móc.
Còn “chuẩn đoán” không hề có trong kho từ vựng Tiếng Việt vì vậy từ này kết luận là sai nhé các bạn.
6. Sáng lạng hay Xán lạn
“Xán lạn”: tính từ, gốc tiếng Hán. Xán: rực rỡ. Lạn: sáng sửa. Xán lạn: sáng sủa, tươi đẹp. Ví dụ: Cố gắng học tập là con người ngắn nhất dẫn đến thành công và có một tương lai vô cùng xán lạn.
Như vậy, “sáng lạng” là cách viết sai nhé.
7. Đọc giả hay Độc giả
“Độc giả” rõ ràng là một từ Hán Việt gồm hai chữ gốc Hán: “độc” mang ý nghĩa “đọc” hay “học” còn “giả” mang ý nghĩa “người”. Khi kết hợp chúng lại với nhau thì “độc giả” có nghĩa là người đọc.
Bạn biết đấy sự kết hợp một từ thuần Việt và một chữ Hán Việt thường không có ý nghĩa gì cho nên “đọc giả” là sự kết hợp không hợp lí.
8. Dành giật hay Giành giật
“Dành” hay “Giành” là hai từ đồng âm nhưng chúng lại có sự khác nhau về mặt ý nghĩa. “Dành” là giữ lại để dùng về sau, để riêng cho ai hoặc cho việc gì. Ví dụ : Dành nhiều thời gian để nghĩ về những thứ đã qua đi.
“Giành” có nghĩa là cố dùng sức lực để lấy được bằng được thứ gì về mình.
Vậy trong trường hợp này “Giành giật” mang nghĩa đúng.
9. Nhận chức hay Nhậm chức
Nhậm hay nhận đều có nghĩa là tiếp đón, đón lấy, chịu lấy.
Nhưng “nhậm chức” là giữ chức, gánh vác, đảm đương chúc vụ, thích hợp dùng trong trường hợp diễn tả trọng trách, trách nhiệm to lớn với chức vụ mình đang giữ.
“Nhận chức” là tiếp đón, chịu lấy, lãnh lấy được hiểu là lãnh lấy chức vụ, nhưng không diễn tả được trách nhiệm, trọng trách được giao phó.
Do đó, “nhận chức” là đúng.
10. Chia xẻ hay Chia sẻ
“Xẻ” là cắt ra, chia ra, bổ dọc ra còn “sẻ” là động từ tức là chia ra, san sẻ. Vậy cho nên trong cả 2 cặp “ Chia sẻ” và “chia xẻ” đều chính xác.
11. Giả thuyết hay Giả thiết
“Giả thuyết” và “giả thiết” là hai khái niệm có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong nghiên cứu khoa học.
“giả thiết” là những điều coi là cho trước trong một định lý để căn cứ vào đó mà suy ra những điều cần chứng minh.
“Giả thuyết” là sự giải thích đề xuất cho một hiện tượng. Để một giả thuyết trở thành một giả thuyết khoa học, phương pháp khoa học yêu cầu cần có một sự kiểm định.
Tóm lại cả hai cặp từ “Giả thiết” và “Giả thuyết” dều chính xác.
Trên đây là tất cả những cặp từ mà người Việt chúng ta dễ nhầm lẫn nhất. Hy vọng, bài viết này có thể giúp các bạn độc giả sửa được lỗi sai dùng từ và nếu có bổ sung hay góp ý thêm về những cặp từ dễ gây nhầm khác thì các bạn bình luận phía dưới nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những cặp từ tiếng Việt hay gây nhầm lẫn nhất tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://thuthuatphanmem.vn/nhung-cap-tu-tieng-viet-hay-gay-nham-lan-nhat/
Từ Khoá Tìm Kiếm Liên Quan: