Bạn đang xem bài viết Những bệnh lây qua hôn nhau – 11 bệnh lây qua hôn nhau bạn cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trao nhau những nụ hôn là hành động không thể thiếu trong những mối quan hệ gần gũi. Tuy nhiên, bạn có biết rằng hôn nhau cũng là một hành động lây nhiễm bệnh cho nhau. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh lây qua hôn nhau để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp nhé!
Bệnh răng lợi
Nếu đối phương của bạn đang mắc các bệnh răng lợi như sâu răng hoặc viêm nha chu, việc trao nụ hôn cho người đó có thể khiến bạn bị lây nhiễm.
Nguyên nhân là vì vi khuẩn gây bệnh răng lợi có thể truyền nhiễm qua nước bọt. Các biện pháp vệ sinh răng miệng như đánh răng và súc miệng thường xuyên chỉ có thể loại bỏ một phần các vi khuẩn này. Mảng bám tích tụ lại vẫn có thể truyền cho người khác và gây bệnh.
Hôn nhau với người bị bệnh răng lợi có thể làm bạn cũng nhiễm bệnh
Herpes miệng
Bệnh herpes miệng là do virus Herpes simplex (còn gọi tắt HSV). Bệnh có biểu hiện điển hình là mụn rộp ở các vị trí xung quanh môi, trên má, trên mũi, hoặc bộ phận sinh dục.
HSV có thể bị lây truyền trực tiếp qua nước bọt. Điều này có nghĩa là hôn người bị herpes miệng sẽ làm bạn bị nhiễm HSV.
Có một số trường hợp bệnh không diễn tiến ngay lập tức mà virus lưu lại trong cơ thể và sẽ bùng phát ở một thời điểm bất kỳ. Vì vậy, bạn có thể vô tình lây nhiễm cho người khác mà không biết.
Virus herpes có thể bị lây truyền qua tuyến nước bọt
Cúm
Bệnh cúm gây ra do virus cúm nổi tiếng với độ lây truyền cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng thông qua đường hô hấp và dịch tiết như đờm và nước bọt. Do đó, rất dễ hiểu lý do tại sao nếu người hôn bạn đang bị cúm, bạn cũng có thể bị cúm theo.
Những triệu chứng điển hình của bệnh cúm là đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sốt cao, chảy mũi,… Bệnh có thể diễn tiến nặng dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng hô hấp cấp. Vì vậy, bạn không nên hôn người đang bị bệnh cúm.
Bệnh cúm nổi tiếng với tốc độ lây truyền nhanh qua đường hô hấp và dịch tiết
Nấm má
Nấm má là một căn bệnh lây truyền qua đường tiếp xúc da – da. Điều này có nghĩa là nếu bạn chạm da của mình vào vị trí tổn thương do nấm của một người bệnh nấm má, bạn sẽ bị lây bệnh.
Bệnh biểu hiện bởi sự xuất hiện của những nốt sần sùi trên má. Do đó, hãy cẩn trọng nếu muốn trao nụ hôn cho người đang có biểu hiện này. Nếu không, bạn sẽ vô tình bị nhiễm nấm má trong khi đang hôn họ.
Bạn có thể vô tình bị nấm má do hôn phải người mắc bệnh
Quai bị
Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra do các virus thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh lây lan chính qua đường hô hấp bằng các hành động hắt hơi, ăn chung chén đũa, và hôn nhau.
Triệu chứng đầu tiên xuất hiện của bệnh là sưng đau vùng tuyến nước bọt quanh tai vì virus ảnh hưởng chủ yếu quanh khu vực này. Người mắc bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, mỏi cơ, và chán ăn.
Quai bị có nhiều biến chứng như tổn thương hệ thần kinh, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, và tăng nguy cơ vô sinh. Do đó, bạn nên cẩn trọng và kiểm tra đổi phương có bị quai bị hay không trước khi hôn họ.
Bệnh quai bị có thể bị lây qua hành động hôn nhau
Nhiễm virus cytomegalo
Virus cytomegalo (hay còn gọi là CMV) là một chủng virus thuộc nhóm Herpes. CMV có khả năng gây viêm phổi, viêm gan, hoặc phát ban ở đối tượng trẻ em, phụ nữ mang thai, và người bị suy giảm miễn dịch.
Virus cytomegalo lây nhiễm qua dịch tiết của cơ thể như nước bọt, nước tiểu và máu. Vì vậy, bạn nên cẩn thận khi hôn người khác vì họ có thể lây virus cytomegalo cho bạn.
Virus cytomegalo lây nhiễm qua dịch tiết của cơ thể như nước bọt
Bại liệt
Bệnh bại liệt gây ra do virus bại liệt (một loại entovirus) có khả năng lây lan nhanh qua tiếp xúc miệng – miệng. Bệnh có các triệu chứng như sốt, đau mỏi chân tay, nôn, nhức đầu, cứng cổ, và thường diễn tiến nặng gây tổn thương thần kinh không hồi phục. Do đó, bạn không nên hôn người đang bị bại liệt hoặc có dấu hiệu bị bệnh.
Bạn không nên hôn người đang bị bại liệt hoặc có dấu hiệu bị bệnh
Viêm màng não do virus
Viêm màng não do virus có thể xảy ra do nhiều loại virus khác nhau, bao gồm enterovirus, coxsakievirus, hoặc echovirus. Những loại virus này hầu hết đều có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nước bọt, đờm, hoặc dịch mũi.
Bạn có thể bị lây bệnh khi hôn vì khi đó, bạn tiếp xúc với nước bọt của người khác. Đây là một căn bệnh nguy hiểm với những triệu chứng thường gặp như sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, mệt mỏi, nhạy cảm với ánh sáng, chán ăn,… Nếu thấy các triệu chứng này, bạn nên ngay lập tức tìm đến bác sĩ để được theo dõi và chữa trị kịp thời.
Bạn có thể bị lây virus viêm màng não khi hôn người khác
Viêm nướu
Viêm nướu xảy ra khi một người bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh ở vùng nướu. Tuy rằng người bệnh có thể súc miệng với nước muối và vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi hôn người khác, các vi khuẩn vẫn có thể lẩn sâu trong nướu và lây lan cho người hôn người bệnh.
Do đó, tốt nhất là bạn không nên hôn người đang bị viêm nướu vì có thể bạn sẽ bị lây ngay căn bệnh khó chịu này.
Bạn không nên hôn người đang bị viêm nướu
Giang mai
Bệnh giang mai là một căn bệnh lây lan chủ yếu qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nó vẫn có thể lây lan trong quá trình bạn hôn bạn tình của mình.
Trường hợp này xảy ra khi trước đó bạn tình của bạn có quan hệ bằng miệng với người bị giang mai. Vi khuẩn giang mai (Treponema pallidum) sẽ theo đó lây qua cho bạn khi hai người hôn nhau. Vì vậy, hôn nhau vẫn có thể khiến cho bạn bị giang mai.
Hôn nhau vẫn có thể khiến cho bạn bị giang mai
Mononucleosis
Mononucleosis hay còn gọi là tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn được nhiều chuyên gia gọi là “bệnh nụ hôn” vì bệnh lây lan qua đường nước bọt khi hôn nhau.
Bệnh gây ra do virus Epstein – Barr (EBV) và có các triệu chứng như mệt mỏi, đau họng, sốt cao, chán ăn và sưng hạch bạch huyết. Bệnh chủ yếu xảy ra ở người có độ tuổi từ 15 – 30 tuổi.
EBV có khả năng ẩn nấp trong nước bọt của con người trong hàng tháng sau khi nhiễm trùng. Vì vậy, nó rất dễ lây lan cho bạn ngay cả khi người bạn hôn đã thôi bệnh cách đây vài tuần.
Mononucleosis hay còn gọi là tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn được nhiều chuyên gia gọi là “bệnh nụ hôn”
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Sau khi hôn nhau, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, sốt cao, chán ăn, đau họng, và người bạn hôn đã từng hoặc đang nhiễm một trong 11 căn bệnh trên, bạn nên tìm đến bác sĩ ngay lập tức để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu cần thăm khám bác sĩ
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Thông thường, để kết luận bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định bạn xét nghiệm tìm virus và vi khuẩn bằng cách lấy mẫu đờm, dịch rửa phế quản, dịch phết hầu họng, dịch tiết mũi hầu, dịch rửa mũi hầu, và máu.
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Tham khảo một số bệnh viện uy tín
Khi nghi ngờ mắc các bệnh lây nhiễm qua đường miệng, bạn nên đến thăm khám chuyên khoa Truyền nhiễm để được điều trị kịp thời:
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
Xem thêm:
- 6 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục không nên bỏ qua!
- Các bệnh lây qua đường tình dục – 11 bệnh phổ biến cần cảnh báo
Bài viết trên đây đã cung cấp thông về lây qua hôn nhau để giúp bạn có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ ngay cho người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng, Sở Y tế Nam Định
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Những bệnh lây qua hôn nhau – 11 bệnh lây qua hôn nhau bạn cần lưu ý tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.