Bạn đang xem bài viết Nhiệt kế rượu dùng để đo gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Chắc hẳn không ít người khi nghe tên nhiệt kế rượu thì sẽ nghĩ ngay đến công dụng của nó liền luôn – đo nồng độ rượu. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy đâu. Nhiệt kế nói chung chính là khí cụ dùng để đo nhiệt độ và có hai loại thường gặp trong đời sống là: nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. Với hai thành phần chính như tên gọi là thuỷ ngân và rượu, chúng có thể dùng đo nhiệt độ bởi mang đặc tính “nóng nở lạnh co”. Và để hiểu rõ hơn nhiệt độ rượu đo nhiệt độ gì thì hãy theo dõi bài viết này nha.
Nhiệt kế rượu là gì
Tuy chưa có khái niệm cụ thể nhưng ta vẫn có thể hiểu nhiệt kế rượu hay còn được gọi với tên khác là nhiệt kế đỏ.
Đây là loại cảm biến nhiệt độ bằng cách dùng bóng đèn có đựng đầy dung dịch bên trong. Dung dịch này có thể là cồn, ethanol nguyên chất, Toluen, dầu hỏa,… tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn các loại khác nhau.
Thông thường, những chất, những khí,… dao động trong nhiệt độ tầm -115 độ C – 78,5 độ C thì sẽ dùng nhiệt kế rượu để đo.
Nhiệt kế rượu dùng để đo gì?
Nhiệt kế rượu là khí cụ có thể sử dụng thay cho nhiệt kế thủy ngân bởi cũng có nhiều công dụng giống nhau như: đo nhiệt độ nước (trạng thái bình thường), môi trường, khí quyển,…
Chúng có thể đo một cách chính xác (nhất là nhiệt độ thấp) và tính độc hại, nguy hiểm thì lại thấp hơn thủy ngân nè.
Tuy nhiên, độ “nhạy” theo sự biến đổi nhiệt độ của thuỷ ngân sẽ lớn hơn so với rượu. Bởi khi làm tăng nhiệt độ của thủy ngân và rượu (cùng khối lượng như nhau) lên 1 độ C thì thủy ngân có hấp thu nhiệt lượng nhỏ hơn rất nhiều lần so với rượu (khoảng 20 lần).
Do đó, nhiệt kế rượu sẽ không thể đo được một thứ gì đó mang nhiệt độ cao vượt qua ngưỡng nhiệt độ sôi của dung dịch bên trong bóng đèn.
Cụ thể, như đã nói ở trên, nhiệt kế rượu chỉ đo được nhiệt độ tầm -115 độ C – 78,5 độ C. Nếu sử dụng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi là điều hoàn toàn không thể. Bởi rượu sẽ sôi ở 80 độ C thấp hơn 100 độ C (nhiệt độ sôi của nước).
Là hai dung dịch khác nhau nên rượu và thuỷ ngân cũng mang đặc tính không giống nhau: ở -117 độ C rượu mới bị đông cứng còn thủy ngân chỉ mới -31 độ C thôi là đã mất đi tính lưu động rồi.
Vì thế, nhiệt kế thủy ngân thường sử dụng đo nhiệt độ cao, ngược lại, nhiệt kế rượu thì đo cho nơi có nhiệt độ thấp.
Cũng vì thế, ta cũng có thể thấy, khi thực nghiệm khoa học hay đo nhiệt độ cơ thể cần độ chính xác và tính nhanh chóng nên sẽ dùng nhiệt kế thuỷ ngân.
Còn để đo nhiệt độ nước (trạng thái bình thường), khí quyển thì nhiệt kế rượu sẽ phát huy tác dụng. Lý do là vì nhiệt độ của khí quyển thường dao động trên dưới 0 độ C.
Còn nhiệt độ đông đặc của rượu là -117 độ C và nhiệt độ nóng chảy là 80 độ C (đều cao hoặc thấp hơn nhiệt độ khí quyển) nên sẽ đo được và tính chính xác khá cao.
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn sẽ nhớ lại nhiệt kế rượu dùng để đo gì nha. Tuy không quá phổ biến như nhiệt kế thủy ngân nhưng chúng cũng rất thật sự cần thiết trong đời sống. Hãy nắm rõ cách dùng của từng loại và sử dụng cho đúng trường hợp nhé.
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhiệt kế rượu dùng để đo gì? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.