Những nhận định hay về tác phẩm lớp 12 bao gồm các nhận định về các bài thơ, nhận định về tác phẩm văn xuôi và truyện.
Nhận định văn học lớp 12 siêu hay là tài liệu quan trọng mà các em cần nắm được khi làm văn. Việc đưa các nhận định vào bài viết sẽ làm tăng tính sâu sắc, làm bài viết trở nên hay hơn thậm chí sẽ giúp các em gây ấn tượng và ghi điểm với người chấm bài. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhận định về giá trị nhân đạo, nhận định về tình huống truyện.
Nhận định văn học về các bài thơ
1. “Tây Tiến là sự tiếp tục của một dòng thơ lãng mạn nhưng đã được tác giả thổi vào một hồn thơ rất trẻ, rất mới, khác hẳn những tiếng thơ bi lụy não nùng…” (Vũ Thu Hương – Vẻ đẹp văn học cách mạng)
2. “… Tây Tiến – tượng đài bất tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương)
3. “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh Hằng)
4. “Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình – chính trị … Bài thơ là khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ.” (Trần Đình Sử)
5. “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế Lan Viên)
6. “…Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình rất đỗi trữ tình…” (Xuân Diệu)
7. “Với Việt Bắc, hồn thơ cũng như nghề Thơ Tố Hữu chín rộ…, không phải là một cây bút trong tay Tố Hữu mà là nhiều ngọn bút nở cùng một lúc, bút tả tình, bút tả cảnh, bút tả người, Người ta thấy văn chương cách mạng chí nghĩa chí tình, cái văn chương nên thơ nên nhạc…” (Xuân Diệu)
8. “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.” (Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)
9. “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.” (Xuân Diệu – “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”)
10. “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ” (Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)
11. “Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống phổ biến của những con người mới của thời đại.” (Bình luận văn học, 1964, Như Phong)
12. “…Việt Bắc là kiệt tác của Tố Hữu mà cũng là kiệt tác của thơ cách mạng, thơ ca kháng chiến…” (Nguyễn Đức Quyền)
13. “Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tạo một hình tượng Đất Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam… Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam.
14. “… Một Đất Nước như thế không thể có được bằng bút pháp miêu tả bên ngoài, cho nên tất yếu nhà thơ phải dùng hình thức suy ngẫm, liên tưởng, liệt kê, để dần dần đưa người đọc vào trí tưởng tượng của họ, vào kí ức của họ, nhìn Đất Nước trong chính tâm hồn họ. ..”. (Trần Đình Sử- Đọc văn học văn)
15. “… Sóng là một bài thơ về tình yêu. Có hàng trăm dáng vẻ của thơ tình yêu. Thơ tỏ tình, thơ mong nhớ, thơ hoài niệm, thơ đau khổ vì thất tình… Sóng là bài thơ giãi bày và chiêm nghiệm…” (Trần Đình Sử, Đọc văn học văn).
16. “Xuân Quỳnh viết bài này “bợm” thật!” (Nhà thơ Vũ Cao, Chủ nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội)
17. “Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời …”
18. “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thở” (GS TS Trần Đăng Suyền)
19. “… Sóng là một bài thơ xinh xắn, trong sáng…” (Nguyễn Đăng Mạnh)
20. “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”
Nhận định về các tác phẩm văn xuôi
1. “Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức.” (Vũ Ngọc Phan)
2. “Ðây là một nhà văn “suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật” (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình là người “sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa”.
3. “Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa” (Nguyễn Ðăng Mạnh)
4. “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói – “hung bạo và trữ tình…”
5. “… Nguyễn Tuân – một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…” (Nguyễn Đăng Mạnh)
6. “… Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương Giang một cách toàn diện, đưa Sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô…” (Bùi Thị Hải Hạnh).
Nhận định về các tác phẩm truyện
1. “Nam Cao lạnh lùng quá, kéo mép lên mới nở được một nụ cười khó nhọc(…)thật ra mặt anh ta lạnh nhưng lòng anh ta sôi nổi” (Tô Hoài)
2. “Con người Nam Cao mảnh khảnh, thư sinh, ăn nói ôn tồn nhiều khi đến rụt rè, mỗi lúc lại đỏ mặt mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mãnh liệt” (Nguyễn Đình Thi)
3. “Năm năm cho một sự nghiệp không lẫn với ai, năm năm trung thành với hướng đi không nghiêng ngả… năm năm cày xới để tự biếm họa, tự khẳng định, để có Nam Cao như hiện nay ta có” (GS Phong Lê)
4. “Nam Cao đã mạnh dạn đi theo một lối đi riêng, nghĩa là không đếm xỉa gì đến sở thích của độc giả. Nhưng tài năng của ông đã đem đến cho văn chương một lối văn mới sâu xa, chua chát và tàn nhẫn, thứ tàn nhẫn của con người biết tin ở tài năng của mình, thiên chức của mình” (Hà Minh Đức)
5. “Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người”
6. “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Nhận định văn học lớp 12 Lí luận văn học về tác phẩm văn học 12 của Neu-edutop.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.