Bạn đang xem bài viết Nhà sử học đầu tiên của nước ta là ai? Bộ quốc sử đầu tiên của người Việt? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Lịch sử Việt Nam trải dài trong những trang sử vàng được ghi chép bởi các nhân vật chép sử nổi bật trong các giai đoạn. Vậy các bạn đã từng thắc mắc rằng ai là nhà sử học đầu tiên của nước ta? Hãy cùng Pgdphurieng tìm hiểu nhé!
Nhà sử học đầu tiên của nước ta là ai?
Lê Văn Hưulà nhà sử học đầu tiên của nước ta. Nước ta đã có bốn ngàn năm lịch sử, nhưng mãi đến thế kỉ XIII mới có người chép sử. Người được xem là nhà sử học đầu tiên của nước ta là Lê Văn Hưu, vị tiến sĩ khai khoa của Thanh Hóa, đồng thời là vị Bảng nhãn đầu tiên và trẻ nhất trong số 48 vị Bảng nhãn của lịch sử khoa cử Nho học Việt Nam.
Tiểu sử về Lê Văn Hưu
Lê Văn Hưu (1230 – 1322) là nhà sử học đầu tiên của nước ta. Ông đỗ Bảng nhãn trong khoa thi năm Đinh Mùi 1247 dưới thời vua Trần Thái Tông. Đây là khoa thi có Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Thời nhà Trần, năm 1272 có một tác phẩm đặc biệt được hoàn thành đó chính là Đại Việt sử ký, đây chính là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam do nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu thực hiện.
Bộ quốc sử đầu tiên của người Việt
Đại Việt sử ký là bộ quốc sử đầu tiên của Việt Namdo Lê Văn Hưu (đời Trần) soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng.
Quá trình biên soạn
Lê Văn Hưu theo lệnh vua Trần Thái Tông biên soạn bộ chính sử đầu tiên của nhà Trần mang tên Đại Việt sử ký. Bộ sách này bao gồm 30 quyển được hoàn thành và dâng lên vua Trần Thánh Tông vào tháng 1 năm 1272 và được vua Thánh Tông hết sức khen ngợi.
Nội dung
Nội dung ban đầu của Đại Việt sử ký chỉ tồn tại dưới hình thức 30 lời bình luận của Lê Văn Hưu về các sự kiện và nhân vật lịch sử được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư.
Quan điểm lịch sử
Căn cứ vào nền độc lập của Nam Việt trong thời Hán. Lê Văn Hưu coi Triệu Đà là người đầu tiên và là một điển hình tốt trong số các vua Việt Nam biết quan tâm đến nền độc lập của đất nước. Lê Văn Hưu rất quan tâm đến sự bình đẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ông đã đưa ra lời bình luận về sự kiện Đinh Tiên Hoàng lên ngôi Hoàng đế năm 968. Theo Lê Văn Hưu, người có đóng góp quan trọng trong việc khôi phục nền độc lập của Việt Nam từ tay Trung Quốc là Đinh Tiên Hoàng chứ không phải là Ngô Quyền. Bởi vì Ngô Quyền chỉ xưng vương trong khi Đinh Tiên Hoàng xưng đế. Và coi mình ngang hàng với các hoàng đế nhà Tống
Vua Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông đã ra lệnh cho Lê Văn Hưu biên soạn quốc sử. Để nhà Trần có thể học hỏi kinh nghiệm từ quá khứ của Đại Việt. Trong việc cai trị và củng cố nền độc lập của đất nước trước các triều đại Trung Quốc. Mục đích trên của các vua nhà Trần và Lê Văn Hưu đã giải thích lý do vì sao Đại Việt sử ký chọn thời điểm thành lập vương quốc Nam Việt của Triệu Đà vào năm 207 TCN là thời điểm khởi đầu của lịch sử Việt Nam, một quan điểm bị các nhà sử học Việt Nam sau này như Ngô Thì Sĩ ở thế kỷ 18 và các nhà sử học hiện đại phê phán vì các vua Nam Việt đều là người Hán.
Kết luận
Có lẽ rằng, bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn đọc trả lời được thắc mắc: Nhà sử học đầu tiên của Việt Nam là ai? Hi vọng rằng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn có nhiều thông tin hơn về mảng lịch sử Việt Nam. Pgdphurieng chúc các bạn vui vẻ!
Xem thêm
Ai đã phát minh ra bom nguyên tử – vũ khí đáng sợ nhất thế giới?
Ai là người đã sáng tạo ra thi học kì khiến học sinh đau đầu?
Bao nhiêu người đã từng đặt chân lên mặt trăng? Những phát hiện thú vị về mặt trăng?
Liệu bạn có bất ngờ khi phát hiện ra ai là người đã phát minh ra trường học?
Ai đã phát minh ra bài tập về nhà? Liệu nó có thực sự cần thiết?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nhà sử học đầu tiên của nước ta là ai? Bộ quốc sử đầu tiên của người Việt? tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.
Nguồn: https://reviewedu.net/nha-su-hoc-dau-tien-cua-nuoc-ta-la-ai-bo-quoc-su-dau-tien-cua-nguoi-viet