NH4NO2 → N2 + H2O được Neu-edutop.edu.vn biên soạn là phương trình điều chế nito trong phòng thí nghiệm, từ NH4NO2 ra N2. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình học tập cũng như làm các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.
1. Phương trình điều chế N2 trong phòng thí nghiệm
NH4NO2 N2 + 2H2O
2. Điều kiện điều chế N2 trong phòng thí nghiệm
Nhiệt độ
3. Điều chế nito tinh khiết trong phòng thí nghiệm
Đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit
4. Phương pháp điều chế nito
Điều chế N2trong phòng thí nghiệm ra sao
Điều chế N2 trong phòng thí nghiệm người ta sử dụng phương pháp đun nóng dung dịch bão hòa muối amoni nitrit
NH4NO2 → N2 + 2H2O
Hoặc trong phòng thí nghiệm có thể điều chế N2 bằng cách thu khí Nitơ sau phản ứng dưới đây xảy ra.
Sau đây là phương trình điều chế N2 trong phòng thí nghiệm
NH4Cl + NaCl → N2 + NaCl + 2H2O
Phương pháp điều chế N2 trong công nghiệp
Trong công nghiệp người ta thường điều chế n2 từ không khí. Để điều chế nito trong công nghiệp, người ta sử dụng phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Đầu tiên, cần loại bỏ hơi nước H2O ra khỏi không khí.
Bước tiếp theo trong phương pháp điều chế N2 trong công nghiệp là loại bỏ khí CO2. Hợp chất sau khi thu được sau khi loại bỏ hơi nước và CO2 sẽ được hóa lỏng dưới áp suất cao và nhiệt độ thấp.
Sau đó lại tăng dần nhiệt độ của khối khí đã hóa lỏng ở nhiệt độ thấp lên đến -196 độ C thì lúc này xảy ra hiện tượng khí nitơ bị sôi và tách hẳn ra khỏi oxi.
Sau cùng qua các bước sẽ thu được khí N2 – nito tinh khiết
4. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm nitơ được điều chế từ
A. NH4NO2.
B. NH3.
C. không khí
D. NH4NO3.
NH4NO2 N2 + 2H2O
Câu 2. Điều chế N2 tinh khiết trong phòng thí nghiệm bằng cách
A. nhiệt phân NaNO2
B. Đun hỗn hợp NaCl và NH4Cl
C. Đun nóng nhẹ dung dịch bão hòa muối amoni nitrit
D. phân hủy khí NH3
NH4Cl + NaCl → N2 + NaCl + 2H2O
Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được lần lượt các sản phẩm là
A. KNO2, NO2, O2.
B. KNO2, O2.
C. KNO2, NO2.
D. K2O, NO2, O2.
=> Nhiệt phân KNO3 sản phẩm thu được là KNO2 và O2
Câu 4. Dung dịch NH3 có thể hòa tan được Zn(OH)2 là do:
A. Zn(OH)2 là một bazo ít tan
B. Zn(OH)2 có khả năng tạo thành phức chất tan
C. Zn(OH)2 là một bazo lưỡng tính
D. NH3 là một hợp chất có cực và là một bazo yếu
Phương trình phản ứng minh họa
Zn(OH)2 + 4 NH3 → (Zn(NH3)4)(OH)2
Câu 5. Hỗn hợp X gồm NH4Cl và (NH4)2SO4. Cho X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nhẹ thu được 18,6 gam kết tủa và 4,48 lít khí thoát ra. Hỗn hợp X có khối lượng là:
A. 10,56
B. 12,7
C. 5,35
D. 6,35
Phản ứng xảy ra:
2NH4Cl + Ba(OH)2→ BaCl2 + 2NH3 + 2H2O
x → x
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + 2NH3+ 2H2O
y → y →2y
nBaSO4 = 18,64/233 = 0,08 mol
nBaSO4 = n(NH4)2SO4 = y = 0,08 mol
nNH3 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
Theo phương trình nNH3 = x + 2y = 0,2 mol => x = 0,04 mol
mX= mNH4Cl + m(NH4)2SO4 = 53,5x + 132y = 12,7 gam
Câu 6. Để nhận biết 3 dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4. Người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây:
A. Quỳ tím
B. NaOH
C. Ba(OH)2
Phân biệt ba dung dịch axit NaCl ; NaNO3 và Na3PO4 bằng AgNO3
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa trắng thì dung dịch axit ban đầu là NaCl
Mẫu thử nào xuất hiện kết tủa vàng thì dung dịch axit ban đầu là Na3PO4
Mẫu thử nào không có hiện tượng gì là NaNO3
Phương trình phản ứng minh họa:
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
Na3PO4 + 3 AgNO3 → 3 NaNO3 + Ag3PO4
Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn a gam Fe(NO3)2 trong bình kín không có không khí thu được V lít khí (đktc) và 32 gam Fe2O3. Giá trị của a là
A. 72 gam
B. 3,6 gam
C. 36 gam
D. 7,2 gam
Phương trình phản ứng xảy ra
2Fe (NO3)2→ Fe2O3 + 4NO2 + 1/2 O2
0,4 ← 0,2 mol
mmuối = 180.0,4 = 72 gam
Câu 8. Cho m gam P2O5 tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 0,3M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 1,55m gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với:
A. 15,6
B. 15,5
C. 15,8
D. 15,7
P2O5 + H2O → 2H3PO4
m/142 → 2m/142 mol
Có thể xảy ra các PT:
H3PO4+ NaOH → NaH2PO4+ H2O (3)
H3PO4+ 2NaOH → Na2HPO4+ 2H2O (4)
H3PO4+ 3NaOH → Na3PO4+ 3H2O (5)
Bảo toàn khối lượng ta có: mH3PO4 + mNaOH = m rắn+ mH2O
(2m/142) . 98 + 0,12 . 40 = 1,55m + 0,12 . 18 →m = 15,555 gam gần nhất với 15,6 gam
TH2: Chất rắn gồm: NaOHdư; Na3PO4
P2O5 + 6NaOH → 2Na3PO4 + 3H2O
m/142 0,12 2m/142 3m/142
Bảo toàn khối lượng ta có: mP2O5+ mNaOHbđ= mrắn+ mH2O
m + 0,12 . 40 = 1,55m + 18 . 3m/142 → m = 5,16g (Loại)