Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày) vào ngày lễ và cách điều trị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Các kỳ nghỉ lễ là thời điểm thường xuyên xảy ra các bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa do chế độ ăn uống thay đổi trong đó có bệnh viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày). Cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày ruột qua bài viết sau đây nhé!
Viêm dạ dày ruột là do tế bào niêm mạc dạ dày hoặc ruột non bị viêm nhiễm gây đau bụng
Vì sao bạn thường bị cúm dạ dày vào dịp lễ?
Trong các kỳ nghỉ lễ, mọi người thường lựa chọn về quê hoặc đi du lịch với người thân và bạn bè để giải tỏa căng thẳng và thưởng thức những món ăn đặc sắc ở mỗi vùng miền. Do đó, chúng ta có xu hướng ăn uống vô độ, ăn những đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị hoặc nhiều dầu mỡ, uống quá nhiều rượu bia,…
Tuy nhiên, sự thay đổi nguồn nước cũng như chế độ ăn hằng ngày có thể dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột – vốn đã thích nghi trong cơ thể để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Chính sự mất cân bằng này đã tạo điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn hoặc virus đường tiêu hóa phát triển và gây viêm dạ dày ruột cho người bệnh.
Viêm dạ dày ruột hay gặp trong ngày lễ do sự thay đổi chế độ ăn đột ngột
Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ruột
Do virus
Viêm dạ dày ruột do virus thường gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ em và một số ít gặp ở người lớn. Bệnh chủ yếu do rotavirus và norovirus gây nên và có khả năng lây truyền trực tiếp qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với bề mặt có mầm bệnh.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh bao gồm nôn mửa nhiều, đau bụng, sốt nhẹ và tiêu chảy kèm theo phân lỏng, nhiều nước sau khi nôn từ 6 – 12 giờ.
Nôn mửa có thể là triệu chứng của viêm dạ dày ruột do virus
Do vi khuẩn
Các loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột thường gặp hiện nay bao gồm E.coli, Salmonella và Campylobacter. Khi vào đường tiêu hóa, các loại vi khuẩn này thường xâm nhập vào tế bào niêm mạc gây tổn thương và hạn chế khả năng hấp thu chất dinh dưỡng dẫn đến viêm dạ dày ruột.
Ngoài ra, một số loại vi khuẩn còn có khả năng tiết các ngoại độc tố làm tăng nhu động ruột cũng như giảm khả năng hấp thu nước của đường tiêu hóa gây triệu chứng tiêu chảy.
Các triệu chứng thường gặp của viêm dạ dày ruột do vi khuẩn bao gồm sốt nhẹ, đau bụng thành từng cơn, nôn mửa nhiều và tiêu chảy với phân sống (thức ăn chưa được tiêu hóa hoàn toàn), nhiều nước và đi cầu ra máu,…
Vi khuẩn Shigella là nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ruột
Các nguyên nhân khác
- Kim loại nặng (asen, cadmium, chì hoặc thủy ngân) trong nước uống cũng có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, giảm chức năng hấp thu chất dinh dưỡng gây bệnh viêm dạ dày ruột.
- Ăn nhiều thực phẩm có tính axit: các loại trái cây chua như chanh, cam, quýt hoặc các đồ ăn được chế biến từ giấm hoặc me có thể làm thay đổi pH của dạ dày, ruột dẫn đến hình thành bệnh.
- Hải sản có chứa ký sinh trùng: hải sản ở những vùng nước nhiễm bẩn hoặc hải sản tươi sống không được nấu chín có khả năng nhiễm nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Và khi đi vào cơ thể chúng có thể gây viêm dạ dày ruột.
- Các loại thuốc: tác dụng phụ của một số thuốc kháng sinh ampicilin, clindamycin, cefuroxim hoặc tetracyclin, thuốc kháng axit dạ dày, thuốc nhuận tràng hoặc các thuốc điều trị ung thư có thể gây tình trạng viêm dạ dày ruột.
Tác dụng phụ của một số thuốc có thể gây viêm dạ dày ruột
Triệu chứng viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột thường gặp các triệu chứng cấp tính và rất điển hình như:
- Nôn hết thức ăn, nước uống trong thời gian dài.
- Tiêu chảy liên tục với phân lỏng nhiều nước.
- Đau bụng vùng thượng vị hoặc đau quanh rốn.
- Sốt nhẹ, đau nhức đầu và đau mỏi cơ bắp.
Nếu triệu chứng tiêu chảy và nôn mửa không được xử trí kịp thời các thể gây ra mất nước hoặc rối loạn điện giải với biểu hiện da khô, miệng đắng, không có nước mắt hoặc nước bọt, tình trạng nặng có thể li bì, hôn mê,…
Tiêu chảy cấp là triệu chứng phổ biến của viêm dạ dày ruột
Cách điều trị viêm dạ dày ruột
Bù nước và điện giải
Đây là phương pháp điều trị bệnh quan trọng nhất nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Người bệnh có thể bù nước và điện giải thông qua những cách sau:
- Uống khoảng 200ml nước lọc chia thành từng ngụm nhỏ sau mỗi lần tiêu chảy.
- Pha dung dịch oresol theo đúng tỷ lệ được ghi trên bao bì và uống ít một trong ngày.
- Nếu gặp tình trạng nôn mửa thì bạn nên uống lại nước hoặc oresol sau từ 5 – 10 phút.
- Ngoài ra, có thể bù nước vào điện giải bằng các dung dịch khác như nước cháo loãng, nước dừa hoặc nước ép trái cây tươi.
- Tuyệt đối không uống các loại nước ngọt, nước đường hoặc nước có gas.
Bù nước và điện giải là việc làm cần thiết trong điều trị viêm dạ dày ruột
Sử dụng thuốc
- Thuốc chống tiêu chảy: berberin, diphenoxylate, smecta hoặc loperamid.
- Thuốc kháng sinh (khi cần thiết): với các trường hợp viêm dạ dày ruột do vi khuẩn, bạn có thể sử dụng kháng sinh tùy vào từng loại tác nhân. Tuy nhiên, không được tự ý sử dụng kháng sinh nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Có thể sử dụng thuốc để điều trị viêm dạ dày ruột
Chú ý chế độ dinh dưỡng
Người bệnh mắc viêm dạ dày ruột tuyệt đối không được nhịn ăn hoặc bỏ bữa do có thể dẫn đến thiếu dinh dưỡng và kéo dài thời gian mắc bệnh. Thay vào đó, người bệnh cần lưu ý một vài điểm trong chế độ dinh dưỡng như:
- Ăn thức ăn nhạt, ít gia vị.
- Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo gà, cơm nát, cháo thịt bằm, yến mạch hoặc chuối,…
- Nên ăn lại các loại thức ăn từng chút một, từ từ.
- Tránh các chất gây kích thích như cà phê, rượu bia hoặc nước có ga,…
Người bệnh viêm dạ dày ruột nên ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Viêm dạ dày ruột mức độ nhẹ có thể tự khỏi trong vài ngày khi cơ thể đào thải hết tác nhân gây bệnh ra ngoài. Tuy nhiên, nếu mắc viêm dạ dày ruột với các triệu chứng sau thì bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Khát nước nhiều mà không thể uống nước, da và mắt khô, không thấy nước bọt.
- Người bệnh mệt lả, không thể di chuyển hoặc li bì, hôn mê.
- Nôn mửa nhiều ở trẻ em trên 2 tuổi và người lớn trong 1 ngày không thuyên giảm.
- Tiêu chảy kèm theo sốt ở trẻ dưới 2 tuổi vượt quá 12 giờ.
- Người đang mắc các bệnh lý gan, thận mạn tính.
- Các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột kéo dài hơn 1 tuần.
Khô môi, mất nước là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm
Các nơi khám chữa bệnh uy tín
Nếu gặp các dấu hiệu như trên hoặc bạn cần nhận được sự tư vấn chuyên môn từ bác sĩ, bạn có thể đến bất kỳ cơ sở y tế nào để được thăm khám và chẩn đoán. Bạn có thể tham khảo một số địa chỉ khám bệnh viêm dạ dày ruột uy tín như:
- Tp. Hồ Chí Minh: bệnh viện Nhi đồng 1, bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nhiệt đới TP. HCM,…
- Hà Nội: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương,…
Cách phòng ngừa viêm dạ dày ruột
Vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh
- Nên vệ sinh tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh, khi tiếp xúc với bề mặt có nguồn bệnh hoặc trước khi ăn.
- Dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống, phát quang bụi rậm để tránh côn trùng làm lây lan bệnh.
- Không vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi, không tưới rau bằng phân tươi, chưa qua xử lý.
Rửa tay bằng xà phòng giúp phòng ngừa viêm dạ dày ruột
Đảm bảo an toàn thực phẩm
- Cần biết được rõ nguồn gốc của các loại thực phẩm, rửa sạch trước khi sử dụng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín, tránh các đồ ăn tươi sống hoặc lên men như gỏi, nộm hoặc nem chua,…
- Sử dụng nước đóng chai khi đi du lịch thay vì uống nước suối hoặc nước không rõ nguồn gốc.
- Hạn chế lui tới vùng dịch có các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Thực hiện ăn chín, uống chín để ngừa viêm dạ dày ruột
Giữ khoảng cách khi bị mắc bệnh
Bệnh viêm dạ dày ruột lây truyền chủ yếu qua đường tiêu hóa và đường tiếp xúc với các bề mặt có chứa tác nhân gây bệnh, không lây qua đường hô hấp nên bạn cần chú ý những điều sau:
- Đảm bảo không chạm vào những bề mặt có chứa phân và chất thải của người bệnh.
- Sát trùng bề mặt sạch sẽ.
- Giặt riêng quần áo và khăn tắm của người bệnh, không giặt chung với đồ của người khác.
Sát trùng bề mặt người bệnh đã tiếp xúc giúp phòng lây nhiễm viêm dạ dày ruột
- Viêm dạ dày, tá tràng
- 4 nguyên nhân tiêu chảy cấp giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
- 4 cách trị tiêu chảy tại nhà đơn giản, hiệu quả bạn cần biết
Nhà thuốc An Khang hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh viêm dạ dày ruột qua bài viết trên. Hãy thực hiện ăn chín, uống sôi, không thực phẩm không rõ nguồn gốc và thực hiện rửa tay thường xuyên nhằm phòng ngừa bệnh khi nghỉ lễ hoặc đi du lịch.
Nguồn: Cleveland Clinic, Mayo Clinic, MedlinePlus, WebMD.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân viêm dạ dày ruột (cúm dạ dày) vào ngày lễ và cách điều trị tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.