Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng tê tay khi ngủ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bạn đã bao giờ cảm thấy cánh tay đột nhiên tê cứng, ngứa ran sau khi ngủ dậy? Hiện tượng này được giới y học gọi là “dị cảm” hay hội chứng ống cổ tay (CTS). Dị cảm có thể kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định hoặc lâu hơn dẫn đến nguy cơ phải phẫu thuật nếu như không được điều trị kịp thời.
Tê bì chân tay khi ngủ là bệnh gì?
Tê bì chân tay khi ngủ xảy ra do các rễ thần kinh bị tác động chèn ép khiến các chi bàn chân, bàn tay và cả ngón chân, ngón tay bị tê, ngứa ran giống như khi bị kim châm lên người.
Nếu tình trạng tê bì chân tay khi ngủ kéo dài có thể gây khó cử động, mất cảm giác. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra ở 1 tay hoặc chân, nếu nằm sai tư thế gây tê thì sau vài chục phút là sẽ khỏi.
Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh kéo dài và thường xuyên thì bạn nên đi khám để xác định nguyên nhân.
Tham khảo: Tê bì chân tay là dấu hiệu bệnh gì? Nguyên nhân, cách điều trị
Nguyên nhân gây tê bì chân tay khi ngủ
Tư thế ngủ không đúng
Tê tay có thể xảy ra khi dây thần kinh ở cổ tay của bạn bị chèn ép. Do đó, thói quen gối đầu lên tay hay nằm đè lên tay khi ngủ có thể tác động lên các dây thần kinh khiến lưu lượng máu lưu thông không đều, dây thần kinh bị tổn thương, tín hiệu thần kinh truyền dẫn đến tay sẽ bị tê liệt và rối loạn.
Dây thần kinh bị chèn ép
Tê bì chân tay, trong nhiều trường hợp là kết quả của một hoạt động “dùng tay” được lặp đi lặp lại hàng ngày. Nó có thể xuất phát từ việc sử dụng thường xuyên các dụng cụ cầm tay như chơi nhạc cụ hoặc lao động chân tay. Một số ý kiến khác cho rằng ngay cả việc viết tay hay đánh máy cũng có thể gây ra “dị cảm”.
Thiếu nguyên tố vi lượng
Nguyên tố vi lượng là một trong những nhóm nguyên tố quan trọng nhất của cơ thể, nó bao gồm khoáng chất và vitamin. Trong đó vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành tế bào hồng cầu, “điều phối” các chức năng não cùng hệ thống thần kinh. Sự thiếu hụt của nguyên tố này sẽ dẫn đến tê cứng, mất cảm giác ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, chủ yếu trên tay. Ngoài ra, thiếu hụt khoáng Kali và Magie cũng có thể gây ra triệu chứng tê.
Tham khảo: Bị tê chân tay là thiếu chất gì? Cần bổ sung như thế nào?
Căng thẳng thần kinh (stress)
Căng thẳng và căng cơ có mối liên quan mật thiết với nhau thông qua ba cơ chế. Trước hết, stress có khả năng kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể dẫn đến tình trạng cứng khớp và làm cho hoạt động thường nhật trở nên khó khăn.
Thứ hai, stress có thể tấn công trực tiếp và làm suy yếu hệ thống miễn dịch, kết quả là sức đề kháng và năng lượng của cơ thể ngày càng giảm. Thứ ba, việc tăng cường các hoạt động cơ bắp khi đang bị stress sẽ làm cho khớp quá tải và dẫn đến tê cứng, đau nhức khớp.
Cách khắc phục tê bì chân tay khi ngủ
Để có hướng điều trị tốt nhất và đúng bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, chẩn đoán bệnh. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp nhất.
Đối với những nguyên nhân do thói quen khi ngủ hay muốn khắc phục tạm thời triệu trứng tê bì chân tay khi ngủ thì bạn có thể áp dụng một số cách:
- Thay đổi tư thế khi ngủ, chọn gối cao vừa phải, từ bỏ việc gác tay lên trán hoặc dùng tay làm gối khi ngủ khiến tay bị tê.
- Ngâm tay chân trong nước ấm giúp máu huyết lưu thông tốt hơn.
- Xoa bóp tay chân thường xuyên, nhất là sau khi làm việc nhiều.
- Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh xa những chất có hại.
- Thường xuyện tập thể dục, thể thao để ngăn ngừa các bệnh tim mạch, cột sống, đột quỵ, mỡ máu,…
- Uống đủ nước mỗi ngày để hỗ trợ quá trình tuần hoàn máu, chống hiện tượng máu đông.
Cách phòng ngừa tê bì chân tay khi ngủ
Thực hiện các động tác duỗi thẳng đơn giản
Trước khi ngủ, bạn có thể thực hiện các bài tập nhanh cho tay, ví dụ như nắm tay và sau đó trượt các ngón tay của bạn cho đến khi chúng thẳng trở lại.
Lưu ý: Lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần. Điều này có thể giúp giảm bớt áp lực lên cổ tay của bạn. Ngoài ra, theo Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), yoga đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau và cải thiện tình trạng tê cứng ở những người bị “dị cẩm”.
Cải thiện tư thế ngủ
Tư thế ngủ đóng một vai trò vô cùng quan trọng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Do đó, một thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ cũng có thể mang lại những tác động lớn đến sức khỏe.
Tham khảo: Đổi tư thế ngủ – nhận lại hàng tá lợi ích cho sức khỏe mà bạn không thể ngờ
Hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gối tay hay gây áp lực lên tay khi ngủ. Tránh uốn cong người kiểu thai nhi vì tư thế này có thế gây đau nhức xương khớp, ê ẩm vào buổi sáng, thậm chí cản trở hô hấp sâu trong khi ngủ.
Sử dụng nẹp cổ tay hoặc khăn trong khi ngủ
Triệu chứng “dị cảm’ thường xuất hiện phổ biến vào ban đêm, do đó việc giữ cổ tay thẳng khi ngủ có thể giúp giảm áp lực lên dây thần kinh giữa từ đó hạn chế tối đa hiện tượng này.
Sử dụng nẹp cổ tay vào buổi tối là một trong những cách giúp giảm các triệu chứng tê cứng trước khi chúng bắt đầu. Ngoài ra, nếu bạn gặp vấn đề với các công việc lặp đi lặp lại tại nơi làm việc, bạn cũng có thể đeo nẹp cổ tay vào ban ngày.
Áp dụng một lối sống lành mạnh
Thần dược cho mọi vấn đề sức khỏe của con người chính là một lối sống lành mạnh. Muốn tăng cường sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống có vô vàn phương án nhưng chung quy gói gọn trong ba tip đơn giản sau đây: tập thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lý và luôn giữ thái độ sống tích cực.
Tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia
Nếu các phương pháp điều trị tại nhà như trên không làm giảm cơn đau của bạn trong một hoặc hai tuần, có thể đã đến lúc bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh hình, các phòng khám, bệnh viện chuyên điều trị về xương, khớp và cơ.
“Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu có tổn thương nghiêm trọng đối với dây thần kinh trung gian của bạn hoặc để ngăn ngừa tình trạng này tiếp tục kéo dài trong tương lai. Phẫu thuật có thể là cách tốt nhất để giảm đau vĩnh viễn.” Tiến sĩ William Seitz – Cleveland Clinic (Beachwood – USA)
“Dị cảm” luôn gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của bệnh nhân. Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng “nhẹ” của căn bệnh này đừng quên áp dụng những phương thức “tại gia” như trên, vì điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa tổn thương thần kinh vĩnh viễn.
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách phòng tránh hiện tượng tê tay khi ngủ tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.