Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết hiện tượng loa bị kêu loẹt xoẹt tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Loa nghe bị kêu loẹt xoẹt là tình trạng phổ biến ở nhiều dòng loa như loa hội trường, loa karaoke và loa âm trần. Hãy cùng Neu-edutop.edu.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết hiện tượng loa bị kêu loẹt xoẹt nhé!
Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng loa bị kêu loẹt xoẹt
Dưới đây là nguyên nhân kèm với cách khắc phục của một số hiện tượng khiến cho loa bị kêu loẹt xoẹt như:
Hỏng phân tần
Nguyên nhân: Phân tần được xem là bộ phận quan trọng của loa, đảm nhiệm vai trò lọc và phân tần số âm thanh tương ứng của loa hiện có.
Chẳng hạn, loa bass thì bộ phận phân tần sẽ phân ra các âm thanh có dải tần từ 20Hz – 150Hz. Do đó, nếu phân tần bị hỏng thì âm thanh phát ra từ loa bass sẽ có dải tần khác nhau, gây ra hiện tượng loa kêu loẹt xoẹt. Tương tự với loa treble cũng vậy!
Cách khắc phục: Bạn cần thay phân tần mới cho loa, có thể tự mua bộ phận phân tần ở các cửa hàng điện tử âm thanh, hoặc bạn mang loa ra cửa cửa hàng sửa chữa nhờ người có chuyên môn hỗ trợ sẽ nhanh hơn.
Không được vệ sinh định kì
Nguyên nhân: Nếu sử dụng loa sau khoảng thời gian dài, bụi bẩn có xu hướng bám cả ngoài lẫn bên trong của các bộ phận loa. Vì thế, loa có thể kêu loẹt xoẹt và dễ gây hỏng loa.
Cách khắc phục: Nếu bạn có chút am hiểu về thiết bị điện tử, thì hãy mở loa để tiến hành vệ sinh các bộ phận bên trong sau khi lau chùi sạch sẽ bụi bẩn bên ngoài.
Khi thực hiện, bạn chỉ nên dùng khăn khô và những dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh, đồng thời tránh làm ẩm vì dễ khiến loa bị hỏng. Trường hợp nếu bạn không biết vệ sinh, thì hãy đem ra cửa hàng sửa chữa để được hỗ trợ tốt nhất.
Do bị sát cốt
Nguyên nhân: Sát cốt là hiện tượng loa bị ẩm lâu ngày do thời tiết hoặc một số yếu tố khác từ bên ngoài môi trường, khiến cho loa bị kêu loẹt xoẹt, nghe rất khó chịu.
Cách khắc phục: Bạn cần bảo dưỡng và tiến hành vệ sinh loa theo định kỳ, như 6 – 8 tháng/lần, tùy theo môi trường đặt loa. Ngoài ra, bạn có thể máy hút ẩm hoặc máy sấy chỉnh có tốc độ nhỏ nhất để không gây rách màng loa khi vệ sinh tại nhà.
Loa có dấu hiệu hư hỏng
Nguyên nhân: Trong suốt quá trình sử dụng, loa có thể bị hỏng một số bộ phận bên trong cũng như giảm hiệu suất hoạt động của loa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến loa bị kêu loẹt xoẹt.
Cách khắc phục: Bạn nên mang ra cửa hàng để kiểm tra toàn bộ và cân nhắc thay thế cái mới nếu như chi phí sửa chữa quá nhiều. Vì hiện nay, giá thành loa cũng rất đa dạng với nhiều mức giá phù hợp cho nhu cầu sử dụng.
Amply rò điện
Nguyên nhân: Khi loa bị kêu loẹt xoẹt, ngoài những nguyên nhân trên thì cũng có thể amply bị rò điện.
Bạn có thể dùng bút rò điện hoặc đồng hồ đo vạn năng để kiểm tra, trong đó dùng dùng bút rò điện là dễ thực hiện nhất. Vì bạn chỉ cần đặt đầu bút vào chỗ dòng điện với khoảng cách từ 1 – 2cm, nếu phát sáng thì chứng tỏ amply bị rò điện.
Cách khắc phục: Bạn nên sớm mang amply ra tiệm để khắc phục tình trạng, vì nếu không có chuyên môn sẽ gây khó khăn trong vấn đề xử lý và an toàn tính mạng khi thao tác.
Loa kêu khi kết nối với amply
Nguyên nhân: Việc kết nối với amply cũng là nguyên nhân khiến loa bị kêu loẹt xoẹt. Chẳng hạn, amply bị chết sò, hỏng hóc một số thiết bị linh kiện bên trong hoặc chiết áp bị hoen rỉ, nên khi vặn volume (âm lượng) càng lớn thì tiếng kêu loẹt xoẹt sẽ càng to.
Để kiểm tra có phải là do nguyên nhân này không, bạn nghe kĩ tiếng kêu loẹt xoẹt xuất hiện ở bên loa nào. Sau đó, tách phần công suất ra khỏi volume để xem tiếng loẹt xoẹt có phát ra hay không?
Trường hợp còn kêu tiếng thì có thể là do tầng công suất từ IC ngõ vào đến các transistor bị lỗi. Trái ngược, nếu không còn tiếng phát ra thì bạn hãy thử nối lại volume để nghe thử, nếu xuất hiện tiếng loẹt xoẹt thì nguyên nhân có thể nằm ở tầng Pre.
Bên cạnh đó, nguyên nhân thứ 2 có thể là do volume và các linh kiện gặp phải trục trặc như transistor/diode rỉ chân, tụ bị rò rỉ, chiết áp (volume – biến trở) bị mòn, chân linh kiện quá cũ,…
Cách khắc phục: Bạn cần thay thế các linh kiện bị hỏng như transistor/diode/IC để khắc phục lỗi. Hoặc tốt nhất, bạn nên mang ra tiệm để nhờ người có chuyên môn sửa chữa nhanh nhất có thể, vì lỗi khá phức tạp.
Mở công suất quá lớn
Nguyên nhân: Thói quen mở loa với công suất lớn thường xuyên cũng trở thành một trong những nguyên nhân làm cho loa bị kêu loẹt xoẹt.
Cách khắc phục: Hãy cho loa được nghỉ ngơisau khoảng thời gian mở loa với công suất lớn, đồng thời nên hạ mức công suất xuống trong trường hợp không cần thiết bạn nhé.
Ngoài ra, hệ thống dây jack kết nối bị lỏng cũng khiến cho tín hiệu bị chập chờn, hoặc các đầu tiếp xúc bị oxy hóa làm cho tín hiệu truyền tải không tốt, tất cả đều dẫn đến loa kêu loẹt xoẹt. Do đó, bạn hãy kiểm tra lại bộ phận này để khắc phục.
Một số lưu ý khi tự sửa loa bị kêu loẹt xoẹt
Nếu chưa mang ra tiệm để khắc phục lỗi, bạn có thể tự sửa loa kêu loẹt xoẹt ngay tại nhà nhưng hãy chú ý thêm một số vấn đề như sau:
Kiểm tra tổng quát tình trạng loa
Việc kiểm tra tổng quát loa sẽ giúp ích cho bạn trong vấn đề sửa chữa loa đúng lỗi. Vì thế, bạn hãy mở loa với mức âm lượng nhỏ nhất rồi tăng dần lên để kiểm tra tình trạng loa:
- Khi vặn nhỏ hay lớn volume, bạn đều nghe tiếng loẹt xoẹt thì chứng tỏ loa bị hư.
- Khi vặn âm lượng lớn, loa bắt đầu phát ra tiếng loẹt xoẹt trong khi vặn nhỏ thì lại không nghe được, nguyên nhân có thể là do thiết bị xử lý.
Ngoài ra, trường hợp amply rò điện ra, thì bạn hãy dùng thử bút rò điện mà Neu-edutop.edu.vn đã hướng dẫn kiểm tra phía trên.
Lưu ý thêm nhiều vấn đề khác
Sau khi xác định nguyên nhân, bạn cần lưu ý thêm nhiều vấn đề khác trước khi bắt tay vào việc sửa chữa lỗi khiến loa bị kêu loẹt xoẹt như:
- Kiến thức căn bản và có am hiểu về hệ thống linh kiện bên trong loa. Nếu không biết, thì tốt nhất nên mang ra tiệm để nhờ người có chuyên môn sửa chữa, nếu không sẽ làm tình trạng loa bị hỏng nhiều hơn.
- Rút nguồn điện trước khi thực hiện việc sửa chữa.
- Đảm bảo dụng cụ vệ sinh loa khô ráo và chỉ nên dùng dung dịch lau chùi chuyên dụng cho linh kiện điện tử.
- Sau khi sửa xong, nên kiểm tra loa từ mức âm lượng nhỏ rồi mới tăng lên từ từ.
Như vậy, Neu-edutop.edu.vn đã bật mí xong cho bạn về nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng loa bị kêu loẹt xoẹt một cách chi tiết rồi nhé! Chúc bạn thành công.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục chi tiết hiện tượng loa bị kêu loẹt xoẹt tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.