Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh quên trước quên sau tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Dạo gần đây lúc nào bạn không nhớ nổi những điều quan trọng cần phải làm, mới làm đã quên mất mình làm gì, làm việc thì không hiệu quả. Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và cách điều trị hiệu quả nhất?
Trí nhớ kém, thiếu tập trung,… khiến bạn làm việc không thuận lợi, gặp nhiều trở ngại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bạn hãy tham khảo kỹ qua nội dung bên dưới cùng với các biện pháp điều trị hữu hiệu nữa nhé.
Những nguyên nhân khiến bạn quên trước quên sau
Làm quá nhiều việc cùng lúc, theo một nghiên cứu cho thấy khi bạn làm quá nhiều việc cùng 1 thời điểm thì bạn sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, năng lượng hơn so với cách làm việc thông thường. Đồng thời nó cũng khiến não bộ hoạt động quá mức, trở nên căng thẳng, mệt mỏi nhanh hơn, năng lực tư duy, hiệu suất công việc cũng giảm sút.
Quản lý công việc không khoa học, các công việc không được quản lý, tổ chức hợp lý, làm việc bừa bãi, không sắp xếp chúng theo trình tự phù hợp, bạn sẽ dễ rối loạn “trận tuyến”, mất thời gian và gây khó khăn cho việc ghi nhớ.
Áp lực về cuộc sống, các mối quan hệ trong công việc, gia đình, những lo toan về sinh hoạt, tiền bạc,… có thể khiến đầu óc bạn stress, căng thẳng quá mức mà dẫn tới não bộ kém tập trung, giảm trí nhớ nữa đấy.
Thay đổi nhịp sinh học, việc thay đổi liên tục đồng hồ sinh học sẽ khiến bạn thường xuyên mất ngủ vào ban đêm, trí nhớ kém, có nguy cơ mắc chứng hay quên cao.
Mắc các bệnh về thần kinh, khi bạn lạm dụng thuốc ngủ, thuốc trầm cảm, hay bị rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, gặp chấn thương về não, người mắc bệnh gan, thận mãn tính, khiến lượng oxi lên não ít cũng dễ bị trí nhớ kém.
Những cách khắc phục bệnh hay quên và tăng cường trí nhớ
Xác định nguyên nhân khiến bạn quên trước quên sau để biết cách điều trị thích hợp:
– Nếu lý do đến từ việc bạn làm quá nhiều việc cùng lúc thì bạn nên sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, việc nào gấp cần làm trước, việc nào không gấp thì làm sau, tránh làm cùng lúc sẽ dễ quên trước quên sau, không hoàn thành tốt được việc nào.
– Nếu nguyên nhân đến từ việc không quản lý công việc không khoa học thì trước khi bắt đầu ngày làm việc, bạn nên viết các công việc ra giấy và phân bố thời gian cũng như trình tự thích hợp cho từng công việc, sắp xếp mọi thứ cần thiết gọn gàng để dễ tìm kiếm, xử lý trong lúc làm việc. Đồng thời, trong khoảng thời gian làm việc nên loại bỏ yếu tố làm bạn mất tập trung như không chat chit, không nhắn tin, tắt thông báo điện thoại không cần thiết….
– Khi bị áp lực về cuộc sống, quá stress, bạn cần tìm khoảng thời gian nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp để cuộc sống “dễ thở”, thoải mái hơn. Nếu quá stress mà cứ cố gắng làm việc thì cũng không thể làm việc hiệu quả được. Ví dụ trong giờ làm, nếu thấy đầu óc “quá căng”, bạn nên dành cho bản thân 5-10 phút để uống cà phê hoặc nhắm mắt một xíu, không thì nghe một bài nhạc để thư giãn sau đó hãy tiếp tục làm việc tiếp.
– Tránh thay đổi nhịp sinh học, bạn nên ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày để tế bào não dễ phục hồi, nên nghỉ ngơi làm việc đúng giờ đúng giấc.
– Trường hợp, nếu mắc các bệnh về thần kinh, có những suy nghĩ tiêu tực, nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời.
Ngoài khắc phục các nguyên nhân gây, bạn cũng cần áp dụng các biện pháp cải thiện trí nhớ sau:
– Ăn uống lành mạnh với các thực phẩm tốt cho não bộ như cà chua, trứng chim cút, mật ong, súp lơ xanh, cá béo,… Đặc biệt, cá có lượng dồi dào axit béo Omega-3 giúp cải thiện chứng mất trí nhớ, giảm sút trí nhớ, giảm đột quỵ hiệu quả ở người già và trẻ nhỏ.
– Cần ăn sáng mỗi ngày, không bỏ bữa, bởi bữa sáng cung cấp nguồn năng lượng chính trong ngày cho bạn nên ăn sáng để giúp bạn có “tinh thần”, dễ tập trung, nhớ tốt hơn. Bữa sáng nên ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm từ sữa và hoa quả.
– Không nên dùng quá nhiều nước ngọt, đồ ngọt bởi lượng đường nhiều sẽ gây suy giảm nhận thức. Muốn cải thiện trí nhớ và sức khỏe, bạn nên hạn chế ăn thức ăn có nhiều đường.
– Đồ uống nhiều cồn không những có hại cho sức khỏe mà còn làm trí nhớ bạn kém đi từng ngày, vậy nên rượu bia cũng cần hạn chế tối đa.
– Tập thiền để thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên để tăng bài tiết Protein, cải thiện sự phát triển của các tế bào thần kình, cho não bộ khỏe hơn.
– Chơi các trò rèn trí nhớ như trò ô chữ, trò tìm từ, thành ngữ, tải các app rèn trí não để tăng cường trí nhớ tốt hơn.
– Học ngôn ngữ mới cũng là cách để cải thiện trí nhớ hữu hiệu, hơn nữa, việc học thêm một ngôn ngữ xa lạ còn tăng niềm vui, hứng khởi, cuộc sống vui vẻ hơn nữa đấy.
Từ các nguyên nhân và cách khắc phục này, mong rằng bạn sẽ không còn quên trước quên sau, tăng cường trí nhớ, công việc của bạn sẽ được trôi chảy và hiệu quả hơn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách khắc phục bệnh quên trước quên sau tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.