Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị lác mắt tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tình trạng lác mắt xuất hiện ở khoảng 3% trẻ em và có thể biểu hiện từ khi mới sinh hay vài tháng sau đó. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến thị lực trẻ giảm sút, dẫn đến các tật về mắt.
Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ sơ sinh
Lác có thể do bẩm sinh hoặc biểu hiện từ 6 tháng tuổi. Tình trạng lác một bên mắt xuất hiện khi bé mới sinh hay khi bé 1-2 tuổi, có thể xuất hiện muộn hơn. Lác ở trẻ sơ sinh có thể đến từ những nguyên nhân sau:
- Mất cân bằng giữa 2 mắt: Mắt hoạt động do sự điều khiển của dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Khi sự điều khiển này xuất hiện trục trặc sẽ khiến mắt bé không thể nhìn về một hướng từ đó dẫn đến xuất hiện lác mắt.
- Mắc phải những tật về mắt: Các tật về mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị cũng có thể là nguyên nhân gây lác mắt. Viễn thị thường gây lác trong, cận thị gây lác ngoài.
- Sự bất thường của các cơ vùng nhãn cầu: Lác mắt có thể đến do sự trục trặc trong hoạt động của các cơ quanh vùng nhãn cầu.
- Tổn thương thần kinh, não: Những tổn thương não hay tổn thương thần kinh khiến khả năng vận động gặp khó khăn có thể là nguyên nhân gây lác mắt. Sau sốt cao, co giật có thể tăng nguy cơ khiến bé mắc phải lác mắt.
- Mắc các bệnh về mắt: Lác mắt có thể do mắt bé bị nhiễm khuẩn, đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, chấn thương,…
- Di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, hơn 20% các bệnh nhân mắc phải lác mắt đến từ yếu tố gia đình.
- Các nguyên nhân khác: Lác mắt ở trẻ sơ sinh có thể đến từ những nguyên nhân khi mới sinh như sinh non, thiếu cân,…
Biểu hiện lác mắt ở trẻ
Thị lực của bé sẽ dần phát triển cho đến giai đoạn 8-12 tháng.
Mắt không nhìn thẳng là dấu hiệu chính của lác mắt. Đôi lúc sẽ thấy trẻ liếc mắt sang một bên khi nhìn dưới ánh nắng hay nghiêng đầu để có thể đồng thời nhìn bằng cả hai mắt. Tuy vậy, đây vẫn có thể được đánh giá là tình trạng “lác giả” vì mắt trẻ sơ sinh quan sát có vẻ như nhìn chéo nhau.
Do mũi phẳng, nếp da ở trong mi mắt sẽ khiến mắt bé trông như nhìn chéo. Điều này có thể cải thiện khi bé lớn lên.
Trẻ có dấu hiệu lác mắt thường nhìn lệch, nghiêng hay quay đầu để có thể nhìn thấy đồ vật bên cạnh. Mắt bé không phản ứng trước ánh sáng, không tập trung vào một vật,…
Trên 1 tuổi nếu tình trạng hai mắt không cân đối vẫn tiếp diễn sẽ dẫn đến thị lực kém, cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Phát hiện càng trễ tình trạng càng nặng.
Hãy đến tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về mắt để bác sĩ có thể đánh giá tình trạng của bé và đưa ra giải pháp khắc phục, điều trị.
Điều trị lác mắt như thế nào?
Cần điều trị sớm để nâng tỷ lệ thành công khỏi bệnh. Trẻ được điều trị lác mắt trước 3 tuổi sẽ có tỷ lệ thành công đến 92%, từ 6-8 tuổi là 62%. Càng để lâu dài sẽ biến thành tật, khả năng phục hồi kém.
Để điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu bé đeo một loại kính đặc biệt để điều chỉnh hoặc băng kín bên mắt không bị tật nhằm hỗ trợ bé tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại.
Bác sĩ sẽ tiến hành một cuộc tiểu phẫu sau đó. Tuy nhiên, việc băng mắt cho bé cần được bác sĩ chỉ định. Bé có thể được yêu cầu băng mắt bằng thuốc, vải hoặc đeo kính với tần suất thường xuyên hoặc cách quãng,… tùy theo tình trạng mắt.
Ngoài ra, bé có thể được điều trị bằng cách chơi những trò chơi tăng sự phối hợp của hai mắt như xếp hình, xâu hạt,…
Trên đây là bài viết về nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị lác mắt. Mong rằng qua bài viết này, bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh này để có thể nhanh chóng phát hiện và điều trị nếu bé ở nhà mắc phải.
Tham khảo: Báo SỨC KHỎE & ĐỜI SỐNG
Chọn mua sữa bột cho bé bán tại Neu-edutop.edu.vn:
Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị lác mắt tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.