Bạn đang xem bài viết Nguyên nhân bị áp xe và cách phòng ngừa hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Áp xe gây ra không ít cảm giác khó chịu và đau đớn cho người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân bị áp xe và phòng ngừa như thế nào thì hiệu quả? Hãy cùng Nhà Thuốc An Khang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Áp xe là gì?
Áp xe là một túi chứa mủ gây đau đớn do tình trạng nhiễm khuẩn gây nên. Áp xe có thể hình thành ở hầu hết mọi vị trí trên cơ thể. Hai nhóm áp xe thường gặp nhất là áp xe mô dưới da bao gồm áp xe nách, áp xe âm đạo, áp xe chân,… và áp xe ở bên trong cơ thể như áp xe gan, áp xe bụng, áp xe tủy sống và áp xe não.
Áp xe được hình thành như thế nào?
Khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ gửi các tế bào bạch cầu để chống lại nhiễm trùng gây ra tình trạng sưng (viêm) tại vị trí nhiễm trùng, đồng thời làm chết các mô lân cận. Một khoang được tạo ra và chứa đầy mủ tạo thành áp xe.
Mủ chứa hỗn hợp mô chết, tế bào bạch cầu và vi khuẩn. Áp xe có thể lớn hơn và đau hơn khi tình trạng nhiễm trùng tiếp tục và tiết ra nhiều mủ hơn.
Một số loại vi khuẩn tụ cầu sản sinh ra một loại độc tố gọi là Panton-Valentine leukocidin (PVL). Chất này sẽ giết chết các tế bào bạch cầu. Cơ thể vì vậy mà tạo ra nhiều tế bào hơn để tiếp tục chống lại sự nhiễm trùng và có thể dẫn đến việc nhiễm trùng da lặp đi lặp lại.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, áp xe có thể do virus, nấm hoặc ký sinh trùng gây nên.
Nguyên nhân gây áp xe dưới da
Áp xe da là hiện tượng tụ mủ khu trú trên da và có thể xuất hiện trên bất kỳ bề mặt da nào. Nguyên nhân của áp xe da có thể bao gồm:
- Sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
- Chấn thương.
- Ức chế miễn dịch.
- Suy giảm tuần hoàn.
Vi khuẩn gây áp xe da thường khu trú trên vùng da của khu vực liên quan. Đối với áp xe trên thân, tứ chi, nách hoặc đầu và cổ, vi khuẩn phổ biến nhất là tụ cầu vàng và liên cầu.
Nguyên nhân gây áp xe bên trong cơ thể
Áp xe phát triển bên trong là do nhiễm trùng đến các mô sâu hơn bên trong cơ thể. Nguyên nhân có thể là:
- Một chấn thương.
- Phẫu thuật bụng.
- Nhiễm trùng lây lan từ một khu vực lân cận.
Áp xe gan do nhiễm trùng
Phòng ngừa bệnh áp xe
Đối với áp xe da thì hầu hết các trường hợp là do vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ, chân tóc, tuyến dầu hoặc tuyến mồ hôi bị tắc.
Có thể giảm nguy cơ vi khuẩn lây lan bằng cách:
- Rửa tay thường xuyên.
- Khuyến khích mọi người trong gia đình rửa tay thường xuyên.
- Sử dụng khăn tắm và đồ dùng vệ sinh riêng.
- Không sử dụng bất kỳ thiết bị chung nào, chẳng hạn như thiết bị tập thể dục, phòng xông hơi khô hoặc bể bơi cho đến khi áp xe da được điều trị hoàn toàn.
- Không nên tự mình nặn mủ ra khỏi ổ áp xe vì dễ làm vi khuẩn lây lan sang các vùng da khác. Nếu dùng khăn giấy để lau dịch mủ, hãy vứt bỏ ngay lập tức để tránh vi khuẩn lây lan.
- Chú ý khi cạo lông mặt, chân, vùng da dưới cánh tay hoặc vùng bikini để tránh tạo sẹo cho da.
Ngoài ra, còn có thể giúp giảm nguy cơ bị áp xe da bằng cách:
- Duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
- Giảm cân nếu đang thừa cân hoặc béo phì.
- Ngừng hút thuốc.
Còn đối với áp xe bên trong cơ thể thì thường sẽ rất khó để ngăn ngừa, vì chúng thường là biến chứng của các bệnh lý khác.
Khi nào gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Gặp bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Có một vết loét kích thước lớn hơn 1 cm.
- Vết loét tiếp tục to ra hoặc trở nên đau hơn.
- Vết đau ở trên hoặc gần khu vực trực tràng hoặc bẹn.
- Sốt.
- Thấy những vệt đỏ, có thể là nhiễm trùng đang lan rộng.
Nếu có bất kỳ tình trạng nào sau đây xảy ra với áp xe, phải đến ngay phòng cấp cứu của bệnh viện:
- Sốt từ 38.5°C trở lên, đặc biệt nếu đang mắc bệnh mạn tính, đang điều trị bằng steroid, hóa trị hoặc đang lọc máu.
- Có một vệt đỏ dẫn đến vết loét hoặc có các hạch bạch huyết mềm (cục u) ở khu vực bất kỳ giữa áp xe và vùng ngực. (ví dụ: áp xe ở chân có thể gây sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn).
- Áp xe trên khuôn mặt lớn hơn 1 cm.
Chẩn đoán bệnh áp xe
Áp xe da
Nếu bạn đang bị áp xe da, trước tiên, bác sĩ đa khoa sẽ kiểm tra vùng bị ảnh hưởng và có thể đặt ra những câu hỏi:
- Bạn bị áp xe bao lâu rồi?
- Khu vực đó có bị thương không?
- Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng nào khác không?
Một mẫu mủ có thể được lấy từ áp xe và gửi đi xét nghiệm. Từ đó tìm ra được loại vi khuẩn cụ thể gây ra áp xe, giúp xác định cách điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu nếu tình trạng nặng hơn. Xét nghiệm này nhằm mục đích tìm glucose, một dấu hiệu của bệnh đái tháo đường. Những người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ phát triển áp xe da cao hơn.
Nếu bạn bị nhọt và áp xe tái phát, bác sĩ có thể yêu cầu phòng thí nghiệm kiểm tra thêm vi khuẩn để xem liệu nó có sản sinh độc tố Panton-Valentine leukocidin (PVL) hay không.
Các phương pháp điều trị bổ sung có thể được khuyến nghị, chẳng hạn như sữa tắm hoặc kem kháng sinh, để ngăn chặn những vi khuẩn này sống trên cơ thể.
Áp xe bên trong
Áp xe phát triển bên trong cơ thể khó chẩn đoán hơn áp xe ngoài da vì không thể nhìn thấy bằng mắt.
Bác sĩ đa khoa sẽ hỏi bạn về các triệu chứng và bất kỳ tình trạng sức khỏe nào khác mà bạn có thể mắc phải. Nếu cần, họ sẽ giới thiệu bạn đến một bác sĩ chuyên khoa trong bệnh viện để có các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
Các bệnh viện đa khoa uy tín
- TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Xem thêm
- Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết): Nguyên nhân, triệu chứng, có nguy hiểm không?
- Các dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng và quá trình chẩn đoán
Mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn được nhiều thông tin hữu ích về áp xe và cách phòng ngừa. Hãy chia sẻ ngay bài viết này đến người thân của mình bạn nhé!
Nguồn: Cleveland Clinic, NHS, Merck Manual, WebMD
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Nguyên nhân bị áp xe và cách phòng ngừa hiệu quả tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.