Bạn đang xem bài viết Người Việt hay mắc phải kiểu uống nước này khiến cho gan, thận tổn thương tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Nước là thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống con người, và đã có nhiều khuyến nghị rằng chúng ta cần phải uống đủ từ 1,5 – 2 lít nước 1 ngày.
Tuy nhiên, không phải cứ uống nước vào lúc nào cũng được mà chúng ta cần tránh uống nước theo kiểu sau để đảm bảo sức khỏe. Và đó là 12 kiểu uống nước có hại nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau của Neu-edutop.edu.vn nhé!
12 kiểu uống nước cần tránh
Uống nước trước khi đi ngủ
Thời điểm này cần tránh uống nước vì 2 lý do:
– Dễ ảnh hưởng tới giấc ngủ vì khiến bạn dễ phải thức giấc nhiều lần để đi vệ sinh và mất nhiều thời gian hơn để trở lại giấc ngủ.
– Mặt và cánh tay bạn thường có biểu hiện sưng sau khi ngủ dậy, đó là vì cơ thể tích nước do thận hoạt động kém vào ban đêm. Nếu bạn uống nước trước khi đi ngủ, tình trạng này càng gia tăng.
Uống nước khi luyện tập căng thẳng
Khi luyện tập căng thẳng nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên khiến bạn muốn bổ sung nước để giảm nhiệt, bù nước. Nhưng những lúc này nếu uống quá nhiều nước để làm mát có thể làm cạn kiệt chất điện phân, khiến cơ thể thêm mệt mỏi, dễ làm đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.
Đó là lý do tại sao bác sĩ khuyên bạn nên uống nước sau khi luyện tập.
Uống nướcngay trước, trong và ngay sau khi ăn
– Uống nước ngay trước bữa ăn khiến bạn đầy bụng, giảm ăn, khó tiêu.
– Uống trong bữa ăn dẫn đến giảm sự tiết nước muối, khiến thực phẩm khó phân hủy hơn trong cơ thể và có thể trở nên độc hại ngay cả khi ăn thực phẩm lành mạnh.
– Uống ngay sau khi ăn làm loãng dịch tiêu hóa, khiến thức ăn trở nên khó tiêu hơn, mất nhiều năng lượng hơn.
Bạn được khuyến khích uống nước trước hoặc sau bữa ăn tối thiểu 30 phút.
Uống nước khi ăn phải đồ cay nóng
Uống nước để giảm cảm giác cay, bạn nghĩ thế? Nhưng thủ phạm gây ra cảm giác cay là phân tử có tên gọi capsaicin, là 1 phân tử không phân cực, nên nó chỉ hòa tan trong các chất không phân cực như sữa, không phải nước!
Nếu bạn cố chữa cay bằng uống nước, capsaicin sẽ càng lan truyền khắp miệng và ống dẫn, cảm giác cay sẽ tệ hơn.
Uống quá nhiều nước
Màu nước tiểu bình thường nhất nên là màu trong hơi ngả vàng. Nếu nước tiểu của bạn không màu, đó là 1 dấu hiệu của sự hydrate hóa, có thể vì bạn đã uống quá nhiều nước.
– Uống quá nhiều nước dẫn đến nồng độ natri trong cơ thể giảm thấp, kéo theo các phản ứng phụ khó chịu, nghiêm trọng bao gồm cả đau tim.
– Uống nước quá mức còn khiến cho thận phải làm việc thêm vất vả, ảnh hưởng đến các chức năng điều hòa các thành phần quan trọng trong máu.
Uống nước từ vòi
Bạn tin rằng đó là nước tinh khiết, có thể đúng với nước, nhưng còn vòi dẫn? Vòi dẫn có thể tích tụ nhiều vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết, đến sức khỏe của các cơ quan nội tạng và cả trí não.
Uống nước có chứa chất làm ngọt nhân tạo
Lời khuyên này dành cho những người đang cố gắng giảm cân. Chất tạo ngọt nhân tạo làm tăng sự thèm ăn, nó dễ khiến bạn ăn nhiều hơn và tăng cân. Thay vì loại nước có chất này, điển hình là nước ngọt, hãy uống nước chanh với mật ong hoặc các loại nước ép trái cây tự nhiên.
Không uống nước ngay sau khi ngủ dậy
Theo bác sĩ Alex Maliekal trực thuộc bệnh viện St. Vincent Kuravilangad, Ấn Độ, việc uống 1 cốc nước khi vừa mới thức dậy đặc biệt quan trọng để làm sạch hệ tiêu hóa, tăng cường hoạt động trao đổi chất và hoạt động bài tiết của gan, thận.
Chúng ta thường dành ít nhất 6 tiếng cho giấc ngủ và trong thời gian đó gan và thận vẫn hoạt động mà không được cấp nước để bài tiết, máu thiếu nước nên trở nên đặc hơn và lưu thông chậm hơn.
Chính vì thế, khi ngủ dậy, không uống nước sẽ gây sức ép lên gan và thận, buộc chúng hoạt động hết công suất, và về lâu dài sẽ gây suy giảm chức năng 2 cơ quan này. Vì thế, hãy bắt đầu 1 ngày mới với 1 – 2 cốc nước.
Nên uống nước ấm và không uống nước đá sau khi ngủ dậy vì nước lạnh sẽ làm mạch máu bao tử co lại, dẫn đến gây đau dạ dày, suy giảm hệ tiêu hóa.
Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Chắc có thể nhiều nhà có thói quen này vì “lười”, đun lại nước đã đun sôi để nguội để tiếp tục uống tiếp. Nhưng việc làm này lại rất có hại cho sức khỏe. Nước uống của các gia đình Việt chủ yếu là nước máy hay còn là nước cứng, chỉ qua xử lý vi khuẩn, và phần lớn kim loại nặng nhưng một số nhỏ vẫn còn tồn tại trong nước.
Theo một nghiên cứu ngắn đăng tải trên trang web Boldsky, đun sôi nhiều lần tạo điều kiện để các kim loại cứng trong nước kết tủa và khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ gây độc cho gan và thận.
Chỉ uống nước khi khát nước
Nhiều bạn chỉ tới khi cảm thấy khát nước mới bắt đầu uống nước, do đó về lâu dài sẽ bị tình trạng thiếu hụt nước.
Theo bác sĩ – tiến sĩ Trương Hồng Sơn, viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt nam, thiếu nước sẽ làm trì trệ hoạt động bài tiết của thận. Về lâu dài, thói quen này sẽ gây ra bệnh suy gan, suy thận, sỏi thận.
Thường xuyên uống trà đặc
Uống trà là tốt nhưng nếu là trà đặc hay trà quá đậm thì ngược lại là liều thuốc độc cho sức khỏe của bạn. Trà đặc chứa nhiều theophylline, mà khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành hợp chất gây suy thận.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu đăng tải trên trang web Abloluowang, Trung Quốc, trà đặc còn chứa nhiều florua mà nếu tích tụ với nồng độ cao sẽ ảnh hưởng chức năng của thận. Dùng trà quá đậm cũng làm tăng nồng độ tanin, gây sức ép lên hoạt động của gan.
Uống quá nhiều nước canh
Có một số người có thói quen uống nhiều nước canh trong bữa ăn để bù cho việc không uống nước trong cả ngày làm việc, nhưng đây là thói quen rất có hại cho thận.
Việc tiêu thụ quá nhiều nước canh sẽ làm tăng gánh nặng bài tiết của các cơ quan này và gây hại cho chúng, gây nguy cơ suy thận, sỏi thận.
Một số lưu ý uống nước tốt cho sức khỏe
Như vậy các thói quen uống nước trên rất gây hại cho sức khỏe gan thận của bạn. Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên lưu ý như sau khi uống nước:
– Đảm bảo cấp đủ nước cho cơ thể. Trung bình 1 ngày, ngoài sử dụng các thực phẩm mọng nước như cam, lê, dưa hấu, v.v., bạn cần uống nước đủ từ 1,5 – 2 lít 1 ngày, nhưng không uống quá liều lượng này.
– Sáng ngủ dậy nên uống 1 ly nước lọc ấm để làm trơn tru hoạt động gan, thận. Chú ý chỉ uống nước ấm. Các loại nước không nên uống khi ngủ dậy như nước quá nóng, quá lạnh.
– Theo bác sĩ – tiến sĩ Nguyễn Xuân Ninh, nguyên trưởng khoa Vi chất, Viện Dinh dưỡng quốc gia, nên chia nhỏ việc uống nước, không đợi khát mới uống nước. Tốt nhất, cứ cách 20 phút bạn nên uống 1 ngụm nước nhỏ và uống từ từ để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
– Những ai mắc bệnh về thận hay gan không nên uống nước quá nhiều và cần tư vấn bác sĩ để tìm phương pháp kiểm soát lượng nước tiêu thụ phù hợp nhất cho mình cũng như hỗ trợ điều trị bệnh gan, thận.
Hi vọng chia sẻ này của Neu-edutop.edu.vn hữu ích cho bạn. Mong bạn hãy từ từ loại bỏ các thói quen uống nước xấu và tập cho mình cách uống nước đúng cách hơn để đảm bảo sống khỏe đẹp mỗi ngày nhé!
Xem thêm:
>> Cách uống nước đúng cách
>> Có nên uống nước khi ăn cơm?
>> Uống nước nhiều có tốt không?
Kinh nghiệm hay Neu-edutop.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Người Việt hay mắc phải kiểu uống nước này khiến cho gan, thận tổn thương tại Neu-edutop.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.